Mỹ công bố khoản viện trợ bổ sung 200 triệu USD cho Sudan
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông- Bắc Phi, ngày 19/12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã công bố khoản viện trợ mới trị giá 200 triệu USD cho Sudan trong bối cảnh nước này lâm vào cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng, nâng tổng số tiền cam kết của Washington cho quốc gia Bắc Phi này lên 2,3 tỷ USD.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại Washington, D.C., Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về vấn đề Sudan, ông Blinken khẳng định các cuộc khủng hoảng chính trị và quân sự đã “làm chệch hướng quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ của Sudan và gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới”. Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ tuyên bố chính quyền Washington đã hợp tác tích cực với các đối tác để cứu trợ Sudan.
Trong khi đó, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cùng ngày cảnh báo nạn đói ở Sudan có nguy cơ trở thành cuộc khủng hoảng nạn lớn nhất thế giới trong lịch sử gần đây với 1,7 triệu người trên khắp nước này phải đối mặt hoặc có nguy cơ rơi vào tình cảnh thiếu lương thực.
Video đang HOT
Theo Giám đốc Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA), bà Edem Wosornu, văn phòng này cần 4,2 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu của người dân Sudan trong năm 2025. Bà Wosornu cho biết thêm khối lượng viện trợ nhân đạo đến được với những người cần giúp đỡ ở Sudan hiện vẫn chỉ là một phần nhỏ so với nhu cầu của họ. Quan chức này nhấn mạnh cách duy nhất để chấm dứt tình cảnh này là HĐBA LHQ “phải vượt qua thách thức để mang lại hòa bình lâu dài cho Sudan”.
Sudan đã bị tàn phá do các cuộc giao tranh kéo dài 20 tháng qua giữa quân đội chính quy của nước này và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự, gây ra một trong những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.
Quân đội Sudan đang duy trì kiểm soát khu vực phía Bắc và phía Đông lãnh thổ nước này, trong khi RSF nắm quyền kiểm soát gần như toàn bộ khu vực Darfur rộng lớn ở phía Tây Sudan và tiếp quản các vùng đất của khu vực Kordofan lân cận cũng như phần lớn khu vực miền Trung nước này.
Theo LHQ, cuộc xung đột ở Sudan đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và hơn 11 triệu người phải di dời, tạo ra một trong những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất trong thời gian gần đây.
Ai Cập đăng cai Hội nghị toàn cầu về Gaza
Hãng thông tấn chính thức MENA của Ai Cập ngày 30/11 đưa tin nước này sẽ tổ chức một hội nghị toàn cầu cấp bộ trưởng về Dải Gaza tại Cairo vào ngày 2/12, nhằm tăng cường nỗ lực ứng phó tình hình nhân đạo tại dải đất của Palestine.
Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel tại Gaza ngày 27/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, dưới sự bảo trợ của Tổng thống nước chủ nhà Abdel Fattah El Sisi và với chủ đề "Một năm thảm họa nhân đạo tại Dải Gaza: Nhu cầu cấp thiết và giải pháp bền vững", sự kiện sẽ có dự tham dự của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres, cùng nhiều quan chức và đại diện từ một số quốc gia ở Trung Đông và thế giới, cũng như các tổ chức quốc tế và cơ quan có liên quan của LHQ, như Cơ quan cứu trợ và việc làm của LHQ cho người tị nạn Palestine ở Cận Đông (UNRWA).
Hội nghị cấp bộ trưởng này phản ánh cam kết liên tục cũng như trách nhiệm của Ai Cập với các vấn đề của người Arab, trong đó quan trọng nhất là vấn đề Palestine, đồng thời nhấn mạnh ưu tiên của Cairo trong việc giảm bớt cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Dải Gaza.
Ai Cập đã nhiều lần khẳng định khủng hoảng Gaza là một chủ đề quan trọng khi thảo luận về những thách thức mà Trung Đông phải đối mặt. Quốc gia Bắc Phi cũng kêu gọi đạt được lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza và các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng; nỗ lực cung cấp viện trợ cho người dân Palestine; và hành động cùng với Đại hội đồng LHQ và các cơ chế pháp lý khác của các tổ chức LHQ, để thành lập một Nhà nước Palestine theo đường biên giới năm 1967 với Đông Jerusalem là thủ đô.
Xung đột giữa Israel-Hamas tại Dải Gaza đã kéo theo sự phá hủy chưa từng có đối với cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của vùng lãnh thổ này, mà có thể mất tới hàng thập kỷ để tái thiết.
Gần 2/3 số tòa nhà ở Gaza đã bị phá hủy hoàn toàn, gồm các cơ sở giáo dục, y tế và chính phủ, khu dân cư, địa điểm tôn giáo và khu vực khảo cổ. Theo LHQ, có thể mất tới 15 năm và gần 650 triệu USD để dọn sạch tất cả lượng gạch đá đổ nát ở Gaza. Ngoài ra, xung đột kéo dài hơn 1 năm qua tại đây cũng đã khiến hơn 140.000 người Palestine thương vong.
Nguyễn Tùng (TTXVN)
HTS tiên phong giải tán lực lượng vũ trang Ngày 17/12, ông Murhaf Abu Qasra - lãnh đạo quân sự của HTS tại Syria - tuyên bố nhóm này sẽ tiên phong giải tán đơn vị vũ trang để sáp nhập vào quân đội quốc gia. Các thành viên lực lượng đối lập sau khi giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus, Syria ngày 8/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN Ngày 8/12 đánh dấu bước...