Mỹ công bố kế hoạch phát triển tên lửa nhằm “răn đe” Trung Quốc
Tuần qua, Hải quân Mỹ đã giới thiệu kế hoạch nhằm tận dụng lợi thế trước Trung Quốc trong lĩnh vực tên lửa chống hạm.
Tên lửa Tomahawk Block IV (Ảnh Raytheon)
Bắt đầu từ năm tài khóa 2017, Hải quân Mỹ sẽ bắt đầu chương trình Offensive Anti-Surface Warfare (OASuW) Increment II nhằm triển khai quá trình sử dụng tên lửa chống hạm tiên tiến nhất, thay thế cho tên lửa Boeing RGM-84 Harpoon hiện nay.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, Phó Đô đốc Joseph Aucoin, người hiện đang giữ chức Phó Tư lệnh Hải quân Mỹ, cho biết tên lửa hàng chính tầm xa chống hạm ( LRASM) sẽ được hoàn tất với mẫu Tomahawk Block IV cho chương trình OASuW.
“Điều tôi muốn công bố ở đây là năng lực của Hải quân Mỹ sẽ được cải thiện đáng kể khi chúng ta bắt đầu sử dụng Block IV và với những gì đang có với chương trình LRASM, chúng ta đã có được hai mẫu tên lửa hoàn thiện cho thế hệ vũ khí tấn công tiếp theo”, Phó Đô đốc Aucoin chia sẻ.
Truyền thông Mỹ trước đó cho biết chương trình LRASM là một chương trình hợp tác chung giữa Hải quân, Không quân và Cơ quan Quản lý các Dự án nghiên cứu quốc phòng hiện đại (DARPA) nhằm hạn chế khoảng cách trước khi chương trình OASuW II được triển khai. Các tên lửa thuộc chương trình LRASM được sản xuất bởi tập đoàn Lockheed Martin và được cho là có tầm bắn lên tới 500 hải lý với sức công phá lớn.
Ban đầu, chương trình LRASM được xây dựng với mục tiêu sản xuất cho Không quân và Hải quân Mỹ một loại tên lửa tầm xa được trang bị thiết bị dẫn đường và có khả năng công phá mục tiêu với độ chính xác cao, đặc biệt trong môi trường tác chiến điện tử mạnh như hiện nay. Để làm được điều này, các bên liên quan đã sử dụng các bộ cảm biến được sử dụng trên tàu chiến cùng với hệ thống dẫn bán tự động nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nền tảng cung cấp thông tin tình báo, theo dõi hay giám sát của tên lửa, cũng như tăng cường khả năng liên kết giữa các hệ thống mạng và hệ thống định vị của tên lửa. Ngoài ra, tên lửa thuộc chương trình LRASM cũng sử dụng công nghệ để tránh những biện pháp đối phó của đối phương trong khi vẫn bắn được tới mục tiêu đã dự địn
Trong khi đó, tờ USNI News chỉ ra rằng chương trình LRASM hiện chỉ mới có tên lửa cho Không quân Mỹ, còn chương trình OASuW II sẽ tập trung phát triển tên lửa để sử dụng trên các Hệ thống Phóng tên lửa thẳng đứng Mk 41 (VLS) cho các tàu khu trục và tuần dương hạm của Hải quân Mỹ trong thời gian tới.
Về tên lửa Tomahawk Block IV, đây là mẫu tên lửa từng được Hải quân Mỹ sử dụng trong hàng chục năm với nhiều phiên bản. Mẫu Tomahawk Block IV được phát triển bởi tập đoàn Raytheon và có tầm bắn lên tới 1.600 km và có thể hoạt động trong nhiều điều kiện môi trường. Trên trang chủ, tập đoàn Raytheon khẳng định: “Cải tiến mới nhất của tên lửa Tomahawk Block IV bao gồm hệ thống kết nối dữ liệu vệ tinh hai chiều, cho phép tên lửa có thể tránh bị can thiệp trong môi trường tác chiến điện tử”.
Ông Bryan Clark, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA), nhận định việc kết hợp tên lửa của chương trình LRASM và Tomahawk Block IV là một ý tưởng hay của quân đội Mỹ.
Ngoài ra, ông Clark cũng đánh giá cao sức mạnh của thế hệ tên lửa mới của quân đội Mỹ khi cho rằng nó sẽ giúp cho các thuyền trưởng không phải lên kế hoạch quá cụ thể cho những chiến dịch trên bộ hay nhằm vào tàu đối phương.
Video đang HOT
Với chương trình OASuW II và LRASM, Hải quân Mỹ được cho là đang tạo ra khoảng cách đáng kể với các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc. Một khi được triển khai, các tên lửa tầm xa thế hệ mới sẽ giúp các tàu chiến Mỹ trở nên nguy hiểm hơn trong trường hợp cần phải tấn công đối phương từ khoảng cách mà tên lửa của họ chưa thể bắn tới.
Ngọc Anh
Theo Dantri/National Interest
10 xe tăng uy lực nhất Thế chiến II
Dưới đây là 10 loại xe tăng được các nhà quân sự đánh giá là uy lực nhất trong Thế chiến II. Những xe tăng này đã đóng vai trò quan trọng đối với cả phe Đồng minh và Đức Quốc xã trong chiến tranh.
Chiến tranh Thế giới thứ hai đã chứng kiến sự công nghiệp hóa quy mô lớn trong lĩnh vực quân sự. Cả hai phe Đồng minh và Phát xít đã buộc phải liên tục cải tiến các mẫu thiết kế vũ khí riêng của họ để duy trì sự thống trị nhằm giành chiến thắng trong cuộc chiến. Kết quả là, hàng loạt các phương tiện, vũ khí quân sự được sản xuất, và việc phát triển các loại xe tăng cũng không là ngoại lệ.
Dưới đây là 10 loại xe tăng được các nhà quân sự đánh giá là uy lực nhất trong Thế chiến II. Những xe tăng này đã đóng vai trò quan trọng đối với cả phe Đồng minh và Đức Quốc xã trong chiến tranh.
Iosif Stalin
Xe tăng Iosif Stalin còn được gọi là xe tăng IS. Loại xe tăng hạng nặng này được đặt theo tên của lãnh đạo của Liên Xô Joseph Stalin. IS được thiết kế với lớp vỏ dày để chống lại đạn pháo 88 mm trên xe tăng Đức.
Iosif Stalin
Hỏa lực chính của xe tăng Iosif Stalin đã thành công trong việc đánh bại cả xe tăng Tiger và Panther của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. IS cũng đã góp phần vào chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến.
Jagdpanther
Theo tiếng Đức, từ "Jagdpanther" có nghĩa là "Báo săn". Loại xe này được Đức sản xuất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Mặc dù Jagdpanther thực sự chỉ tham gia vào giai đoạn cuối của cuộc chiến, nhưng nó hoạt động trên cả hai mặt trận phía Đông và phía Tây.
Jagdpanther
Loại vũ khí này có hỏa lực mạnh với khẩu pháo 8.8 cm Kwk 43 được lắp trên khung tăng Panther, nên nhiều nhà quân sự học cho rằng đây là một trong những loại xe tốt nhất trong Thế chiến II.
M4 Sherman
Hàng nghìn chiếc xe tăng hạng trung này đã được Mỹ và quân đồng minh sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Khẩu pháo chính của M4 Sherman - 75 mm M3 L/40 - khi khai hỏa có độ chính xác cao, ngay cả khi chiếc xe tăng này đang di chuyển.
M4 Sherman
Ưu thế này khiến cho M4 Sherman rất được ưa chuộng. Kết quả là, hơn 50.000 xe tăng M4 Sherman đã được sản xuất trong Thế chiến II.
Panther
The Panther là một xe tăng hạng trung của Đức, được đưa vào hoạt động giữa năm 1943. Loại xe tăng này vẫn được sử dụng đến khi chiến tranh kết thúc năm 1945.
Panther
Ban đầu, Panther dự định được sử dụng để đối phó với xe tăng T-34. Người Đức đã lên kế hoạch sử dụng Panther nhằm thay thế xe tăng Panzer III và Panzer IV. Xe tăng Panther nổi tiếng nhờ có hỏa lực mạnh và tính cơ động. Thiết kế của loại xe tăng này còn được coi là một tiêu chuẩn cho các quốc gia khác trong chiến tranh cũng như thời hậu chiến.
Nhiều người cho rằng Panther là một trong những thiết kế xe tăng hàng đầu trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Panzerkampfwagen IV
Chiếc xe tăng đặc biệt này thường được gọi tắt là Panzer IV. Đó là một loại xe tăng hạng trung mà Đức Quốc xã đã phát triển trong những năm cuối thập niên 1930.
Panzerkampfwagen IV
Panzer IV được sử dụng rộng rãi trong suốt cuộc chiến. Ban đầu, nó được thiết kế để hỗ trợ lực lượng bộ binh. Sau đó, Panzer IV đảm nhận vai trò của xe tăng Panzer III và bắt đầu tham gia vào cuộc chiến.
Panzer IV là xe tăng được sản xuất với số lượng nhiều nhất của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
(Còn tiếp)
Theo Công Thuận
baotintuc.vn
Chính sách tái cân bằng của Trung Quốc Từ năm 2013, chiến lược quốc phòng của Trung Quốc đã chuyển từ biển Hoa Đông sang biển Đông để phục vụ cho "con đường tơ lụa trên biển". Trang web của Trung tâm Vì an ninh hàng hải quốc tế (Mỹ) ngày 7-8 đã đăng bài viết với đầu đề " Tái cân bằng ở Thái Bình Dương với các đặc điểm...