Mỹ công bố dự thảo Nghị quyết về tranh chấp ở châu Á Thái Bình Dương
M Hạ nghị sỹ Forbes nhấn mạnh, dự thảo tái khẳng định lợi ích quốc gia của Mỹ trong việc đảm bảo tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Sáng 1/8 (theo giờ Việt Nam), Hạ nghị sỹ Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban sức mạnh biển và triển khai lực lượng, và Hạ nghị sỹ Colleen Hanabusa, thành viên Ủy ban Quân lực Hạ viện, đã giới thiệu Dự thảo nghị quyết lưỡng đảng tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với tự do hàng hải ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Căng thẳng trên Biển Đông đe dọa nghiêm trọng đến an ninh châu Á.
Dự thảo nghị quyết một lần nữa tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Mỹ đối với tự do hàng hải, việc sử dụng hợp pháp vùng biển và vùng trời tại châu Á-Thái Bình Dương, cũng như giải pháp ngoại giao, hòa bình cho các đòi hỏi chủ quyền, tranh chấp biển và lãnh thổ.
Dự thảo nghị quyết nêu rõ, các vùng biển và vùng trời tại châu Á-Thái Bình Dương giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thịnh vượng, ổn định và an ninh trong khu vực, trong đó có hoạt động thương mại toàn cầu.
Video đang HOT
Dự thảo nghị quyết khẳng định, Mỹ có lợi ích rõ ràng trong việc khuyến khích và ủng hộ các nước trong khu vực hợp tác và giải quyết các bất đồng bằng con đường ngoại giao, đồng thời kịch kiệt phản đối các hành vi cưỡng ép, hăm dọa, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
Dự thảo nghị quyết của Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ chỉ rõ, những đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, chưa được chứng thực theo luật pháp quốc tế bao gồm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, là một mưu toan đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực và cho thấy dấu hiệu vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với ASEAN năm 2002.
Dự thảo nghị quyết nhấn mạnh, Chính phủ Mỹ lên án các hành động cưỡng ép và đe dọa, hoặc sử dụng vũ lực nhằm cản trở sự tự do hoạt động trên không phận quốc tế, thay đổi hiện trạng hoặc gây bất ổn đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Dự thảo nghị quyết hối thúc tất cả các bên kiềm chế những hoạt động gây mất ổn định, bao gồm sự chiếm đóng trái phép, hoặc các nỗ lực nhằm khẳng định một cách trái luật những đòi hỏi chủ quyền gây tranh cãi.
Dự thảo nghị quyết ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc trong việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC) cũng như ủng hộ sự phát triển của các định chế khu vực, bao gồm Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM ), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng, để tạo dựng sự hợp tác thực chất trong khu vực và tăng cường vai trò của luật pháp quốc tế.
Đáng chú ý, Dự thảo nghị quyết của Ủy ban Quân lực Hạ viện nêu rõ, việc Mỹ thiết lập và thực thi một khuôn khổ chính sách với Chính phủ Việt Nam phản ánh cả sự tiến bộ và các thách thức tồn tại trong quan hệ song phương, cũng như những lợi ích an ninh quốc gia quan trọng của Mỹ trong việc làm sâu sắc và mở rộng quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam thông qua việc bán hoặc chuyển giao trang thiết bị quốc phòng thích hợp, góp phần vào sự phát triển và duy trì các khả năng phòng thủ bên ngoài của Việt Nam.
Phát biểu trước các nghị sỹ, Hạ nghị sỹ Forbes nhấn mạnh, Dự thảo nghị quyết tái khẳng định lợi ích quốc gia cơ bản của Mỹ trong việc đảm bảo tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ. Cả hai lĩnh vực này đã liên tục bị thách thức bởi các nỗ lực mang tính cưỡng ép của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng khu vực. Cách hành xử gần đây của Trung Quốc nhấn mạnh một thực tế quan trọng, đó là Mỹ vẫn phải tích cực can dự vào châu Á-Thái Bình Dương để đảm hòa bình và thịnh vượng vốn đã định hình trong khu vực trong suốt 6 thập kỷ qua.
Về phần mình, Hạ nghị sỹ Hanabusa khẳng định, Dự thảo nghị quyết làm sáng tỏ thực tế là tất cả các bên mong muốn thịnh vượng từ nền kinh tế toàn cầu cần phải tuân thủ và tôn trọng những quy tắc quản lý các đại dương và đảm bảo tự do hàng hải. Sự hiện diện mạnh mẽ và lâu dài của các lực lượng Mỹ trong khu vực đã góp phần đảm bảo hòa bình và ổn định ở châu Á suốt 6 thập kỷ qua, và an ninh và sự thịnh vượng của hai bên ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau./.
Theo VOV
Quyết định mới của Nhật Bản tạo thế cân bằng cho khu vực
Vào đầu tháng 7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định chấp nhận cho phép quân đội nước này sử dụng vũ lực ngoài phạm vi lãnh thổ đất nước.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Một tuần sau, vào ngày 06/7, ông Abe nói, Nhật Bản sẽ thiết lập một cơ quan đặc biệt để chịu trách nhiệm việc thực hiện phòng thủ tập thể. Quyết định của chính phủ Nhật Bản cho phép lực lượng vũ trang có thể được hoạt động ở nước ngoài chỉ trong các hoạt động tập thể có nghĩa là nằm dưới sự chỉ huy và giám sát của quân đội Mỹ.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hoan nghênh quyết định của chính phủ Nhật Bản. Trong một tuyên bố gần đây ông Hagel nói rằng: "Chính sách quân sự mới sẽ cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia hoạt động vào một phạm vi rộng hơn." Theo ông, nó sẽ khiến liên minh Mỹ-Nhật hoạt động hiệu quả hơn nhiều.
Chúng ta biết rằng, hiện nay Nhật Bản và Nga vẫn chưa ký kết hiệp ước hòa bình. Một số khu vực biển đảo vẫn đang tranh chấp giữa Tokyo và Moscow. Chính quyền Nga cũng rất quan tâm đến quyết định dùng quân ra nước ngoài mới đây của Nhật Bản. Ngoài Nga, Trung Quốc và Triều Tiên cũng tỏ ra hết sức lo ngại đến hành động này của Nhật Bản.
Tân Hoa Xã nhấn mạnh, việc thông qua các nghị quyết của chính phủ Nhật Bản lần đầu tiên kể từ Thế chiến II sẽ cho phép quân đội Nhật sử dụng vũ lực ở nước ngoài "có thể tái tham gia vào một cuộc chiến tranh đẫm máu."
Ngày 05/7, trong khuôn khổ chuyến thăm Hàn Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một bài phát biểu với sinh viên tại Đại học Quốc gia Seoul đã đề cập đến một số vấn đề về lịch sử giữa Nhật Bản và các nước láng giềng.
Ông nói rằng dưới lá cờ của chủ nghĩa quân phiệt, Nhật Bản theo đuổi một cuộc chiến tranh tàn nhẫn chống lại Trung Quốc và Hàn Quốc, sáp nhập bán đảo Triều Tiên và chiếm đóng một phần của Trung Quốc. Do đó, nhân dân hai nước đã trải qua những đau thương, mất mát khủng khiếp. Tập Cận Bình nhấn mạnh tuyên bố chung của hai nước chống lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Ông cũng chỉ ra rằng cả hai quốc gia cần chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong tương lai. Nhật Bản đã chỉ trích gay gắt các lời nói của ông Tập và cho rằng mục đích của TQ là khui gợi lại quá khứ nhằm tạo ra các thế lực chống Nhật trong khu vực.
Nhìn chung, tất cả các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều không muốn xung đột xảy ra. Bởi nếu vậy, tất cả các bên đều bị tổn hại. Các chuyên gia cho rằng, chính sách thay đổi trên đây của Nhật Bản về mặt bản chất là tạo ra thế cân bằng chiến lược ở khu vực chứ không phải là Nhật Bản tỏ ra hiếu chiến.
Theo_Thể Thao Việt Nam
Hội đồng Bảo an kêu gọi ngừng bắn ngay tại Gaza Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hôm nay 28/7 đã kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức ở Gaza, để công tác hỗ trợ khẩn cấp cho thường dân Gaza được tiến hành khi cuộc xung đột giữa Israel và Hamas đã bước sang tuần thứ ba. Hội đồng 15 thành viên đã ra tuyên bố ngay sau nửa đêm...