Mỹ công bố dữ liệu chính thức về số ca tử vong do COVID-19
Theo dữ liệu chính thức của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, số ca tử vong vì COVID-19 ở nước này đã vượt 1 triệu.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Houston, Texas, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, tính đến sáng 16/5 (giờ địa phương), Mỹ đã ghi nhận 1.000.292 ca tử vong vì COVID-19. Số liệu này dựa trên thông tin chứng tử được hệ thống của CDC Mỹ thu thập tại tất cả 50 bang, không chỉ những trường hợp tử vong vì COVID-19 mà còn những người tử vong vì các nguyên nhân khác như ung thư, sử dụng thuốc quá liều…
Theo CDC Mỹ, trong số hơn 1 triệu người tử vong vì COVID-19 ở nước này, ít nhất 900.000 người có chứng tử ghi COVID-19 là nguyên nhân chính gây tử vong. Số còn có chứng tử ghi COVID-19 là nguyên nhân “góp phần gây tử vong”.
Một số chuyên gia cho rằng thống kê dựa trên chứng tử của CDC Mỹ không phản ánh đầy đủ số ca tử vong vì COVID-19 trên thực tế. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Andrew Stokes tại Đại học Boston, đây vẫn là dữ liệu thống kê hoàn chỉnh nhất về số trường hợp không qua khỏi do COVID-19 ở Mỹ.
Video đang HOT
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tưởng niệm 1 triệu người tử vong do COVID-19 tại nước này. Trong một tuyên bố, Tổng thống Biden kêu gọi cả nước nhanh chóng vượt qua nỗi đau mất mát này, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục đề phòng dịch bệnh và làm mọi điều có thể để cứu được càng nhiều sinh mạng càng tốt khi nước Mỹ đang có năng lực xét nghiệm, tiêm phòng và điều trị ở mức cao hơn bao giờ hết.
Thế giới đã ghi nhận trên 509,6 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 25/4 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 509.662.510 ca mắc COVID-19 và 6.243.713 ca tử vong.
Hành khách tại sân bay quốc tế Changi ở Singapore. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Với việc Quần đảo Cook nằm ở Nam Thái Bình Dương ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì COVID-19 trong ngày 24/4, số quốc gia chưa ghi nhận ca tử vong nào do COVID-19 trên thế giới giảm xuống chỉ còn 5 nước, bao gồm một số nước ở Thái Bình Dương và một nước ở khu vực Nam Á, những quốc gia có vị trí địa lý xa xôi và ít du khách lui tới.
Tại Đông Nam Á, một số nước bắt đầu nới lỏng quy định xét nghiệm COVID-19 đối với khách du lịch. Cụ thể, Singapore và Thái Lan đã dỡ bỏ quy định xét nghiệm COVID-19, chuyển trọng tâm vào chứng nhận tiêm vaccine của du khách. Theo đó, từ 26/4, du khách đến Singapore sẽ không còn phải thực hiện xét nghiệm COVID-19 trước khi khởi hành đến nước này. Quyết định này bổ sung vào những thay đổi gần đây có thể giúp Singapore trở thành điểm đến dễ dàng nhất ở Đông Nam Á trong bối cảnh khu vực này dỡ bỏ các hạn chế đi lại liên quan đến đại dịch COVID-19. Singapore hiện không còn yêu cầu đeo khẩu trang ở nơi công cộng ngoài trời, đồng thời loại bỏ hạn chế về số người tham gia hoạt động nhóm, trong khi quy định bắt buộc cài ứng dụng truy vết của nước này TraceTogether cũng được nới lỏng đáng kể.
Trong khi đó, Thái Lan cũng dỡ bỏ các yêu cầu xét nghiệm với những du khách đã tiêm vaccine phòng COVID-19 kể từ ngày 1/5 tới, đồng nghĩa không còn quy định buộc du khách phải đặt một phòng khách sạn đặc biệt để chờ đợi kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, khi nhập cảnh vào Thái Lan, khách du lịch buộc phải đăng ký trên hệ thống nhập cảnh trực tuyến "Thailand Pass" để nộp giấy chứng nhận tiêm chủng và chứng nhận bảo hiểm có hạn mức chi trả tối thiểu 10.000 USD, thấp hơn so với mức 20.000 USD trước đó.
Du khách đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi tới sân bay quốc tế Kuala Lumpur tại Selangor, Malaysia ngày 1/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Mặc dù vậy, một số quốc gia vốn nổi tiếng về du lịch vẫn duy trì các biện pháp kiểm dịch, trong đó có xét nghiệm, đối với du khách nước ngoài. Malaysia được xem là quốc gia có các quy định nghiêm ngặt nhất. Ngoài yêu cầu xét nghiệm trong vòng 2 ngày trước khi khởi hành, du khách cũng buộc phải thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên (ART) trong vòng 24 giờ sau khi nhập cảnh. Ngoài ra, hành khách đến phải tải ứng dụng theo dõi liên lạc của Malaysia và khai vào đơn nhập cảnh trước khi khởi hành. Du khách đi du lịch ngắn ngày cũng phải mua bảo hiểm du lịch 20.000 USD để thanh toán cho mọi chi phí liên quan đến COVID-19 tại Malaysia.
Trong khi đó, Philippines yêu cầu hành khách xét nghiệm PCR 48 giờ hoặc xét nghiệm ART 24 giờ trước khi khởi hàng. Đối với Indonesia, nước này yêu cầu xét nghiệm PCR 48 giờ trước khi khởi hành. Hơn nữa, nếu nhiệt độ của hành khách đo được trên 37,5 độ C hoặc có các triệu chứng khác của COVID-19 khác thì buộc phải thực hiện thêm xét nghiệm PCR.
Người dân mua đồ ăn bên trong một rạp chiếu phim ở Jeonju, tỉnh Bắc Jeolla, Hàn Quốc ngày 25/4/2022, khi nước này chính thức hạ cấp độ dịch COVID-19. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Tại Hàn Quốc, kể từ ngày 25/4, cấp độ dịch bệnh COVID-19 được hạ từ mức cao nhất trong thang 4 cấp độ xuống cấp 2, tương đương các bệnh truyền nhiễm như sởi và thủy đậu. Trong giai đoạn chuyển tiếp kéo dài một tháng, bệnh nhân COVID-19 vẫn phải cách ly 7 ngày. Với bước đi mới nhất này, cuộc chiến chống COVID-19 ở Hàn Quốc đã bước sang giai đoạn mới, sống chung an toàn với dịch bệnh. Kể từ 25/4, hoạt động ăn uống bên trong rạp chiếu phim, tại nhà thi đấu cũng như phương tiện công cộng (tàu cao tốc KTX, xe buýt cao tốc...) sẽ được phép nối lại như trước khi dịch bệnh bùng phát. Người dân cũng có thể ăn uống tại khu vực ăn uống bên trong chuỗi siêu thị lớn và trung tâm thương mại.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 23/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, nhà chức trách y tế đã nhanh chóng tăng cường các biện pháp phòng chống dịch sau khi liên tiếp phát hiện nhiều ca mắc mới lây lan trong cộng đồng trong vài ngày qua. Quận Triều Dương, nơi có khoảng 3,5 triệu cư dân, sẽ triển khai 3 đợt xét nghiệm axit nucleic hàng loạt, bắt đầu từ ngày 25/4 sau khi quận này ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 nhiều nhất trong đợt bùng phát dịch mới nhất.
Cùng ngày, chính quyền thành phố Thượng Hải thông báo ghi nhận 51 ca tử vong do COVID-19 trong ngày 24/4, tăng so với 39 ca ghi nhận một ngày trước đó. Thành phố này cũng ghi nhận 2.472 ca mắc mới COVID-19 có triệu chứng, tăng so với 1.401 ca một ngày trước đó. Ngoài ra, có 16.983 ca mắc mới không triệu chứng được ghi nhận tại Thượng Hải, giảm so với 19.657 ca một ngày trước đó. Hiện Thượng Hải là nơi dịch COVID-19 bùng phát mạnh nhất tại Trung Quốc.
Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới ngày 24/4 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 24/4, toàn thế giới ghi nhận tổng cộng 509.274.275 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.242.587 ca tử vong. Hơn 461,83 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn hơn 41,19 triệu người chưa khỏi. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia ngày...