Mỹ công bố chiến lược về an ninh kinh tế cho phụ nữ toàn cầu
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 4/1, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lần đầu tiên công bố chiến lược về an ninh kinh tế cho phụ nữ toàn cầu.
Đây được đánh giá là một nỗ lực nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động trên toàn thế giới.
Nhân viên làm việc tại một văn phòng ở Menlo Park, California, Mỹ. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN
Theo Ngoại trưởng Antony Blinken, người đã công bố chiến lược tại Bộ Ngoại giao, mục tiêu của chính quyền Mỹ là nhằm dỡ bỏ những rào cản đối với sự tham gia đầy đủ của phụ nữ vào nền kinh tế. Ngoại trưởng Mỹ cho biết trước khi công bố, chiến lược đã được thảo luận trong 12 bộ và cơ quan thuộc chính phủ Mỹ, đồng thời có sự tham vấn các bên liên quan đến từ hơn 30 quốc gia.
Trích dẫn dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), Ngoại trưởng Blinken cho rằng hiện chỉ có 12 quốc gia trên thế giới có các biện pháp bảo vệ pháp lý giúp phụ nữ có vị thế kinh tế bình đẳng với nam giới, trong đó có việc trả lương bình đẳng và bảo vệ pháp lý tại nơi làm việc. Vì vậy, Chính phủ Mỹ khuyến khích các quốc gia bãi bỏ các luật phân biệt đối xử và thực hiện những cải cách nhằm thúc đẩy bình đẳng giới.
Video đang HOT
Các ưu tiên khác trong chiến lược bao gồm hỗ trợ tiếp cận và tài trợ cho chăm sóc trẻ em và chăm sóc người già, thúc đẩy các chương trình tư vấn và đào tạo cho phụ nữ để khuyến khích tinh thần kinh doanh và làm việc, từ đó gia tăng cơ hội để phụ nữ có thể nắm giữ các vị trí lãnh đạo như Giám đốc điều hành (CEO) hay thành viên hội đồng quản trị.
Trợ lý Tổng thống kiêm Giám đốc Hội đồng Chính sách giới của Nhà Trắng Jennifer Klein đánh giá việc dỡ bỏ rào cản đối với phụ nữ tham gia lực lượng lao động có thể mang lại lợi ích cho 2,4 tỷ phụ nữ trong độ tuổi lao động trên toàn thế giới.
Theo bà Jennifer Klein, chiến lược trên được xây dựng dựa trên các cam kết trị giá 300 triệu USD mà chính quyền Mỹ dành cho Quỹ Hành động vì bình đẳng và công bằng giới tính, được công bố tại Diễn đàn Bình đẳng thế hệ (GEF) của Liên hợp quốc tổ chức tại Paris vào tháng 7/2021.
Anh: Hơn nửa triệu người rời bỏ lực lượng lao động khiến nền kinh tế gặp rủi ro
Ngày 20/12, Uỷ ban các vấn đề kinh tế của Thượng viện Anh đã ra công bố một báo cáo có tên "Tất cả người lao động đã đi đâu?", trong đó đưa ra cảnh báo rằng hơn nửa triệu người đã rời khỏi lực lượng lao động Anh kể từ đại dịch COVID-19.
Điều này đang khiến nền kinh tế có nguy cơ tăng trưởng yếu hơn và lạm phát cao hơn.
Công nhân làm việc tại một công trường xây dựng ở phía nam thủ đô London, Anh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Báo cáo nhận định, tình trạng thiếu hoạt động kinh tế gia tăng mạnh khi những người trưởng thành trong độ tuổi lao động mất việc cũng như không tìm kiếm việc làm từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Diễn biến này đặt ra "những thách thức nghiêm trọng" cho nền kinh tế.
Trong bối cảnh thiếu hụt nhân viên nghiêm trọng trên cả nước, việc nghỉ hưu sớm ở nhóm từ 50 - 64 tuổi là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự gia tăng số người không tham gia lao động. Hiện con số này ở Anh là 565.000 người kể từ khi bắt đầu đại dịch.
Ngoài ra, tỷ lệ ốm đau gia tăng ở những người trưởng thành trong độ tuổi lao động, cùng như những thay đổi trong cơ cấu người di cư sau Brexit - chỉ việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) và dân số già hóa cũng là những động lực chính đằng sau sự gia tăng tình trạng "biến mất" của lực lượng lao động.
Theo báo cáo, tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động trầm trọng hơn sẽ gây thiệt hại cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, đồng thời làm giảm nguồn thu thuế dành cho các dịch vụ công.
Nguồn cung lao động giảm cũng có thể gây thêm áp lực lạm phát, khi các nhà tuyển dụng cạnh tranh để tuyển người bằng cách tăng lương. Tỷ lệ lạm phát đã giảm tốc từ mức cao nhất hơn 11% trong tháng 10/2022 xuống còn 10,7% trong tháng 11/2022, song vẫn thuộc hàng cao nhất kể từ đầu những năm 1980. Tăng trưởng tiền lương trung bình ở Anh đã tăng lên khoảng 6% trong những tháng gần đây, dù vẫn thấp hơn đáng kể so với lạm phát.
Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh Anh là quốc gia duy nhất thuộc các nước công nghiệp phát triển có tỷ lệ việc làm vẫn ở dưới mức trước đại dịch vào đầu năm 2023.
Trước đó, trong bài phát biểu mùa Thu vào tháng 11/2022, Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt đã phản ánh những rủi ro đối với nền kinh tế Anh và đã cho rà soát về sự tham gia của lực lượng lao động. Dự kiến cuộc khảo sát sẽ hoàn tất vào đầu năm 2023.
Các nhà kinh tế đã cảnh báo rằng sự suy giảm trong các dịch vụ công cộng trong những năm gần đây và danh sách chờ đợi cao kỷ lục của Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) đang góp phần gây ra vấn đề, trong bối cảnh tỷ lệ ốm đau dài hạn tăng mạnh.
Các số liệu riêng biệt từ Văn phòng Thống kê quốc gia (ONS) được công bố ngày 19/12 cho thấy, những người không tham gia hoạt động kinh tế ở độ tuổi từ 50 - 65 đang cân nhắc quay trở lại làm việc thường ở nửa trẻ tuổi hơn.
Chủ tịch ủy ban các vấn đề kinh tế của Thượng viện George Bridges cho biết: "Những phát hiện này thực sự ảm đạm như cảnh giữa mùa Đông. Tình trạng trì trệ kinh tế gia tăng khiến việc kiểm soát lạm phát trở nên khó khăn hơn, gây thiệt hại cho tăng trưởng và gây áp lực lên tài chính công vốn đã căng thẳng".
Ông kêu gọi chính phủ Anh tìm hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng không hoạt động kinh tế gia tăng và liệu xu hướng này có tiếp tục hay không.
ASEAN, Australia, New Zealand nhất trí nâng cấp AANZFTA Ngày 13/11, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern thông báo nước này cùng Australia và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí nâng cấp hiệp định thương mại tự do giữa ba bên (AANZFTA). Cam kết được đưa ra trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị cấp cao liên quan, vừa bế mạc...