Mỹ công bố chiến lược mạng mới
Chiến lược mới của Mỹ nhằm giảm bớt ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc trên không gian mạng.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh CNN ngày 7/5, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố một chiến lược an ninh mạng mới đầy tham vọng nhằm tìm cách hạn chế ảnh hưởng trong lĩnh vực kỹ thuật số của Nga và Trung Quốc ở các nước đang phát triển.
Đây là sự cập nhật chiến lược an ninh mạng của Mỹ lần đầu tiên sau 13 năm. Các mối đe dọa ngày càng trở nên phức tạp hơn và trầm trọng hơn do sự phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Chiến lược được công bố trong bối cảnh với khoảng một nửa dân số thế giới tiến hành bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử vào năm 2024, nhấn mạnh rằng khả năng dễ bị tổn thương trước “sự can thiệp” trên không gian mạng là “đặc biệt nghiêm trọng” và đòi hỏi Mỹ phải liên tục “vạch trần các tin tặc và những đối tượng đang tìm cách làm suy yếu niềm tin vào các nền dân chủ phương Tây”.
Như vậy, cốt lõi của chiến lược là bảo vệ các đồng minh của Mỹ và giảm bớt ảnh hưởng trên mạng của những nước như Nga và Trung Quốc, đồng thời kêu gọi hợp tác giữa các đồng minh phương Tây để bảo vệ họ khỏi các mối đe dọa như tấn công mạng và thông tin sai lệch, đặc biệt là trong các cuộc bầu cử.
Video đang HOT
Washington đang “giải phóng kho vũ khí ngoại giao của mình” để giúp các công ty công nghệ sáng tạo từ Mỹ và các nơi khác cạnh tranh để giành cơ hội kinh doanh, Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết trong bài phát biểu công bố chiến lược hôm 6/5 tại Hội nghị RSA ở San Francisco, một trong những diễn đàn công nghệ lớn nhất thế giới.
Ông Blinken nói thêm: “Chúng tôi không thể chấp nhận những công nghệ mà Mỹ đã phát triển, bị sử dụng để chống lại chúng tôi hoặc bạn bè của chúng tôi, rơi vào tay những kẻ xấu hoặc tăng cường khả năng quân sự của các đối thủ cạnh tranh chiến lược”.
Theo tờ Politico, chiến lược mới nêu ra bốn lĩnh vực trọng tâm chính như thúc đẩy một hệ sinh thái kỹ thuật số an toàn trên toàn cầu; duy trì các phương pháp tiếp cận công nghệ kỹ thuật số “tôn trọng quyền” của các quốc gia đồng minh; xây dựng liên minh để chống lại các cuộc tấn công mạng độc hại; và tăng cường khả năng phục hồi an ninh mạng của các quốc gia đối tác.
Nội dung cuối cùng trên tập trung vào quỹ Kết nối Kỹ thuật số và Không gian mạng mới được thành lập của Bộ Ngoại giao. Chu kỳ phân bổ ngân sách liên bang gần đây nhất được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký thành luật đã trao cho quỹ này 50 triệu USD, nhằm giúp các quốc gia đồng minh tăng cường an ninh mạng của họ.
Trước khi thành lập quỹ, Mỹ đã cấp các khoản tài trợ một lần cho mục đích này cho các quốc gia bao gồm Albania và Costa Rica sau các cuộc tấn công mạng riêng lẻ nhằm vào các dịch vụ của chính phủ ở các quốc gia đó.
Ngoài ra, Mỹ cũng có kế hoạch tăng cường vai trò trong các nỗ lực ngoại giao mạng tại Liên hợp quốc. Chiến lược mới kêu gọi thúc đẩy nhiều “cuộc đối thoại định hướng hành động” hơn nữa tại Liên hợp quốc về các vấn đề mạng, bao gồm việc thực hiện khuôn khổ về hành vi có trách nhiệm trong không gian mạng.
Nathaniel Fick, quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ về chính sách không gian mạng và kỹ thuật số cho biết một “chương trình hành động” để triển khai khuôn khổ này đang được tiến hành.
Sự ra đời của AI sẽ nhanh chóng thay đổi tất cả các lĩnh vực và làm thay đổi ồ ạt thế giới về các mối đe dọa mạng và các biện pháp tấn công. Chiến lược mới cam kết rằng Mỹ và các đồng minh sẽ “đạt được sự đồng thuận về các nguyên tắc chỉ đạo” xung quanh việc phát triển và sử dụng công nghệ AI, bao gồm cả việc thúc đẩy “các chuẩn mực toàn cầu” trong không gian này.
Ông Fick cho biết: “Có rất nhiều vấn đề không liên quan đến địa chính trị, không liên quan đến ứng dụng quân sự, nơi mà Mỹ, Trung Quốc cũng như các nền kinh tế và chính phủ trên thế giới có nhiều điểm chung để hợp tác”.
Chiến lược mạng là chiến lược mới nhất trong một loạt kế hoạch do chính quyền Tổng thống Biden đưa ra trong năm qua nhằm tăng cường cách tiếp cận của Washington đối với chính sách công nghệ và mạng.
Ông Fick thừa nhận rằng mặc dù chính sách đối ngoại của Mỹ có thể được điều chỉnh nếu cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng trong cuộc bầu cử ở Mỹ vào tháng 11 tới, nhưng các mục tiêu chính của chiến lược có thể vẫn được giữ nguyên, đồng thời lưu ý rằng ông đã liên lạc với lãnh đạo mạng từ chính quyền Trump trước đây.
Ông Donald Trump đối mặt với nguy cơ phạt tù nếu vi phạm lệnh cấm phát ngôn
Ngày 6/5, Thẩm phán của tòa án quận Manhattan (New York) Juan Merchan đã phạt ông Donald Trump 1.000 USD, đồng thời cảnh báo sẽ phạt tù cựu Tổng thống Mỹ nếu ông tiếp tục vi phạm lệnh cấm phát ngôn.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại phiên xét xử của tòa án New York ngày 4/10/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thẩm phán Mercan, người đang chủ trì phiên tòa xét xử hình sự đối với ông Trump, nêu rõ đây là lần thứ 10 tòa án phát hiện bị cáo có hành vi coi thường tòa án. Thẩm phán cho rằng mức phạt tối đa 1.000 USD cho mỗi lần vi phạm lệnh cấm phát ngôn là không đủ sức răn đe, do đó ông đang cân nhắc phạt tù cựu Tổng thống Mỹ.
Trước đó, ông Trump đã bị phạt 9 lần, tương đương với khoản tiền phạt 9.000 USD, do vi phạm vi phạm lệnh cấm công khai chỉ trích các nhân chứng, bồi thẩm đoàn, nhân viên tòa án hoặc người thân của họ.
Phát biểu trước báo giới, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa cho rằng, vụ xét xử là hành động "can thiệp bầu cử" nhằm khiến ông không tham gia chiến dịch tranh cử.
Ông Trump đã trở thành cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên phải đối mặt với tòa án hình sự khi bị cáo buộc trả tiền để mua chuộc một diễn viên phim khiêu dâm. Cụ thể, các công tố viên New York đã cáo buộc cựu Tổng thống Mỹ làm giả hồ sơ để che đậy khoản thanh toán 130.000 USD trong những ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2016. Số tiền này được cho là để mua chuộc sự im lặng của diễn viên phim người lớn Stormy Daniels. Ông Trump phủ nhận mối quan hệ này.
Phiên tòa dự kiến kéo dài đến tháng 5. Nếu bị kết án, ông Trump có khả năng phải đối mặt với án tù.
Ngoài vụ việc trên, cựu Tổng thống Trump đang đối mặt với các cáo buộc hình sự trong 3 vụ việc khác, gồm cáo buộc âm mưu đảo ngược kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm 2020 dẫn đến bạo loạn tại Đồi Capitol năm 2021, can thiệp bầu cử bang Georgia và cất giữ trái phép tài liệu mật sau khi rời Nhà Trắng. Cựu Tổng thống Trump cũng đã bác bỏ những cáo buộc này.
Canada cáo buộc Ấn Độ can thiệp bầu cử Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, Cơ quan tình báo an ninh Canada (CSIS) mới đây đã công bố một bản tóm tắt chưa được phân loại như một phần của cuộc điều tra liên bang xem xét khả năng can thiệp của nước ngoài, trong đó cáo buộc các hoạt động bí mật của cả Ấn Độ và Pakistan trong cuộc...