Mỹ công bố bức ảnh màu chụp vũ trụ sơ khởi
Kính viễn vọng James Webb đã cho ra đời “bức ảnh hồng ngoại chụp vũ trụ sơ khởi với độ sâu và độ sắc nét lớn nhất” từ trước tới nay, giúp nhìn lại lịch sử 13 tỷ năm, NASA công bố.
Bức ảnh cho thấy một cụm các thiên hà, được gọi chung là SMACS0723, đóng vai trò như chiếc thấu kính khổng lồ giúp phóng đại những vật thể siêu mờ và siêu xa đằng sau chúng, theo Washington Post hôm 11/7.
Đây là bức ảnh màu đầu tiên của kính viễn vọng James Webb – ống kính thiên văn mạnh mẽ nhất từng được đưa lên quỹ đạo Trái Đất. Nó được Tổng thống Mỹ Joe Biden và các quan chức hàng đầu của NASA vén màn trong một buổi lễ diễn ra ngày 11/7 tại Nhà Trắng.
Bức ảnh màu đầu tiên của James Webb được NASA công bố ngày 11/7. Ảnh: NASA.
“Chúng ta đang nhìn vào quá khứ hơn 13 tỷ năm”, Giám đốc NASA Bill Nelson nói về bức ảnh tại một buổi lễ diễn ra vào ngày 11/7 ở Nhà Trắng, theo Washington Post. “Ánh sáng di chuyển với tốc độ gần 300.000 km/s và ánh sáng bạn đang nhìn thấy từ một trong những đốm nhỏ kia đã đi hơn 13 tỷ năm”.
Video đang HOT
“Không chỉ vậy, chúng ta sẽ còn lần ngược lại xa hơn nữa. Vì đây chỉ là bức ảnh đầu tiên”, ông Nelson nói.
Trong khi đó, Nhà Trắng mô tả đây là “hình ảnh vũ trụ hồng ngoại ẩn có độ phân giải cao nhất từng được chụp”. Kính viễn vọng James Webb được thiết kế để quan sát phần hồng ngoại của phổ điện từ, với khả năng thu thập ánh sáng ở những bước sóng mà kính viễn vọng Hubble không thể nhìn được.
So sánh chất lượng ảnh chụp Dải Ngân Hà với ảnh chụp trong giai đoạn chạy thử của James Webb (phải) và ảnh từ kính viễn vọng Spitzer đã ngừng hoạt động. Ảnh: NASA.
NASA sẽ công bố toàn diện hơn những hình ảnh mới tại buổi họp báo vào sáng 12/7 (giờ địa phương) tại thành phố Greenbelt, bang Maryland.
Được xây dựng với kinh phí 9 tỷ USD, kính viễn vọng James Webb được phóng lên quỹ đạo quay quanh Mặt Trời vào tháng 12/2021, cách xa Trái Đất khoảng 1,6 triệu km. Trước đợt công bố ảnh lần này, NASA từng tung ra một số bức ảnh trong giai đoạn chạy thử.
NASA sẽ tìm ra 'địa ngục' với kính viễn vọng không gian James Webb?
Chỉ vài tuần nữa, kính viễn vọng không gian James Webb sẽ giúp các nhà thiên văn học khám phá hành tinh 55 Cancri e.
Hành tinh này siêu nóng giống như địa ngục được mô tả trong Kinh thánh: một chiều không gian luôn trong tình trạng bốc cháy.
Hành tinh 55 Cancri e cách ngôi sao mẹ của nó chưa đầy 2,4 triệu km - Ảnh: NASA
Qua các dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Spitzer của Cơ quan Không gian và vũ trụ Mỹ (NASA), hành tinh 55 Cancri e được tìm ra ngày 30-8-2004.
Đây là một hành tinh đặc biệt siêu nóng nằm ngoài hệ Mặt trời của chúng ta. Hành tinh 55 Cancri e là hệ sao đôi, quay xung quanh sao 55 Cancri A.
Dữ liệu cho thấy hành tinh 55 Cancri e cách ngôi sao mẹ của nó chưa đầy 2,4 triệu km, NASA cho biết.
55 Cancri e có nhiệt độ bề mặt lên đến gần 2.700⁰C. Hành tinh này có kích thước gấp đôi Trái đất và cách Trái đất 50 năm ánh sáng.
Theo trang Miami Herald, các nhà thiên văn học hy vọng chỉ vài tuần nữa kính viễn vọng không gian James Webb rất mạnh và hiện đại sẽ cho nhân loại cái nhìn đầu tiên về hoạt động của "siêu Trái đất" nóng rẫy này.
"Với nhiệt độ bề mặt cao hơn nhiều so với điểm nóng chảy của các khoáng chất tạo đá điển hình, hành tinh này bị bao phủ bởi các đại dương dung nham", NASA thông tin.
NASA cho biết không có hành tinh nào giống như 55 Cancri e tồn tại trong hệ Mặt trời của chúng ta.
Những quan điểm ban đầu nhìn từ kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA cho thấy có điều gì đó bí ẩn đang xảy ra trên 55 Cancri e. Bởi điểm nóng nhất không phải là phần đối diện trực tiếp với ngôi sao mẹ của nó.
Một giả thuyết cho rằng hành tinh này có "một bầu khí quyển động làm chuyển động nhiệt xung quanh". Một ý tưởng khác cho rằng 55 Cancri e quay để tạo ra ngày và đêm, nhưng ra kết quả chỉ là ban đêm.
"Trong trường hợp này, bề mặt sẽ nóng lên, tan chảy và thậm chí bốc hơi trong ngày, tạo thành một bầu khí quyển rất mỏng mà kính viễn vọng không gian James Webb có thể phát hiện ra", NASA cho biết.
6 tháng bay vào vũ trụ gây loãng xương bằng 20 năm ở Trái đất Một nghiên cứu mới về tình trạng loãng xương ở phi hành gia cho thấy các phi hành gia bay vào vũ trụ khoảng 6 tháng có mức loãng xương gần như một người lớn tuổi bị bệnh này trong 20 năm. Du hành vũ trụ đặt ra nhiều thách thức khác nhau đối với cơ thể con người - Ảnh: REUTERS Theo...