Mỹ công bố 3 trụ cột trong chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, cách tiếp cận của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tập trung vào ba lĩnh vực chủ chốt: kinh tế, quản trị, và an ninh.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (Ảnh: Straits Times)
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 18/11 đã ra thông cáo về chuyến thăm châu Á tuần này của Phó Tổng thống Mike Pence cũng như khẳng định lại cam kết của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
“Cách đây một năm tại Việt Nam, Tổng thống Donald J. Trump đã nêu lên tầm nhìn của nước Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, trong đó mọi quốc gia đều có chủ quyền, mạnh mẽ và thịnh vượng. Tuần này, Phó tổng thống Michael R. Pence đã tái khẳng định cam kết vững chắc và lâu dài của Mỹ đối với khu vực và nhấn mạnh việc mở rộng hợp tác với các đối tác của Mỹ”, thông cáo cho biết.
Theo phát biểu của Phó Tổng thống Pence, sự năng động của kinh tế Mỹ là nguồn động lực cho sự thịnh vượng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Không có quốc gia nào đầu tư tại khu vực này nhiều hơn Mỹ, quốc gia với nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện ở mức 940 tỷ USD đang tạo động lực cho tăng trưởng của các quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Chính phủ Mỹ hiện cũng cung cấp một khoản hỗ trợ trị giá trên 1,8 tỷ USD cho khu vực này trong năm nay.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, cách tiếp cận của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tập trung vào ba lĩnh vực chủ chốt: kinh tế, quản trị, và an ninh.
Video đang HOT
Trong trụ cột kinh tế, để tăng cường thịnh vượng chung, Mỹ đang tiến hành cách tiếp cận có sự tham gia của toàn bộ chính phủ nhằm thúc đẩy thương mại công bằng và có đi có lại, tăng cường hợp tác về kinh tế và thương mại cùng với tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất và tôn trọng chủ quyền và quyền tự quyết của nước sở tại, cũng như huy động đầu tư khu vực tư nhân cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trong trụ cột quản trị, Mỹ cam kết hợp tác với các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong việc tạo ra những điều kiện cần thiết nhằm mở cửa cho nguồn đầu tư tư nhân lớn hơn, chống tham nhũng và đảm bảo quyền tự quyết của các quốc gia, không chịu sự cưỡng ép của nước ngoài, thúc đẩy minh bạch hóa, công khai, pháp quyền và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản.
Trong trụ cột an ninh, Mỹ đang đẩy mạnh hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm đối đầu với những mối đe dọa chung, bảo vệ những nguồn lực chung, và bảo vệ chủ quyền. Cụ thể, Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với khu vực trong việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, bảo vệ các quyền và tự do hàng hải tại vùng Biển Hoa Đông và Biển Đông, cũng như ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực.
Mỹ hiện cung cấp hơn nửa tỷ USD hỗ trợ an ninh cho các quốc gia khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tính trong năm 2018 – nhiều gấp đôi so với năm ngoái.
Minh Phương
Theo Dantri
Mỹ đưa máy bay ném bom, tàu sân bay tới Biển Đông
Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Mỹ thông báo hai máy bay ném bom B-52 của Washington đã thực hiện chuyến bay gần các đảo tranh chấp trên Biển Đông.
Máy bay B-52 của Mỹ. (Ảnh: AFP)
CNN ngày 20/11 dẫn thông báo của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Mỹ cho biết "hai máy bay ném bom B-52H Stratfortress của Không quân Mỹ đã cất cánh từ căn cứ không quân Andersen, Guam và tham gia sứ mệnh huấn luyện thường kỳ" ở khu vực "xung quanh Biển Đông".
"Sứ mệnh gần đây phù hợp với luật quốc tế và cam kết lâu dài của Mỹ về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do", thông báo của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Mỹ cho biết thêm.
Hoạt động của 2 máy bay ném bom B-52 của Mỹ tại Biển Đông diễn ra khi hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS John C. Stennis vừa kết thúc cuộc tập trận trên biển Philippines.
Các tàu sân bay Mỹ tập trận ở biển Philippines. (Ảnh: US Navy)
Theo Taiwan News, trong khi tàu USS John C. Stennis hiện vẫn ở khu vực gần Philippines, thông báo của quân đội Mỹ cho biết tàu USS Ronald Reagan đã gia nhập cùng USS Antietam và USS Milius, 2 tàu chiến Mỹ gần đây đi qua eo biển Đài Loan, để hình thành nhóm tàu tác chiến băng qua Biển Đông.
Mặc dù Mỹ thường xuyên đưa máy bay ném bom và tàu chiến tới Biển Đông để thực hiện các chiến dịch tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, song Trung Quốc vẫn luôn "nhạy cảm" với sự hiện diện của các phương tiện này. Hồi tháng 9, Trung Quốc đã điều một tàu chiến áp sát một tàu khu trục của Mỹ trên Biển Đông, buộc tàu này phải chuyển hướng để tránh va chạm.
Hồi tháng 10, hai máy bay ném bom B-52H Stratofortress đồn trú ở đảo Guam của Mỹ cũng đã tiến hành sứ mệnh bay diễn tập định kỳ ở khu vực Biển Đông. Thông cáo của Không quân Mỹ cho biết các chuyến bay này là một phần trong các hoạt động hiện diện thường trực của máy bay ném bom thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương Mỹ kể từ tháng 3/2004.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Mỹ đưa 2 oanh tạc cơ B-52 tới vùng nhạy cảm ở biển Đông Lực lượng Không quân Thái Bình Dương (Mỹ) cho biết 2 máy bay ném bom B-52 của nước này vừa thực hiện chuyến bay gần "các đảo tranh chấp" trên biển Đông Đài CNN ngày 20-11 dẫn tuyên bố của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Mỹ nói rằng "2 máy bay ném bom B-52H Stratfortress của Không quân Mỹ đã cất...