Mỹ còn tiêu chuẩn kép, nhân loại gặp đại họa khủng bố
Chuyên gia Nga cho rằng, Mỹ không bỏ tiêu chuẩn kép thì nhân loại sẽ gặp đại họa khủng bố, bởi IS đang xây dựng hệ thống khủng bố toàn cầu.
Khủng bố đang thiết lập mạng lưới tấn công toàn cầu
Các chuyên gia Nga lí giải rằng, những cuộc tấn công của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS và các đối tượng ủng hộ chúng đang liên tục xảy ra nối tiếp nhau. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế bùng phát như là phản ứng với tham vọng bành trướng của phương Tây.
Bọn khủng bố đang cố đạt tới những gì? Chuyên viên chính trị học Moscow Vladimir Lepekhin nêu câu hỏi như vậy và thử phân tích để giải đáp. Ông cho rằng, bọn khủng bố đang cố gắng thiết lập một mạng lưới điều phối tấn công toàn cầu, gây nên mối nguy hiểm lớn hơn.
Ngày 15-1, các phần tử Hồi giáo cực đoan đã tấn công vào tiệm cà phê, sau đó bắt giữ con tin trong khách sạn Splendid – nơi trú ngụ của công dân các nước phương Tây, kể cả nhân viên Liên Hợp Quốc, ở thủ đô Ouagadougou của Burkina Faso, khiến 27 người từ 18 quốc gia thiệt mạng và khoảng 30 người khác bị thương.
Theo dữ liệu sơ bộ, lực lượng tiến hành vụ tấn công là các phần tử khủng bố thuộc nhóm Al-Murabitun (Al-Murabitoun – một chi nhánh tổ chức khủng bố al-Qaeda tại Bắc Phi – AQIM), trong tháng 10 và tháng 8 năm ngoái từng chiếm khách sạn lớn ở thủ đô quốc gia châu Phi Mali.
Một ngày trước vụ tấn công tại Burkina Faso, ở thủ đô Jakarta của Indonesia vang rền hàng loạt vụ nổ. Một lần nữa, các tay súng khủng bố của Nhà nước Hồi giáo nhận trách nhiệm về hành động khủng bố này.
Hiện trường vụ bắt giữ con tin tại khách sạn Splendid ở thủ đô Ouagadougou – Burkina Faso
Những chuỗi sự kiện khủng bố cũng còn lan sang cả Thổ Nhĩ Kỳ. Mới tuần trước đã diễn ra vụ tấn công ở trung tâm Istanbul, giết chết 10 du khách người nước ngoài, chủ yếu là người Đức.
Đó là chưa nói tới những cuộc tấn công khủng bố ở Iraq và Afghanistan, xảy ra nối nhau với tần số thường xuyên liên tục, khiến dường như không còn nhận thấy ngay cả trên các phương tiện truyền thông.
Còn ở Syria những ngày cuối tuần qua tại tỉnh Deir ez-Zor các tay súng khủng bố của IS đã giết hại khoảng 280 người, gồm cả các phụ nữ và trẻ em, ngay sau khi họ vừa được nhận hàng cứu trợ nhân đạo cả Nga.
Những cuộc tấn công khủng bố kể trên, hiển nhiên là gắn với chủ đề phản ứng chống đối từ phía Hồi giáo cực đoan chống phương Tây và toàn cầu hóa.
Và sự chống đối này ngày càng không còn là biện pháp đơn thuần trong những xung đột cục bộ địa phương về sắc tộc và tôn giáo, mà đang trở thành hướng then chốt, nhằm chống toàn cầu hóa trên khắp thế giới – chuyên viên nghiên cứu chính trị Nga nhận xét.
Tính đến những quá trình mà phương Tây áp đặt cho thế giới (toàn cầu hóa, độc quyền, phổ cập hóa, đồng bộ hóa và v.v…), và cả mối căm ghét đang dấy lên đối với “công nghệ nô dịch” của xã hội, đối với khẩu hiệu “Tự do, Dân chủ, Tiến bộ” kiểu Mỹ, tại nhiều quốc gia trên thế giới đang gia tăng tâm trạng phản đối có tính hệ thống, được thể hiện rõ bằng những động thái cực đoan nhất.
Video đang HOT
IS đang vươn vòi bạch tuộc ra khắp nơi trên thế giới
Nói đúng ra, ý tưởng đáp lại vũ lực và quyền hành tàn nhẫn (trong trường hợp này, ta đang nói về quyền hành phương Tây) là sự đối ứng bằng bạo lực và sự tàn nhẫn còn khốc liệt hơn nữa, luôn luôn là nội dung then chốt trong bất kỳ phong trào khủng bố thời nay.
Lúc này, chưa công khai hiển hiện một mạng lưới khủng bố toàn cầu thống nhất, nhưng xét từ nhiều khía cạnh, mạng lưới như vậy đang hình thành.
Không loại trừ là phần lớn những cuộc tấn công trong vài tuần lễ gần đây là hành động điều phối từ một trung tâm duy nhất (truyền thông mạng hiện đại vô hình chung góp sức cho điều đó) để theo đuổi những mục tiêu cụ thể.
Khủng bố đang nhắm tới những mục tiêu nào?
4 nhóm phiến quân Philippines, trong đó có Abu Sayyaf đã gia nhập IS
Câu hỏi tiếp theo được ông Vladimir Lepekhin nêu lên và trả lời rằng: “Bọn khủng bố đang nhắm tới những mục tiêu nào”? Chuyên viên Nga nêu giả định rằng, bọn khủng bố đang nhắm tới những mục tiêu có tính hệ thống, tối thiểu cũng là ba điểm sau:
Đầu tiên, bản đồ địa lý chung của các vụ khủng bố thể hiện ý định phô trương quy mô của thế lực khủng bố Hồi giáo đến những thành viên ủng hộ tiềm năng. Và đó không chỉ thuần túy là hình thức tự quảng cáo, mà còn là phương cách tuyển mộ chiến binh cho IS.
Hiện nay, nguồn “tài nguyên nhân sự” cho Nhà nước Hồi giáo IS có thể là bất kỳ đất nước nào có người theo đạo Hồi, bao gồm hơn một tỷ rưỡi người khắp các châu lục.
Thứ hai, mục tiêu tấn công khủng bố ở những nước khác nhau trên thế giới đều hướng vào chủ yếu là chống lại công dân các nước phương Tây – một dạng gây sức ép đe dọa giới chính khách phương Tây và cảnh cáo rằng, chúng có thể phát động cuộc thánh chiến với bất kỳ quốc gia nào và ở bất kỳ đâu.
Thứ ba, các vụ khủng bố hiển nhiên nhắm vào cả những lợi ích hoàn toàn thực dụng. Thí dụ, cuộc tấn công ở Jakarta có lợi cho người Saudi Arabia và đồng minh của họ, đang ở trong tình huống khó khăn do đà tuột dốc liên tục của giá dầu mỏ trên thế giới.
Có thể giả thiết rằng trong thời gian gần sắp tới, sẽ tái diễn hành vi khủng bố ở châu Âu. Sẽ gia tăng cả hành động khiêu khích chống lại người Shiite (Shia) ở Iraq và Yemen.
IS vừa tuyên bố thành lập tỉnh Khorasan ở phía đông Afghanistan, khu vực từng là thủ phủ của al-Qaeda.
Ngoài ra, có thể tiếp diễn các vụ tấn công ở Thổ Nhĩ Kỳ, tạo điều kiện cho phép Erdogan bằng cách nào đó giải trình với các quan chức EU lí do vì sao ông ta không thể chặn dòng chảy dân tị nạn sang lục địa Âu và thanh minh với các cử tri rằng, vì sao ông ta tiến hành thanh lọc đàn áp người Kurd cũng như chống Tổng thống Syria al-Assad một cách quyết liệt nhất.
Tuy nhiên, ngoài những nơi kể trên, ông Lepekhin còn đưa ra một số địa bàn “hấp dẫn” khác của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS, bao gồm Syria, Lebanon, Libya, Afghanistan, Ukraine và nhiều nơi khác, ví dụ như không thể loại trừ khu vực eo biển Malacca.
Những vụ nổ ở Jakarta gần đây chỉ là hồi chuông báo động đầu tiên. Trong năm nay, hoạt động của các nhóm khủng bố có thể bộc lộ rõ ở các nước láng giềng Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia và Philippines.
Tại Malaysia, điều đó có thể do thực tế tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ, còn ở Philippines, hành động khủng bố sẽ là câu trả lời đáp lại sự gia tăng yếu tố Mỹ tương tự trong chính trị và thực tế, trong bối cảnh 4 tổ chức khủng bố nước này đã gia nhập IS và thành lập tỉnh Caliphate ở nước này.
Do đó việc qan trọng nhất hiện nay cần phải làm là nhanh chóng đánh bại lực lượng vũ trang của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria và Iraq, tránh để chúng phô trương thanh thế ở đó quá lâu, đống thời còn tiếp tục mở rộng chân rết trong khu vực và toàn thế giới.
Tranh biếm họa về quá trình Mỹ biến khủng bố thành “đối lập ôn hòa” ở Syria
Để đạt được việc đó, phương Tây cần phải đoàn kết với Nga, đồng thời phải từ bỏ các “tiêu chuẩn kép” về dân chủ, chấm dứt những mục tiêu địa chính trị đen tối là lật đổ các chính quyền cứng đầu – điều đã khiến họ nuôi dưỡng và hà hơi thổi ngạt cho các tổ chức khủng bố như al-Qaeda, IS…
Hiện nay, Mỹ và Nga đang tiến gần sự thỏa hiệp đàm phán về vấn đề Syria. Cả hai bên đều sẵn sàng có động thái nhượng bộ trong vấn đề các cuộc đàm phán sắp tới về tháo gỡ tình hình ở Syria – Bloomberg đưa tin, trích dẫn một nguồn ngoại giao thân cận.
Nguồn tin cho biết, Nga có khả năng tham dự các cuộc đàm phán của nhóm cực đoan “Quân đội Hồi giáo” được Saudi Arabia tài trợ.
Về phần mình, Washington có thể chấp nhận việc các phái đoàn thân thiện với Moscow xuất hiện tại Geneva. Cụ thể là cựu Phó Thủ tướng Syria Qadri Jamil – đại diện tổ chức đối lập “Mặt trận Bình dân vì sự thay đổi và giải phóng” hay lãnh đạo đảng người Kurd “Liên minh dân chủ” Salih Muslim.
Tuy nhiên, nếu Mỹ không loại bỏ mục đích lật đổ chính quyền cứng đầu Damascus, thay bằng chế độ thân phương Tây, hoặc các quốc gia láng giềng xung quanh Syria không từ bỏ ý đồ đánh sập chính quyền Alawite (một nhánh của dòng Shia) của ông Assad và dựng lên một chính quyền Sunni, thì cuộc đàm phán ở Vienna rất có thể sẽ vẫn bế tắc.
Theo Báo Đất Việt
Phiến quân IS đánh vào ngành du lịch thế giới
Với các cuộc tấn công đẫm máu vào các địa điểm du lịch nổi tiếng gần đây, dường như phiến quân IS đang đánh vào ngành du lịch thế giới.
Có thể nhìn nhận thấy một điều rằng, các cuộc tàn sát dã man ở cả Syria và Iraq thể hiện rõ mức độ tàn bạo của phiến quân IS.
Tuy nhiên, các cuộc tấn công đẫm máu gần đây như vụ đánh bom máy bay chở khách Nga ở bán đảo Sina, vụ xả súng ở khách sạn Tunisia, tấn công ở Jakarta, vụ bắt cóc con tin ở Burkina Faso và đánh bom tại Istanbul chứng tỏ một điều rằng phiến quân IS đang nhắm tới không chỉ phá hoại ngành du lịch mà còn khiến người dân ở các nơi bị tấn công càng xa cách với thế giới còn lại.
Khách du lịch tới thăm Thung lũng các vị vua ở Luxor, Ai Cập.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, số lượng khách du lịch quốc tế tăng 4,4% trên toàn thế giới đạt mức kỷ lục 1,18 tỷ người. Toàn cầu hóa còn giúp hành tinh chúng ta trở nên nhỏ bé hơn và là cầu nối truyền tải tin tức và hình ảnh lan truyền đi khắp nơi chỉ trong một vài tích tắc. Nhờ đó, hình ảnh hiện trường đẫm máu trong loạt vụ tấn công kể trên cũng được truyền tải tới hàng triệu khán giả. Vô hình chung, điều đó lại gây nên nỗi lo sợ đối với du khách nước ngoài đang hoặc lên kế hoạch tới những địa điểm này.
Vụ tấn công năm 1997 ở Luxor ...
Có một chút bất ngờ khi nhà chức trách báo cáo lên rằng, lượng khách du lịch tới Bắc Phi năm ngoái giảm 8%. Chỉ tính riêng Ai Cập, khách hàng năm tới quốc gia này trong 2010 giảm còn 14 triệu người và xuống 9 triệu người trong năm 2015.
Một ví dụ điển hình của việc lĩnh vực du lịch bị thiệt hại nghiêm trọng sau các cuộc tấn công khủng bố. Vào ngày 17/11/1997, các tay súng đã bắn chết 62 người, chủ yếu là các du khách, tại đền Hatshepsul ở thị trấn Luxor, Ai Cập. Một năm sau vụ này, hoạt động du lịch nơi đây trở nên ảm đạm với hình ảnh các khách sạn vắng khách triền miên.
Tiếp sau đó, ngành du lịch ở thị trấn này tiếp tục hứng chịu những tổn thất khi mà nhiều du khách cảm thấy lo sợ và dần nói "không" với địa điểm du lịch lý tưởng một thời này. Dường như, hình ảnh 6 kẻ tấn công cầm khẩu súng trường AK-47 và cả dao đã trở thành nỗi ám ảnh với không ít người dân địa phương và cả các khách du lịch từ năm châu. Tuy nhiên, điều cần nói ở đây đó là các video ở ngay hiện trường vụ tấn công hồi năm 1997 ở Luxor chưa có nhiều trên các trang mạng xã hội như ngày này.
... tới vụ xả súng ở khu du lịch Tunisia năm 2015
Không giống như vụ năm 1997 ở Luxor, ngày nay nhiều hình ảnh đẫm máu ở hiện trường xảy ra vụ xả súng kinh hoàng ở Tunisia do một kẻ trung thành với nhóm IS thực hiến đã lan tràn khắp các trang mạng xã hội. Vụ tấn công đã cướp đi sinh mạng của 38 người, mà đa phần đều là các du khách nước ngoài tới từ các nước châu Âu như Anh. Hệ quả sau đó chính là làn sóng hoảng loạn trong cộng đồng khách du lịch nước ngoài, dẫn tới cảnh kẹt cứng ở các sân bay Tunisia khi mà họ gắng sức muốn nhanh chóng rời khỏi quốc gia này.
Bộ trưởng Du lịch của Tunisia cho biết, giữa cao điểm của cuộc khủng hoảng này, chừng 400.000 người làm trong lĩnh vực du lịch đã bị ảnh hưởng nặng nề khi mà nhiều khách sạn, các điểm nghỉ dưỡng tại nước này phải đóng cửa.
Sự trỗi dậy của nhóm IS và các phần tử cực đoan đang làm thay đổi bản chất của các mối rủi ro, nguy hiểm ở toàn khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Điều này thúc đẩy các chính phủ phương Tây đưa ra khuyến cáo công dân của họ không nên đi du lịch tới những nước ở nơi này.
Hơn thế nữa, một kì nghỉ thư giãn của các du khách sẽ tiêu tan khi mà họ trông thấy hình ảnh hàng loạt binh sỹ và nhân viên an ninh nước sở tại xuất hiện tại những điểm du lịch.
Vương quốc Hồi giáo IS chống lại cả thế giới
Tổ chức Hồi giáo cực đoan IS đang trở thành "Vương quốc Hồi giáo chống lại cả thế giới" thông qua các cuộc tấn công vào nơi đông người, chủ yếu là các du khách.
Tay súng được cho là thành viên phiến quân IS trong vụ xả súng kinh hoàng ở Tunisia năm 2015.
Quả thực, những vụ bạo lực do IS tiến hành đó khiến nền kinh tế của các nước bị tác động không nhỏ. Khoảng cách giữa người dân giữa các nước này ngày càng gia tăng khi sự ổn định của Trung Đông thường ở mức độ đỏ.
Ở Syria và Iraq, nhóm IS đang từng bước hủy hoại ngành du lịch của hai quốc gia này bằng việc phá hủy có hệ thống vào các di tích lịch sử.
Thanh Nga (theo Al Jazeera)
Theo_Kiến Thức
Mỹ biến cơ sở thử nghiệm Hawaii thành căn cứ phòng thủ tên lửa Ngày 23-1-2016, hãng thông tấn Sputnik của Nga đưa tin, Mỹ đang cân nhắc chuyển cơ sở thử nghiệm phòng thủ tên lửa Aegis ở Hawaii thành một căn cứ sẵn sàng chiến đấu thường trực để chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo, sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 4 hồi đầu...