Mỹ còn muốn tái cân bằng sức mạnh ở Châu ÁThái Bình Dương?
Chính sách tái cân bằng sức mạnh ở Châu Á là chính sách đối ngoại gây tranh cãi nhất của tổng thống Obama. Nhưng vào thời điểm thích hợp, Mỹ liệu có tái cân bằng sức mạnh ở Châu Á – Thái Bình Dương?
Chính sách tái cân bằng sức mạnh của ông Obama gây tranh cãi nhiều nhất
Từ khi chính sách tái cân bằng sức mạnh ở Châu Á lần đầu tiên được hệ thống hóa trong chính sách Mỹ cách đây vài năm, đã có không ít những chỉ trích và tranh luận quanh vấn đề ngoại giao, kinh tế và an ninh của Mỹ ở khu vực này.
Những người Mỹ theo chính sách cứng rắn tuyên bố chính quyền của Tổng thống Obama “nói một đằng làm một nẻo”. Bởi lẽ những cam kết của Obama với khu vực và hoạt động ngoại giao, giao dịch thương mại, đặc biệt nhất là quốc phòng và đầu tư không thống nhất với nhau.
Những người theo đường lối mềm mỏng thì e ngại rằng chính sách tái cân bằng sức mạnh đặt nhiều quân đội Mỹ trong khu vực, dễ kích động Trung Quốc. Cả hai ý kiến trên có lẽ đều không chính xác, và những cuộc tranh luận theo sau đó đã không làm rõ được vai trò thật sự của Mỹ ở Châu Á.
Theo trang The Diplomat, chuyện tái cân bằng sức mạnh ở khu vực thì chưa thấy, nhưng chiến dịch quân sự thuần túy của Mỹ tập trung vào TQ là có. Đến hiện tại, Mỹ vẫn chưa có kế hoạch sẽ rút chân khỏi Châu Á.
Trong môi trường đầy tính chính trị của Mỹ, cả hai đảng vẫn có sự đồng thuận chung về vai trò quan trọng của Châu Á đối với lợi ích quốc gia của Washington. Duy trì hòa bình và ổn định ở Châu Á là cực kỳ quan trọng đối với sự thinh vượng của Mỹ.
Video đang HOT
Vốn dĩ Châu Á là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ và là nơi có 6 đồng minh tham gia hiệp ước phòng thủ tập thể và nhiều quan hệ đối tác chiến lược quan trọng khác.
Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong khu vực, cùng với một TQ đang phát triển và ngày càng bành trướng, đã đánh dấu một sự dịch chuyển cán cân quyền lực ở Châu Á. Những động lực kinh tế và địa chính trị thay đổi cũng đưa đến nhiều cơ hội mới.
Đây là thời điểm hợp lý để Washington xác định lại và thúc đẩy vai trò của mình ở Châu Á – Thái Bình Dương, cho phép Mỹ có một vị thế lớn và tiếng nói lâu dài trong việc định hình khu vực và tương lai khu vực.
Về mặt an ninh, chính sách tái cân bằng sức mạnh nghĩa là nhìn nhận một danh sách dài dằng dặc các vấn đề còn tồn tại như: Triều Tiên và mối đe dọa vũ khí hạt nhân, chủ nghĩa khủng bố và cướp biển, chi phí hỗ trợ các thảm họa thiên nhiên để ổn định khu vực và toàn cầu, đảm bảo duy trì hòa bình thông qua việc thúc đẩy luật biển và an ninh hàng hải.
Chưa có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy giải pháp của Mỹ trong vấn đề Châu Á, nhưng liệu chuyện các nước trong khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp có là phép thử hiệu quả cho phản ứng của Mỹ? Trớ trêu thay, có vẻ hiện chỉ có TQ “phản ứng” và bị thuyết phục với chính sách tái cân bằng sức mạnh của Mỹ. Vì rõ ràng, TQ nhận thức được rằng Washington tạo ra chính sách này là để kiềm chế hoặc chống lại sức mạnh của TQ trong khu vực.
Theo Một Thế Giới
Trung Quốc cam kết "thưởng" láng giềng để đẩy Mỹ ra khỏi Đông Á
Cách Trung Quốc chuyển đổi tiền thành ảnh hưởng chính trị ở Đông Á là tài trợ cho các nền kinh tế đang khát vốn để tăng trưởng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama.
The Wall Street Journal ngày 18/11 bình luận, chiến lược ngoại giao quà tặng của ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc đang gợi nhớ đến các hoàng đế Trung Hoa và ý tưởng khôi phục vị thế đế quốc phong kiến.
Theo truyền thống, trật tự Đông Á được tổ chức thông qua nghi lễ và quà tặng. Thời phong kiến, các nước chư hầu phải triều cống hoàng đế Trung Quốc hàng năm, "khấu đầu" thể hiện sự tôn trọng và thuần phục, trong khi hoàng đế Trung Hoa sẽ tặng các sứ thần những món quà xa hoa để chứng minh "sức mạnh và lòng nhân từ" của mình.
Một khi hệ thống phân cấp chính trị đã được Bắc Kinh thành lập, các "sứ đoàn" được phép lập các quầy hàng ở kinh đô "thiên triều" và bắt đầu kinh doanh. Kinh doanh là "phần thưởng cho hành vi đúng".
Những gì Mỹ đang lo ngại là cam kết của Trung Quốc gần đây "thưởng tiền" cho các nước láng giềng như một phần của mưu mẹo đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Đông Á và khôi phục trật tự cổ xưa, Bắc Kinh lại thành "trung tâm thiên hạ" đóng vai trò bá chủ và có quyền ban tặng.
Túi tiền của Tập Cận Bình đang rủng rỉnh, trong khi chiếc ví của Obama gần như trống rỗng. Trong khi đó cách Trung Quốc chuyển đổi tiền thành ảnh hưởng chính trị ở Đông Á là tài trợ cho các nền kinh tế đang khát vốn để tăng trưởng.
Hãy nhìn lại các khoản tiền Bắc Kinh công bố gần đây: Quỹ Con đường tơ lụa mới 40 tỉ USD để xây dựng hệ thống cảng khẩu, khu công nghiệp cơ sở hạ tầng dọc theo tuyến đường thương mại mới nối châu Á với châu Âu, 20 tỉ USD cam kết vốn vay cho khu vực Đông Nam Á và 8 tỉ USD cam kết cho Myanmar vay.
Cũng ngay từ đầu Trung Quốc tuyên bố sẽ đóng góp 50 tỉ USD cho Ngân hàng Châu Á đặt trụ sở chính tại Thượng Hải được thiết lập bởi 5 nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi với số vốn ban đầu 100 tỉ USD.
Trong khi đó, tuần trước ông Obama đề nghị 3 tỉ USD giúp các nước nghèo chống lại tác động của biến đổi khí hậu. Nhưng Washington lại tìm cách vận động hành lang với các đồng minh trong khu vực Đông Á tránh xa ngân hàng mới do Trung Quốc đang dẫn đầu với lý do có thể các nước này không đáp ứng được điều kiện cho vay quá cao.
Không phải quá xa vời để thấy rằng Tập Cận Bình đang muốn vặn ngược kim đồng hồ trở lại những ngày của chế độ triều cống Trung Hoa. Kể từ khi nhậm chức, Tập Cận Bình đã nói về giấc mơ Trung Quốc, phục hưng dân tộc Trung Hoa, tức là trở về vị trí ưu việt của họ trước khi bị các thương nhân và pháo hạm phương Tây đánh đổ.
Các chiến thuật mạnh tay của Tập Cận Bình trong việc khẳng định yêu sách chủ quyền lãnh thổ (vô lý và phi pháp - PV) của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông từ khi ông lên nắm quyền cách đây 2 năm để cố nặn ra cái gọi là lòng tôn kính.
Theo quan điểm và tuyên truyền (xuyên tạc - PV) của Bắc Kinh, các nước như Philippines và Việt Nam đã thử nghiệm "sức chịu đựng" của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách "chiếm các đảo, đá, rặng san hô" thuộc về Trung Quốc và Tập Cận Bình đã thể hiện rằng mình là ông chủ của các vùng lãnh thổ này.
Quay trở lại với thực tại, trong khi khu vực chào đón nguồn tiền từ Trung Quốc, họ vẫn quan ngại về sức mạnh của nước láng giềng này. Càng ngày Trung Quốc càng phô diễn sức mạnh quân sự cứng và hung hãn theo đuổi khẳng định yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp - PV) của mình trên những hòn đảo.
Quốc đảo Singapore lo ngại rằng sẽ có một ngày sự chi phối của Trung Quốc có thể làm mất đi độc lập của nó. Do đó mặc dù thực tế rằng có những vận may kinh tế đến từ Trung Quốc, Singapore vẫn cần có tàu chiến tàng hình và tàu sân bay Mỹ bảo vệ.
Theo Giáo Dục
Nhật trừng phạt kinh tế Trung Quốc, xoay trục sang ASEAN Nếu Mỹ có chính sách xoay trục châu Á nhằm đối phó với sự trỗi dậy đáng lo ngại của Trung Quốc, thì Nhật cũng đang thực hiện chính sách xoay trục Đông Nam Á để đối phó với sự thù địch của Trung Quốc. Chỉ khác là chính sách xoay trục của Nhật liên quan đến vấn đề kinh tế chứ không...