Mỹ có thực sự đang yếu thế tại Syria?

Theo dõi VGT trên

Trong khi tại Syria, lực lượng nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn đang tơi tả vì bị chiến đấu cơ Nga oanh tạc, Mỹ vẫn đang loay hoay chưa đưa ra được một chiến lược rõ ràng để cạnh tranh với vai trò ngày càng lên của Mátxcơva tại khu vực.

Mỹ có thực sự đang yếu thế tại Syria? - Hình 1

Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: Getty)

Trung Đông từ lâu vẫn được xem là “sân nhà” của Mỹ với lực lượng đồng minh rải rộng khắp từ Isreal – đồng minh ngoài NATO của Mỹ, tới khu vực vùng Vịnh giàu có với các quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh – GCC. Lực lượng binh lính Mỹ đồn trú tại khu vực này là gần 20.000, tuy nhiên, trong những ngày qua, giới chỉ trích cho rằng phản ứng của Washington trước chiến dịch không kích của Nga tại Syria là “yếu ớt” và rằng “độ tín nhiệm” của Mỹ đang bị thách thức. Cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Zbigniew Brezinski thậm chí còn hối thúc Nhà Trắng cần “khôi phục lại sự răn đe” với Nga vì theo ông, lực lượng Nga tại Syria “rất dễ bị tổn thương, xét trên góc độ địa lý”.

Rõ ràng hành động quyết đoán của Nga tại Syria đã đe dọa tới “sự tín nhiệm” của Mỹ trong mắt các đồng minh. Theo lý thuyết, nếu Mỹ không có câu trả lời thích đáng trước các thách thức tại Trung Đông, các đối thủ của Washington sẽ có xu hướng tiếp tục đe dọa các lợi ích cốt lõi của Mỹ ở những nơi khác trên thế giới. Đó là lối tư duy của các nhà hoạch định chính sách Mỹ, có từ Chiến tranh Việt Nam, nơi Mỹ đã đổ nhiều tiền của và nhân lực hòng trấn an đồng minh ngăn chặn “làn sóng Đỏ”.

Tuy nhiên, logic này đã cho thấy nó không đúng. Nga hiện không đe dọa bất kỳ đồng minh nào của Mỹ tại Trung Đông như Israel hay các nước GCC. Hơn nữa, Mátxcơva không hề có ý định lao vào một cuộc đối đầu quân sự với Mỹ hay đồng minh của nước này.

Lý giải động cơ của Nga trong việc can dự vào Syria, đó là cách mà Mátxcơva đối phó với kế hoạch NATO mở rộng về phía Đông. Trước khi Nga mở chiến dịch không kích tại Syria 3 tháng, Lầu Năm Góc đã thông báo sẽ điều tới khu vực Baltic hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp và pháo hạng nặng. Đây là đợt bố trí lực lượng lớn nhất mà NATO từng triển khai tới khu vực này kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Lý do là để trấn an các đồng minh trước “mối đe dọa” đến từ Nga qua trường hợp của Ukraine.

Do vậy, có thể xem sự can dự của Nga vào Syria như một sự tự vệ vì Mátxcơva ít có khả năng muốn tấn công vào các lợi ích của Mỹ ở những nơi khác trên thế giới.

Theo một số chuyên gia, có một cách để buộc Nga xuống thang tại Syria đó là trang bị cho quân đội Ukraine vũ khí hòng đe dọa sườn phía Tây của Nga. Phản ứng tức thì của Nga sẽ là gia tăng hậu thuẫn cho lực lượng ly khai, qua đó, buộc Mátxcơva phải đồng thời tăng lực lượng trên cả hai chiến trường. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình và chắc hẳn nhiều đồng minh của Mỹ sẽ khó chấp nhận.

Ý định tấn công trực tiếp vào các cơ sở quân sự, tài sản của Nga chắn hẳn là một sự tự sát. Vì nếu Nga biết rằng đó là cuộc tấn công do Mỹ và đồng minh tiến hành, Mátxcơva sẽ đáp trả bằng cách đánh vào lực lượng Mỹ, NATO, có thể là bắt đầu từ Đông Âu. Trong khi một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3 là điều mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng muốn tránh.

Xuất phát từ những nhận định trên, có thể thấy rằng các nhà hoạch định chiến lược Mỹ đang có những cách phản ứng rất khôn ngoan trước động thái của Nga tại Syria. Báo chí gần đây đưa nhiều về tính hiệu quả và sức hủy diệt của các loại vũ khí Nga trong chiến dịch không kích. Tuy nhiên, thực tế, Nga vẫn chưa thể khôi phục được sức mạnh quân sự gần với thời kỳ của Liên Xô cũ. Kinh tế Nga dù không lâm vào khủng hoảng song cũng đã bị tác động rất mạnh do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Và như Tổng thống Obama từng cho rằng việc Nga tiến vào Syria “là vì muốn thoát khỏi thế yếu chứ không phải đến trong sức mạnh”.

Bước tiếp theo là Mỹ tạm ngưng việc huấn luyện cho phe đối lập “ôn hòa” tại Syria. Song vẫn không quên tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự tới khu vực. Hôm 20/10, Mỹ đã điều 12 máy bay diệt tăng A-10 căn cứ Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, trong tháng 9, Mỹ đã bắt đầu nâng cấp căn cứ không quân này để có thể tiếp nhận được 2.500 binh sĩ. Một căn cứ khác là Diyarbakr cũng ghi nhận hoạt động trinh sát của máy bay trực thăng Mỹ và sẵn sàng sang có mặt tại Syria chỉ sau 20 phút nếu có sự cố.

Video đang HOT

Để tránh xung đột, Mỹ xúc tiến nhanh việc đàm phán và ký kết thành công vào hôm 20/10 Bản ghi nhớ với Nga về việc thiết lập an toàn bay của phi công hai nước trong chiến dịch không kích tại Syria. Theo đó, sẽ tránh được khả năng xảy ra va chạm mà rất dễ dẫn tới các hậu quả xung đột quân sự không mong muốn.

Như vậy, rõ ràng việc can dự sâu vào cuộc xung đột Syria thực ra không mang lại nhiều lợi ích cho Mỹ. Nếu không Washington đã có hành động quyết đoán ngay từ năm 2012, khi mà chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad được cho là đã vượt qua “ranh giới đỏ” mà ông Obama từng tuyên bố khi sử dụng vũ khí hóa học. Do vậy, ưu tiên của Mỹ tới nay vẫn là tránh xung đột với Nga và tránh để tình hình trở nên tồi tệ hơn bằng cách thúc đẩy một giải pháp chính trị để thể hiện trách nhiệm cường quốc của mình.

Vũ Anh

Theo Dantri

Vì sao Mỹ để mặc Trung Quốc lộng hành trên Biển Đông?

Nước Mỹ giờ đây quá phụ thuộc Trung Quốc về mặt kinh tế, nên dù có lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích hành động bành trướng ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, Washington có thể không dùng vũ lực chống Bắc Kinh, thậm chí phải thỏa hiệp với nước này, theo một bài viết trên Reuters.

Vì sao Mỹ để mặc Trung Quốc lộng hành trên Biển Đông? - Hình 1

Công nhân Trung Quốc trong nhà máy sản xuất màn hình LCD ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc - Ảnh: Reuters

Mỹ yếu thế vì quá phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế?

Vào thập niên 1990, những quan chức Mỹ ủng hộ tự do thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cho rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế sẽ kéo theo sự cùng tồn tại hòa bình. Tuy nhiên, hiện Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn là Trung Quốc phụ thuộc Mỹ, tác giả Barry C. Lynn viết trong bài bình luận tựa đề Vì sao Trung Quốc thắng thế trên Biển Đông? đăng trên Reuters ngày 3.6.

Mỹ và đồng minh lập ra Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào giữa thập niên 1990 và mời Trung Quốc tham gia. Tuy nhiên, sự phụ thuộc lẫn nhau trong những ngành công nghiệp do WTO xúc tiến đã trao thêm "quyền lực kinh tế" vào tay Trung Quốc.

Trong thời Chiến tranh lạnh, Mỹ cũng xúc tiến sự cùng tồn tại và thịnh vượng với các đồng minh, bao gồm Nhật Bản, Đức, Anh và Canada. Lúc bấy giờ, Mỹ chọn không phụ thuộc hoàn toàn vào những đồng minh thân cận về bất kỳ loại hàng hóa quan trọng nào.

Tuy nhiên, ngày nay Mỹ phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc vì những sản phẩm mà người dân Mỹ dùng hàng ngày đều sản xuất tại Trung Quốc. Gần 100% linh kiện điện tử và hóa chất ở Mỹ đều do Trung Quốc sản xuất. Một số chất hóa học do Trung Quốc sản xuất còn được dùng để làm ra những loại dược phẩm quan trọng nhất ở Mỹ, bao gồm thuốc kháng sinh.

Hàng hóa Trung Quốc sản xuất tới đâu tiêu thụ tới đó ở thị trường Mỹ. Trong khi đó, Mỹ lại không có nguồn cung dự phòng nào.

Ngược lại, Trung Quốc ít phụ thuộc vào Mỹ. Bắc Kinh khôn ngoan nhập số lượng lớn để dự trữ, tránh phụ thuộc và bị làm giá, chẳng hạn nhập các kim loại từ Mỹ.

Mới đây, Trung Quốc thành lập Ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) được nhiều nước trong đó có đồng minh của Mỹ ủng hộ. Việc Trung Quốc thành lập AIIB được cho nhằm tránh các nước châu Á liên minh với Mỹ (cả về kinh tế lẫn quân sự), đồng thời thách thức vị trí số một thế giới của Mỹ.

Trong khi đó, Mỹ lại đang loay hoay với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) để kiềm chế Trung Quốc. Nhà Trắng muốn hoàn tất sớm TPP, nhưng đến nay đàm phán TPP vẫn chưa đi về đâu do những bất đồng trong nội bộ nước này, tác giả Lynn nhận định.

Không chỉ về kinh tế, Trung Quốc được cho đã "lấn át" Mỹ về mặt địa chính trị ở biển Hoa Đông và Biển Đông, một tuyến đường biển vận chuyển hàng hóa quan trọng trên thế giới.

Báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ hồi năm 2014 ước tính Biển Đông có trữ lượng 11 tỉ thùng dầu và 5,3 nghìn tỉ m3 khí đốt tự nhiên. Đây cũng là một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng và nhộn nhịp nhất thế giới, với 10 triệu thùng dầu được vận chuyển qua trên Biển Đông mỗi ngày.

Mỹ sẽ không dám dùng vũ lực với Trung Quốc?

Bài viết trên Reuters đặt vấn đề: Phải chăng chính vì sự phụ thuộc của Mỹ quá nhiều vào Trung Quốc, Bắc Kinh có thể kết luận rằng Mỹ sẽ không dám dùng vũ lực đáp trả những hành động gây hấn của Trung Quốc?

Năm 2013, Bắc Kinh đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), chồng lấn với ADIZ của Hàn Quốc và Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Mỹ và đồng minh đã phản ứng gay gắt, Washington liền điều máy bay ném bom B-52 bay ngang thách thức ADIZ của Trung Quốc, nhưng cuối cùng ADIZ vẫn còn đó.

Ở Biển Đông, Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xây dựng trái phép những đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng. Mỹ cũng đã lên tiếng chỉ trích, đòi bảo vệ quyền tự do hàng hải, rồi điều động máy bay tuần tra săn ngầm hiện đại nhất P-8A Poseidon đến chụp ảnh, ghi hình hoạt động xây dựng trái phép này và bị Hải quân Trung Quốc xua đuổi.

Vì sao Mỹ để mặc Trung Quốc lộng hành trên Biển Đông? - Hình 2

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon - Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 1.6 cũng cảnh báo Trung Quốc rằng những hành động xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông là "phản tác dụng", và kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt những hành động gây hấn ở khu vực.

Trước đó, tại Đối thoại Shangri-La hồi tuần rồi ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng tuyên bố sẽ tiếp tục điều động tàu và máy bay quân sự đến tuần tra Biển Đông để bảo vệ quyền tự do hàng hải. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động xây dựng trái phép.

Lầu Năm Góc còn lên kế hoạch điều máy bay và tàu chiến tuần tra trong phạm vi cách các đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây khoảng 12 hải lý (22 km). Tuy nhiên, máy bay Mỹ vẫn chưa bay trực tiếp vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông.

Điều 121 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) quy định chỉ có những hòn đảo "được hình thành tự nhiên" mới có vùng biển chủ quyền 12 hải lý bao quanh. Cũng theo UNCLOS, xây dựng đảo nhân tạo không sản sinh ra chủ quyền ở vùng biển và vùng trời xung quanh. "Như vậy, việc Mỹ tuần tra cách các đảo nhân tạo 12 hải lý sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho Bắc Kinh củng cố chủ quyền tại đó?", đài CNN (Mỹ) nêu vấn đề.

Vì sao Mỹ để mặc Trung Quốc lộng hành trên Biển Đông? - Hình 3

Tàu của Hải quân nhân dân Việt Nam tiếp cận Đá Tư Nghĩa (Hughes), nơi Trung Quốc chiếm của Việt Nam và đang cấp tập hoạt động xây dựng trái phép- Ảnh: Mai Thanh Hải

Trong một viễn cảnh khác, Mỹ có thể thỏa hiệp với Trung Quốc, thừa nhận chủ quyền của Bắc Kinh tại những đảo nhân tạo trên Biển Đông để đổi lại Trung Quốc giúp Mỹ lập lại hòa bình ở Afghanistan và đảm bảo an ninh và ổn định ở Trung Á, theo nhận định của tờ Nihon Keizai Shimbun (Nhật Bản).

Nihon Keizai Shimbun cũng đưa ra dẫn chứng cho nhận định trên là những cuộc đàm phán giữa chính quyền Afghanistan và Taliban ngày 3.5 có sự hiện diện của quan chức Trung Quốc bên cạnh các quan chức Mỹ.

Chuyên san The National Interest (Mỹ) từng nhận định rằng Mỹ không thể ngăn Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông. Theo chuyên san này, chỉ có một ASEAN đoàn kết ra tối hậu thư mới có thể khiến Bắc Kinh dừng lại.

Phúc Duy

Theo Thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Con cá sấu nuôi nhốt lớn nhất thế giới qua đời
    11:52:54 03/11/2024
    Không mặc áo phao để tắm nắng và chụp ảnh cho đẹp, hai cô gái chết thảm
    20:57:48 03/11/2024
    Những người Ukraine thấp thỏm trước viễn cảnh ông Trump thắng cử
    20:52:29 03/11/2024
    7 bang chiến trường có thể xoay chuyển cục diện bầu cử Mỹ
    21:16:17 03/11/2024
    Quân đội Trung Quốc mô phỏng tình huống chiến đấu cơ tàng hình xuất kích từ Nhật
    20:15:55 03/11/2024
    Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử
    09:15:15 04/11/2024
    Những bước ngoặt trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2024
    20:04:54 03/11/2024
    Anh: Đảng Bảo thủ có lãnh đạo da màu đầu tiên
    14:26:39 03/11/2024

    Tin đang nóng

    Hội phụ huynh lớp 8 dự chi hơn 21 triệu cho 1 tiết mục văn nghệ mừng ngày 20/11
    16:27:14 04/11/2024
    Đám cưới hoành tráng nhất showbiz phân biệt khách dựa trên danh tiếng và tiền bạc?
    15:14:08 04/11/2024
    Một nhân vật giúp Toán học Việt Nam đạt đỉnh cao lịch sử sau 41 lần thi Olympic Toán quốc tế: Tiến sĩ ĐH Harvard lừng danh, từng là giáo sư trẻ nhất Việt Nam
    16:20:05 04/11/2024
    Lý do nữ ca sĩ hải ngoại nổi tiếng bất chấp gia đình ngăn cấm, lấy bằng được chồng hơn 11 tuổi
    16:45:20 04/11/2024
    Cô gái TPHCM kể chuyện hái dâu kiếm gần nửa triệu đồng mỗi giờ ở Australia
    17:34:33 04/11/2024
    Đạo diễn đanh đá nhất Việt Nam lấy tên vợ làm bút danh là ai?
    18:12:28 04/11/2024
    Khán giả bình phim Việt: Vì sao phim 'Độc đạo' hấp dẫn từng tập?
    15:10:34 04/11/2024
    Kỳ Duyên bị nhân viên an ninh ở Miss Universe nhắc nhở
    14:47:43 04/11/2024

    Tin mới nhất

    Israel xác nhận thực hiện cuộc đột kích trên bộ vào lãnh thổ Syria

    20:25:00 04/11/2024
    Hiện tại, phía Syria chưa xác nhận thông tin trên. Tuy nhiên, một đài phát thanh ở Syria đưa tin Israel thực hiện cuộc đột kích này vào mùa hè năm nay.

    Tây Ban Nha 'cảnh báo đỏ' về đợt mưa lớn mới tại Valencia

    20:23:05 04/11/2024
    Trong diễn biến khác liên quan, tính đến ngày 3/11, số người thiệt mạng do trận lũ quét tại các vùng Valencia, Castilla-La Mancha và Andalusia của Tây Ban Nha trong tuần trước đã lên tới 217 người và nhiều người vẫn mất tích.

    Phó Tổng thống Harris bỏ phiếu qua đường bưu điện

    20:19:45 04/11/2024
    Trong những tuần sát ngày bầu cử, chiến dịch của bà Harris ưu tiên tiếp cận cử tri da màu, trong bối cảnh các cuộc thăm dò cho thấy cựu Tổng thống Donald Trump đang giành được sự ủng hộ từ khối cử tri này.

    Quan chức chiến dịch tranh cử tiết lộ điều đầu tiên bà Harris làm trong cuộc đua vào Nhà Trắng

    20:13:25 04/11/2024
    Chiến dịch vận động tranh cử của ứng cử viên đảng Dân chủ đã cố gắng lập luận rằng bà Harris đại diện cho chính trị của niềm vui và tạo ra sự tương phản với những gì mà họ cho là tầm nhìn u ám của ông Trump về đất nước.

    Bão và lốc xoáy dữ dội tấn công bang Oklahoma (Mỹ)

    19:45:58 04/11/2024
    Khu vực thủ phủ Oklahoma City và các vùng xung quanh là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, trong khi bão lốc cũng được ghi nhận rải rác ở các nơi khác.

    Đối thoại 'tích cực' giữa các phe phái Palestine tại Ai Cập

    10:25:04 04/11/2024
    Theo nguồn tin này, ủy ban trên sẽ được thành lập theo một sắc lệnh của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và sẽ bao gồm các nhân vật kỹ trị độc lập, không liên kết với bất kỳ phong trào cụ thể nào.

    Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ điều kiện hòa bình của Ukraine

    10:17:00 04/11/2024
    Đầu tuần này, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã nói với Hurriyet rằng ông nhận thấy cách tiếp cận của Ankara là "khó hiểu", khi đề cập đến dòng vũ khí liên tục từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Ukraine.

    Báo Đức: Nga, Ukraine bí mật đàm phán các điều khoản nhượng bộ

    10:15:11 04/11/2024
    Die Zeit cho biết những cuộc gặp như vậy được cho là diễn ra với sự tham gia của các cố vấn chính trị của cả hai nước, nhằm thương thảo về những thỏa hiệp tiềm tàng.

    Israel bắt cựu trợ lý của Thủ tướng B.Netanyahu vì làm rò rỉ tài liệu mật

    10:08:09 04/11/2024
    Trong khi đó, một bài báo khác dựa trên bản ghi nhớ nội bộ được cho là từ ban lãnh đạo Hamas về chiến lược của ông Sinwar nhằm cản trở những cuộc đàm phán giải phóng con tin.

    Báo Anh: Khu vực phòng thủ phía Nam của Ukraine tại Donetsk sắp sụp đổ

    10:03:32 04/11/2024
    Tờ báo nhấn mạnh kể từ đầu tháng 10, tình hình ở Kupyansk đã trở nên tồi tệ hơn đáng kể đối với các lực lượng Ukraine. Các binh sĩ Ukraine nói với tờ The Guardian rằng lực lượng Nga áp đảo cả về pháo binh, thiết bị quân sự và nhân sự.

    Chỉ một nửa trong số 101 con tin Israel bị giữ ở dải Gaza còn sống sót

    09:59:50 04/11/2024
    Theo đánh giá tình báo mới nhất của Israel, Hamas ước tính vẫn đang giam giữ 51 con tin còn sống. Giới chức tin rằng những con tin còn lại đã chết, dù nhiều trường hợp thiệt mạng vẫn chưa được xác nhận chính thức.

    Mưa lũ ở Panama khiến 6 người thiệt mạng và mất tích

    09:55:41 04/11/2024
    Lực lượng chức năng Panama buộc phải sơ tán và cứu trợ khẩn cấp hơn 200 hộ gia đình trong tình trạng nguy hiểm do mưa lũ và sạt lở đất tại các địa phương.

    Có thể bạn quan tâm

    Một nữ nghệ sĩ lên tiếng khi bị nói chỉ từ thiện ở Mỹ mà không làm ở Việt Nam

    Sao việt

    20:27:06 04/11/2024
    Vừa rồi tôi cũng gửi cho Mặt Trận Tổ Quốc 50 triệu để ủng hộ bà con vùng lũ lụt miền Bắc. Sau đó, tôi có gửi thêm một số nơi nhưng không thông báo trên Facebook.

    Thêm một hotboy U23 Việt Nam lấy vợ, nhan sắc cô dâu là hotgirl ngoại thương gây chú ý

    Sao thể thao

    20:25:48 04/11/2024
    Mới đây, những hình ảnh hiếm hoi chuẩn bị cho đám cưới của tiền vệ Nguyễn Trọng Long được hé lộ. Theo đó, chàng cầu thủ đã tổ chức đám cưới với vợ là Trần Thị Thúy Quỳnh

    Ngô Cẩn Ngôn lộ vóc dáng khác lạ khi đi quảng bá phim

    Hậu trường phim

    20:18:27 04/11/2024
    Bộ phim Xuân hoa diễm vừa kết thúc phát sóng với nhiều thương cảm cho chuyện tình buồn của hai nhân vật chính do Ngô Cẩn Ngôn và Lưu Học Nghĩa thể hiện.

    Cô gái tò mò đi xét nghiệm ADN, phát hiện điều không ngờ về bố mẹ

    Netizen

    20:14:09 04/11/2024
    TRUNG QUỐC - Bắt đầu từ lời nhận xét về ngoại hình của đồng nghiệp, cô gái làm xét nghiệm ADN vì tò mò và phát hiện sự thật về bố mẹ.

    Xe bán tải lao xuống khe núi ở Ecuador, 10 người tử vong

    Uncat

    19:51:43 04/11/2024
    Sở cứu hỏa địa phương xác nhận 10 người thiệt mạng, bao gồm một số trẻ em. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người trên xe vào thời điểm xảy ra tai nạn.

    Tịch thu 2 máy múc khai thác cát trái phép ở Khánh Hòa

    Pháp luật

    19:41:29 04/11/2024
    Cán bộ ở huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) phát hiện 2 máy múc khai thác cát trái phép lúc giữa đêm nên tạm giữ. Đến nay, địa phương này ra quyết định tịch thu các phương tiện trên.

    5 bước chăm sóc da khắc phục, ngăn ngừa nứt nẻ mùa hanh khô

    Làm đẹp

    19:36:20 04/11/2024
    Một số sản phẩm chăm sóc da chứa hoạt chất mạnh có thể làm khô da hơn, đặc biệt khi trong những ngày thời tiết hanh khô. Sử dụng các sản phẩm chứa cồn hoặc hương liệu mạnh có thể làm tăng nguy cơ da thô ráp, nứt nẻ.

    Một số bệnh gây bong da, đóng vảy vào mùa đông, khắc phục như thế nào?

    Sức khỏe

    19:33:19 04/11/2024
    Vảy nến là bệnh viêm da mạn tính, không lây nhiễm, gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính... nhưng tỷ lệ người càng lớn tuổi thì mắc bệnh nhiều hơn, đặc biệt là độ tuổi 50 - 60 thường có xu hướng mắc bệnh cao hơn.

    Các nghệ sĩ của HYBE đối mặt với sự tẩy chay

    Nhạc quốc tế

    17:29:49 04/11/2024
    Những thần tượng đến từ HYBE hiện đang phải chịu sự tẩy chay rộng rãi tại Hàn Quốc sau khi báo cáo mật của tập đoàn bị lộ.

    Hôm nay nấu gì: Cơm tối toàn món chẳng ai có thể chối từ

    Ẩm thực

    17:07:37 04/11/2024
    Thực đơn cơm tối toàn món ngon chẳng ai có thể chối từ. Bữa cơm đậm đà này đảm bảo cả nhà sẽ thích mê cho mà xem.