Mỹ có thực lòng với Nga?
Tổng thống Mỹ Obama vừa đưa ra tuyên bố có thể làm Nga “yên lòng” khi cho rằng, Mỹ không muốn làm “suy yếu” Nga.
Mỹ bất ngờ “mềm mỏng”
Tuyên bố trên được Tổng thống Obama đưa ra hôm 9/2, theo đó Mỹ không muốn làm “suy yếu” Nga nhưng Phương Tây phải áp đặt một cái giá cho khủng hoảng tại miền Đông Ukraine hiện nay.
Tuyên bố trên được ông Obama đưa ra trong cuộc họp báo với Thủ tướng Đức Angela Merkel: “Chúng tôi không mong chờ Nga lụi bại và suy yếu. Nhưng khi đối mặt với những quyết định tồi tệ này, chúng tôi không thể nói với họ từ bỏ việc này một cách dễ dàng. Chúng tôi phải cho họ thấy rằng thế giới đang đoàn kết và đưa ra một cái giá cho sự việc này”.
Tuyên bố này được Mỹ đưa ra sau khi quân đội của chính quyền Kiev đang gặp bất lợi lớn trên chiến trường miền Đông, đặc biệt là tại Debalsevo. Theo AP, hiện có khoảng trên 10.000 quân Ukraine bị bao vây tại đây và nếu họ bị bắt sống thì đó là đòn giáng mạnh có thể khiến chính quyền Kiev sụp đổ.
Binh sỹ Ukraine bị bắt làm tù binh.
Do tiến sâu vào Debaltseve nên quân Ukraine đã bị rơi vào thế bao vây. “Chúng tôi thực tế đã bao vây khoảng trên 10.000 quân đội Ukraine trong khu vực xung quanh thị trấn của Debaltseve”, Eduard Basurin, Thứ trưởng Quốc phòng nhà nước tự xưng CHND Donetsk, cho biết qua điện thoại.
“Chỉ có con đường duy nhất nối bọn họ với các cánh quân khác, nhưng con đường này đang bị hỏa lực pháo binh của chúng tôi cày nát ngày đêm. Do vậy, họ chỉ còn đường sống nếu chịu phất cờ trắng đầu hàng”.
Rõ ràng, tuyên bố không muốn làm Nga suy yếu của Tổng thống Obama được cho rằng là lời phủ nhận trước cáo buộc từ phía Nga rằng Mỹ đang muốn lật đổ Tổng thống Putin và thay đổi chế độ tại nước này.
Reuters dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, phát biểu trong một phiên điều trần tại Hạ viện hồi đầu năm 2015: “Rõ ràng mục đích của các biện pháp trừng phạt là tạo ra những điều kiện kinh tế xã hội nhằm thay đổi quyền lực ở Nga”.
Video đang HOT
Ông Sergei Ryabkov nói với các đại biểu quốc hội rằng mối quan hệ giữa Moscow và Washington đang rất lạnh lẽo và có thể vẫn duy trì như vậy, nếu các biện pháp trừng phạt vẫn được áp đặt trong một thời gian dài.
Quan hệ giữa Moscow và Washington rơi xuống mức thấp kỷ lục trong năm nay khi hai nước nhiều lần tố cáo lẫn nhau vì khủng hoảng Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov còn đưa ra cáo buộc Mỹ đang tìm cách “thay đổi chế độ” của Nga.
Giữa lúc căng thẳng tại miền Đông vẫn không ngừng tăng nhiệt, thì cả EU và Mỹ lên kế hoạch kêu gọi tài trợ 15 tỷ USD cho Ukraine. Theo Reuters, Ủy viên Ủy ban châu Âu phụ trách chính sách láng giềng Johannes Hahn ngày 9/2 cho biết các nhà tài trợ quốc tế gồm có Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang lên kế hoạch tổ chức một hội nghị tại Kiev vào tháng Tư tới nhằm huy động nguồn tài trợ ít nhất là 15 tỷ USD để giúp cứu Ukraine thoát khỏi tình trạng phá sản và tái thiết đất nước.
Phát biểu trước truyền thông, ông Hahn cho biết thời gian và các chi tiết của hội nghị trên trước hết phụ thuộc vào việc Chính phủ Ukraine đệ trình một bản danh sách đầy đủ về nhu cầu đầu tư. Đề cập đến cuộc chiến với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine, ông Hahn nói: “Chúng tôi không thể đợi cho đến khi cuộc xung đột (ở Ukraine) được giải quyết”.
Cảnh hoang tàn tại miền Đông Ukraine.
Cảnh báo của Tổng thống Putin
Trước khi ông Obama tuyên bố không muốn làm suy yếu Nga, Nga cũng đã phát đi thông điệp tích cực nhằm giải quyết bất ổn tại Đông Ukraine khi kêu gọi các bên ngừng bắn.
Đầu tháng 2 vừa qua, Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Vladimir Putin đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước chiến sự ngày càng căng thẳng tại miền Đông Ukaine và kêu gọi các bên liên quan ngừng bắn.
Dù đưa ra lời kêu gọi ngừng bắn những Tổng thống Putin vẫn không quên phát đi thông điệp đanh thép khiến Ukraine “lạnh gáy”. Cụ thể, hôm 8/2, Nga tiếp tục thể hiện lập trường kiên định và cứng rắn trong việc yêu cầu Kiev phải dừng ngay lập tức chiến dịch quân sự ở miền đông Ukraine đồng thời đưa ra một cảnh báo ớn lạnh với chính quyền của Tổng thống Poroshenko.
Ông Putin cho rằng, Kiev phải chấm dứt chiến dịch quân sự ở miền đông Ukraine, ngừng gây áp lực về kinh tế đối với các khu vực đang nằm trong quyền kiểm soát của lực lượng ly khai nếu không muốn rơi vào “con đường bế tắc với đầy rẫy những… thảm họa”.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trước hội nghị thượng đỉnh với hai nhà lãnh đạo của Pháp và Đức ở thủ đô Minsk vào thứ Tư tới (11/2), Tổng thống Putin đã không cho thấy bất kỳ dấu hiệu dịu nhẹ nào trong lập trường đối với cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Ông nói: “Điều kiện quan trọng nhất cho việc ổn định hòa tình hình là một lệnh ngừng bắn và chấm dứt ngay lập tức cái gọi là &’chiến dịch chống khủng bố’ nhưng thự ra là một chiến dịch trừng phạt ở miền đông Ukraine”.
“Những nỗ lực của Kiev nhằm gây áp lực về kinh tế lên vùng Donbas (từ dùng để chỉ hai khu vực miền đông Luhansk và Donetsk) cũng như gây cản trở đến cuộc sống hàng ngày của khu vực này chỉ làm cho tình hình thêm nghiêm trọng. Đó là con đường chết, con đường bế tắc với đầy thảm họa lớn”, tờ Al-Ahram của Ai Cập dẫn lời Tổng thống Putin cho biết.
Nga khép chặt vòng vây quanh NATO
Hòa Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Khủng hoảng Ukraine: Vì sao Putin bình thản mà Obama lại luôn bất an?
Không khó để nhận ra hình ảnh Tổng thống Mỹ Obama luôn lớn tiếng, vẻ mặt lo lắng khi phát biểu lên án, phản đối Nga, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin lại luôn giữ vẻ bình thản và đôi khi còn mỉm cười. Vậy rốt cuộc điều gì đang xảy ra?
Tờ Tiếng nói nước Nga cho rằng, công khai đối đầu với Nga vì Ukraine, khủng hoảng không phải do Nga gây ra, mà là do phương Tây, bởi vậy, Tổng thống Obama và các đồng minh phương Tây phải đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng.
Đơn cử như vụ tai nạn máy bay "Boeing" của Hàng không Malaysia.
Tờ này cho rằng, buộc tội một cách vô căn cứ Nga và phe ly khai" ở miền Đông Ukraine, được cho là Nga hỗ trợ, là một sự vi phạm chuẩn mực của Mỹ và Bỉ. Họ thổi phồng một vụ bê bối lớn, công bố rằng tiêu diệt "Boeing" là tội ác khủng khiếp, các thủ phạm cần bị trừng phạt nặng nề bằng hình thức trừng phạt và dọa đưa ra tòa án quốc tế. Tuy nhiên, cho đến bây giờ vẫn chưa có bằng chứng cho thấy "Boeing" bị dân phòng bắn hạ.
Xét theo tính chất dấu vết trên thân máy bay "Boeing", phương án máy bay Malaysia bị Su-25 của quân đội Ukraine bắn rơi là rất thuyết phục. Nếu kết quả giải mã "hộp đen" và các cuộc giám định chuyên môn khác chứng minh quân đội Ukraine là kẻ tội đồ, Washington và Brussels sẽ lâm vào tình huống không hề dễ chịu chút nào. Họ buộc phải xin lỗi Nga vì đã buộc tội vô cớ, và thể theo lời kêu gọi của chính nước Mỹ, phải đưa những kẻ có tội là các nhà lãnh đạo của Ukraine ra trước pháp luật.
Đối với Tổng thống Obama, vụ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ông. Tiếng nói nước Nga nhận định đó chính là lí do khiến ông chủ Nhà Trắng luôn mang vẻ mặt lo âu.
Putin bình thản, trong khi Obama lại luôn bất an?
Tình hình các biện pháp trừng phạt cũng không khá hơn, tờ này tiếp tục.
Mới đây, Tổng thống Obama tuyên bố một câu khá bí hiểm: "Chúng tôi không biết lệnh trừng phạt đang được thực hiện như thế nào, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng các lệnh đó đã gây áp lực lên nước Nga".
Tờ báo nước Nga nhận định liệu rằng có phải Tổng thống Obama thực sự không biết hay là không tin tưởng. Trong thực tế, ông Obama có thể đã biết rằng, các biện pháp trừng phạt không hề gây ra hoảng loạn ở Nga, không thể chia rẽ trong các tầng lớp lãnh đạo và dân chúng, không ai đòi ông Putin lùi bước trong quan điểm về Ukraine và Crimea. Ngược lại, tầng lớp lãnh đạo đoàn kết với nhau, còn nhân dân thì hứng khởi.
Có thể nói về tâm trạng hứng khởi đó như sau: các biện pháp trừng phạt phương Tây rốt cuộc đã buộc Nga phải bắt đầu giải quyết các vấn đề khó khăn như đấu tranh chống tham nhũng và quan liêu, chống phụ thuộc vào lĩnh vực xuất khẩu nhiên liệu năng lượng và phải khắc phục nền công nghiệp chế tạo máy móc yếu kém.
Hầu hết người dân Nga hài lòng với việc chính phủ áp đặt hạn chế nhập khẩu thực phẩm phương Tây. Cuối cùng, nền nông nghiệp trong nước sẽ có cơ hội tự cung tự cấp, có cơ hội để người Nga tiêu dùng hàng hóa thực phẩm do Nga sản xuất, lấy lại thị trường Nga mà cho đến gần đây gần như do các nhà sản xuất nông nghiệp phương Tây chiếm độc quyền!
Ông Obama cũng không thể hài lòng với các báo cáo quân sự từ chiến trường, nơi giao tranh giữa quân đội Ukraine, quân đội của các nhà lãnh đạo thân phương Tây Ukraine, lính phương Tây đánh thuê cho Kiev với các lực lượng dân phòng khu vực Đông Nam.
Theo Kiev, từ 5000 quân tinh nhuệ Ukraine tham gia chiến dịch, hơn 3.500 người đã mất tích, rất có thể những người đó được coi là đã chết. Những người may mắn thoát khỏi chiến trường, hoặc chạy trốn sang Nga thì đang ở trong tâm trạng rất chán nản và không muốn quay trở lại chiến tranh. Lực lượng dân phòng thu được hàng chục xe bọc thép hạng nặng, nhiều bệ phóng tên lửa và xe tải của quân đội Ukraine. Hy vọng có thể dễ dàng khống chế quân ly khai của chính quyền Kiev đang nhanh chóng tan thành mây khói.
Nhưng ngay cả khi chuyện này xảy ra, cứ cho là Kiev sẽ tiến hành tổng động viên toàn quốc và huy động tất cả thiết bị kỹ thuật quân sự, cái giá tổn thất to lớn để ngăn chặn sự kháng cự của khu vực Đông Nam sẽ rất lớn, mà thắng lợi đó cuối cùng cũng sẽ dẫn đến thất bại. Trong tay của Kiev khi đó sẽ là khu vực Đông Nam bị tàn phá, muốn phục hồi sẽ cần khoản chi phí nhiều tỷ đô la mà Ukraine không hề có. Nhân dân sẽ căm ghét chính quyền Kiev vì những tội ác chống người dân ở miền Đông Nam. Khi đó, Liên minh châu Âu và Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm cho những hành động mà họ đã gây ra sau khi can thiệp vào Ukraine, và những điều đó khiến Tổng thống Barack Obama không thể không cảm thấy bất an, Tiếng nói nước Nga kết luận.
Theo_Thể Thao Việt Nam
Biển Đông và "ván cờ" của các siêu cường Tổng thống Mỹ Obama cảnh báo Trung Quốc, Tổng thống Nga Putin lên tiếng về mối quan hệ với Bắc Kinh sau cuộc tập trận...cho thấy Biển Đông đang trở thành "ván cờ chiến lược" của các siêu cường. Trong giai đoạn hiện nay, khu vực Đông Nam Á đang trở thành trọng tâm chiến lược quan trọng của khu vực châu Á...