Mỹ có thời gian đóng cửa chính phủ lâu nhất trong lịch sử
Ngày 12/1, nước Mỹ chính thức có kỷ lục mới về thời gian đóng cửa chính phủ khi đạt 22 ngày liên tiếp, vượt qua con số 21 ngày dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cuối năm 1995, đầu năm 1996.
22 ngày là thời gian đóng cửa lâu nhất của chính phủ Mỹ trong lịch sử nước này. Một phần Chính phủ Mỹ đã phải đóng cửa từ ngày 22/12/2018 vừa qua với những bất đồng giữa Tổng thống Trump và Đảng Dân chủ về yêu cầu khoản ngân sách hơn 5 tỷ USD để xây dựng bức tường dọc biên giới với Mexico. Những tranh cãi này đến nay vẫn chưa thể đi đến hồi kết.
Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần
Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cấp ngân sách và mở cửa trở lại Bộ Nội vụ, Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) cùng một số cơ quan liên bang khác chịu ảnh hưởng của tình trạng đóng cửa một phần chính phủ. Tuy nhiên, dự luật này có nguy cơ cũng sẽ bị Thượng viện và Nhà Trắng bác bỏ.
Đây là một phần trong hàng loạt dự luật mà các nghị sĩ Dân chủ tại Hạ viện thúc đẩy trong tuần vừa qua, nhằm gây sức ép đối với phe Cộng hòa ở Quốc hội cũng như Nhà Trắng, trong bối cảnh tình trạng đóng cửa chính phủ vẫn tiếp diễn. Sau cuộc bỏ phiếu, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra phương án tiếp theo nhằm chấm dứt tình trạng đóng cửa chính phủ.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi không tìm được tiếng nói chung
Thế nhưng, đây không phải là điều mà Tổng thống Donald Trump muốn Quốc hội Mỹ làm trong thời điểm hiện tại. Phát biểu trong một sự kiện tại Nhà Trắng về vấn đề an ninh biên giới, ông Trump khẳng định, Quốc hội nên bỏ phiếu thông qua đề xuất xây dựng bức tường biên giới và ông chưa vội ban bố tình trạng khẩn cấp.
Trước đó, truyền thông Mỹ đưa tin Nhà Trắng đang chuẩn bị cho việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, cho phép Tổng thống Donald Trump xúc tiến dự án xây dựng bức tường dọc biên giới Mỹ-Mexico. Nhiều khả năng Tổng thống sẽ huy động vốn cho bức tường biên giới từ quỹ hoạt động của Công binh lục quân nước này, cụ thể là số tiền 13,9 tỷ USD.
Việc chính phủ Mỹ đóng cửa trong khoảng thời gian lâu nhất lịch sử đã và đang tác động tiêu cực đến đời sống của người dân Mỹ. Khoảng 800.000 nhân viên liên bang đã bị ảnh hưởng khi phải làm việc mà không được trả lương hoặc bị sa thải. Nhiều công chức đã phải xin nghỉ việc, bán tài sản tích lũy, tìm việc làm thêm để có tiền sinh hoạt.
Rác thải tràn ngập nhiều nơi
Trong khi đó, các công viên luôn trong tình trạng ngập rác thải khi không có người quét dọn. Nghiêm trọng nhất là vấn đề an ninh hàng không bị đe dọa khi nhân viên nhiều bộ phận thông báo nghỉ ốm tăng kỷ lục. Ngoài ra, 38 triệu người thuộc Chương trình Hỗ trợ dinh dưỡng bổ sung (SNAP) cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu họ bị cắt đi các nguồn trợ cấp hàng tháng nếu chính phủ Mỹ tiếp tục đóng cửa.
Video đang HOT
Việc đóng cửa chính phủ còn làm dấy lên nhiều lo ngại trên toàn nước Mỹ về sự gián đoạn các chương trình phúc lợi. Hiệp hội Hỗ trợ phụ nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh (WIC), vốn cung cấp lương thực và giáo dục cho các bà mẹ mang thai có thu nhập thấp hay trẻ em nghèo, đã ban thành tuyên bố hối thúc các nhà lập pháp Mỹ sớm chấm dứt tình trạng đóng cửa chính phủ trước khi các cơ quan liên bang cạn kiệt ngân quỹ. Chủ tịch hiệp hội Douglas Greenaway cho biết: “Hơn 7 triệu bà mẹ, phụ nữ mang thai và trẻ em phụ thuộc vào WIC. Việc đóng cửa chính phủ không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người mà còn dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe”.
Nhu Thụy
CNN, Washington Post
Theo phunuvietnam
Những bức thư "tiếp lửa": Di sản giá trị của cựu Tổng thống Bush "cha"
Một trong những di sản ít người biết của cựu Tổng thống George H.W. Bush là vai trò của ông trong việc duy trì truyền thống tốt đẹp giữa các đời tổng thống Mỹ hiện đại, đó là những bức thư của người đến trước dành cho người đến sau tại Nhà Trắng.
Từ trái qua phải: Các cựu Tổng thống George H.W. Bush, Barack Obama, George W. Bush, Bill Clinton và Jimmy Carter tại Phòng Bầu Dục năm 2009. (Ảnh: New York Times)
Trong mùa bầu cử tổng thống năm 2016, bức ảnh chụp lá thư của cựu Tổng thống George H.W. Bush gửi cho chính "đối thủ" đã đánh bại ông trong cuộc chay đua vào Nhà Trắng, cựu Tổng thống Bill Clinton, đã được công bố rộng rãi. Nhiều người cho rằng lá thư này đã gợi nhắc về mối quan hệ giữa hai đảng trong một kỳ bầu cử chia rẽ sâu sắc. Ông Bush, một tổng thống đảng Cộng hòa, đã để lại một bức thư cho người kế nhiệm đảng Dân chủ tại Phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng đúng vào ngày nhậm chức năm 1993. Khi đó, Bill Clinton là tổng thống thứ 42 của Mỹ.
"Ngày 20/1/1993
Bill thân mến,
Khi tôi bước vào văn phòng này lúc này, tôi đã nhận ra đúng cảm giác kỳ diệu và sự tôn kính mà tôi từng có được bốn năm trước đây. Tôi biết ông cũng sẽ cảm thấy như vậy.
Tôi chúc ông thật nhiều hạnh phúc ở đây. Tôi chưa bao giờ cảm thấy cô đơn giống như một số tổng thống trước tôi từng mô tả.
Ông sẽ có những giai đoạn rất khó khăn, thậm chí còn khó khăn hơn khi gặp phải những lời chỉ trích mà ông có thể cho là không công bằng. Tôi không phải là một người giỏi đưa ra lời khuyên, nhưng đừng để những người chỉ trích khiến ông nản chí hoặc đẩy ô ng đi chệch hướng.
Ông sẽ là tổng thống của chúng tôi khi ông đọc bức th ư này. Tôi chúc ông mọi sự tốt lành. Tôi cũng chúc gia đình ông mọi sự tốt lành.
Thành công của ông bây giờ là thành công của đất nước chúng ta. Tôi sẽ cổ vũ nhiệt tình cho ông.
Chúc ông may mắn,
George"
Bức thư do cựu Tổng thống Bush "cha" gửi cho người kế nhiệm Bill Clinton năm 1993. (Ảnh: NYT)
Theo New York Times, thông qua bức thư, cựu Tổng thống Bush "cha" đã gửi gắm thông điệp đoàn kết, mặc dù chiến dịch tranh cử căng thẳng trước đó giữa ông và ông Clinton đã dẫn đến việc ông không thể tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai.
Theo Mark K. Updegrove, nhà sử học từng viết một cuốn sách về gia đình cựu Tổng thống Bush, ông Bush đã tiếp nối truyền thống của cựu Tổng thống Ronald Reagan khi ông Reagan từng để lại cho ông một bức thư trong quá trình chuyển giao quyền lực tại Nhà Trắng vào năm 1989.
Cựu Tổng thống Reagan đã dùng một tờ giấy có ghi dòng chữ: "Đừng để những con gà tây đánh bại ông". Phía dưới tờ giấy là bức tranh vẽ một con voi và những con gà tây trèo trên lưng con voi. Con voi là biểu tượng của đảng Cộng hòa, còn gà tây còn được hiểu là những kẻ ngu xuẩn.
Bức thư ngắn gọn với hình ảnh con voi của cựu Tổng thống Ronald Reagan. (Ảnh: NYT)
Theo nhà sử học Updegrove, bức thư của cựu Tổng thống Reagan là động thái hài hước của ông khi chào đón một người bạn cũ tới Nhà Trắng. Trong khi đó, việc ông Bush sau này quyết định chìa một "nhành ô liu" hòa bình cho ông Clinton, người kế nhiệm đồng thời là đối thủ chính trị của ông, đã mang ý nghĩa sâu sắc.
"Bức thư cho tôi thấy rằng ông ấy là một công dân (Mỹ), chứ không phải một người theo đảng phái", ông Updegrove nhận định.
Tiếp nối truyền thống
Các chủ nhân tương lai của Nhà Trắng đã biến việc gửi thư trở thành truyền thống. Sau ông Reagan, mỗi đời tổng thống Mỹ đều gửi một bức thư mang nội dung cổ vũ và truyền kinh nghiệm cho người kế nhiệm vào đúng ngày nhậm chức của họ.
Trong cuốn tự truyện của cựu Tổng thống Bush, ông đã kể lại cảm giác ngồi một mình trong Phòng Bầu Dục, trên một chiếc bàn trống vào đúng ngày ông phải rời khỏi đó để chuẩn bị đón tân tổng thống.
"Tôi đã để lại một bức thư trên bàn cho Bill Clinton. Có một chút cô đơn khi ngồi ở đây. Tôi không muốn xúc động quá mức, nhưng tôi muốn ông ấy biết rằng tôi sẽ cổ vũ ông ấy", cựu Tổng thống Bush viết trong hồi ký.
Trong bài viết được đăng trên báo Washington Post hôm 30/11, cựu Tổng thống Clinton cho biết bức thư của ông Bush vào năm 1993 đã cho thấy ông là "một người đáng kính, độ lượng và tử tế, người tin vào nước Mỹ, tin vào hiến pháp của chúng ta, thể chế của chúng ta và tương lai chung của chúng ta".
Bức thư do ông Clinton gửi cựu Tổng thống Bush "con" năm 2001. (Ảnh: NYT)
Đến lượt mình, ông Clinton cũng để lại một bức thư cho người kế nhiệm, cựu Tổng thống George W. Bush, vào ngày ông Bush "con" nhậm chức năm 2001.
"Ngày hôm nay, ông bắt đầu một hành trình vĩ đại nhất, với niềm vinh hạnh lớn lao nhất, mà bất kỳ người dân Mỹ nào cũng có thể thấy được. Giống như tôi, ông đặc biệt may mắn khi được dẫn dắt đất nước đúng vào thời điểm có những sự thay đổi sâu sắc và phần lớn là tích cực", ông Clinton viết.
Sau đó, vào ngày 20/1/2009, khi cựu Tổng thống Barack Obama tuyên thệ nhậm chức, ông George W. Bush cũng để lại một bức thư cho người kế nhiệm.
"Xin chúc mừng ông vì đã trở thành tổng thống của chúng ta. Ông vừa bắt đầu một hành trình tuyệt vời trong cuộc đời của mình. Rất ít người có vinh hạnh được biết những trách nhiệm mà ông đang cảm nhận bây giờ. Cũng rất ít người biết được sự phấn kích cũng như những thách thức mà ông sẽ phải đối mặt. Sẽ có những thời khắc khó khăn. Những lời chỉ trích sẽ dậy sóng. Những người bạn sẽ khiến ông thất vọng. Nhưng luôn có đấng tối cao an ủi ông, một gia đình yêu thương ông và một đất nước cổ vũ cho ông, bao gồm cả tôi", cựu Tổng thống Bush viết năm 2009.
Bức thư gửi cựu Tổng thống Obama do người tiền nhiệm George Bush viết năm 2009. (Ảnh: NYT)
Barbara A. Perry, giám đốc bộ phận nghiên cứu tổng thống tại Trung tâm Miller thuộc Đại học Virginia, truyền thống gửi thư giữa các đời tổng thống mới được duy trì liên tục trong khoảng 3 thập niên gần đây. Lịch sử Mỹ có 8 tổng thống qua đời khi đang đương nhiệm, do vậy họ không thể để lại thư cho người kế nhiệm. Trong khi đó, một số tổng thống khác, chẳng hạn Richard Nixon, không có sự chuyển giao quyền lực suôn sẻ.
Khi đương kim Tổng thống Donald Trump nhậm chức hồi tháng 1 năm ngoái, ông Obama đã gửi cho ông Trump một bức thư đặt tại ngăn kéo bàn làm việc tại Phòng Bầu Dục. Khi đó, ông Trump mô tả bức thư của ông Obama là "sâu sắc" và "đẹp".
Tuy vậy, ông Trump là một tổng thống đặc biệt, người vốn không duy trì các chuẩn mực thông thường như các nhà lãnh đạo tiền nhiệm. Do vậy, giới sử gia vẫn đang chờ xem liệu ông Trump có nối tiếp truyền thống gửi thư cho người kế nhiệm khi ông rời Nhà Trắng hay không.
Thành Đạt
Theo Dantri/ New York Times
Ông Trump rộng cửa tái đắc cử năm 2020 Thời báo Hoa nam Buổi sáng cho rằng, dù đảng đảng Cộng hòa mất quyền kiểm soát Hạ viện về tay đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua nhưng đây cũng không phải vấn đề lớn và viễn cảnh Tổng thống Donald Trump tái đắc cử năm 2020 là điều gần như chắc chắn. Tổng thống Mỹ Donald Trump...