Mỹ có thêm thế trận THAAD răn đe đối thủ
Mỹ đang khiến các quốc gia đối thủ bất an bởi kế hoạch triển khai đồng loạt hệ thống phòng thủ tầm cao THAAD của mình.
Thông tin này được trang World Defense News dẫn nguồn từ Tập đoàn Lockheed Martin ngày 9/7/2015 cho biết. Theo nguồn tin này, Quân đội Mỹ sẽ đưa vào hoạt động từ 5 đến 7 khẩu đội THAAD trước cuối năm 2015.
Trong khi đó, World Defense News dẫn lời ông Richard McDaniel, phó chủ tịch của Lockheed Martin phát biểu: “Hệ thống đánh chặn thứ 100 được bàn giao là nhờ công lớn của những người kĩ sư tuyệt vời. Họ đã cống hiến hàng giờ phát triển và sản xuất hệ thống hiện đại và đáng tự hào này trong nhiều năm qua.
Chúng ta đạt được tới hệ thống thứ 100, cũng có nghĩa là sẽ đi vào môi trường sản xuất thực sự và luôn phải tìm cách tăng cường số lượng, cải thiện tính hiệu quả và chi phí, cùng đáp ứng được nhu cầu từ Mỹ và các đối tác quốc tế”.
Hệ thống THAAD của Mỹ.
Theo thông tin được nhà sản xuất Lockheed Martin công khai, THAAD là hệ thống có khả năng phá huỷ các tên lửa tấn công cả ở ngoài và bên trong bầu khí quyển bằng nguyên lí va chạm trực tiếp.
Hệ thống phòng không từ mặt đất này này cũng rất dễ dàng triển khai do được lắp đặt trên một phương tiện lựu động và có thể phối hợp được với nhiều hệ thống chống tên lửa đạn đạo khác trên khắp thế giới bao gồm Patriot/PAC-3, Aegis, hay hệ thống chỉ huy, điều khiển và trao đổi thông tin (C2BMC).
Video đang HOT
THAAD có thể vô hiệu hoá được các tên lửa đạn đạo và chiến thuật trong tầm bắn 200km và độ cao 150km.
Dù nguồn tin không cho biết Mỹ sẽ đưa những hệ thống THAAD mới ở đâu, nhưng với khả năng đáng sợ của hệ thống này, các quốc gia có liên quan luôn theo dõi chặt chẽ kế hoạch triển khai THAAD của Mỹ.
Theo kế hoạch triển khai THAAD từng được Mỹ công khai, Tạp chí The Diplomat (Nhật) nhận định rất có thể trong số những hệ thống đánh chặn mới này sẽ được Mỹ triển khai tại Hàn Quốc.
Theo nguồn tin này, rất có thể chính phủ Hàn Quốc và Mỹ đã đạt được một thỏa thuận về việc triển khai hệ thống phòng thủ tầm cao này tại xứ sở kim chi bất chấp sự phản đối từ Trung Quốc và cả Nga.
Hãng tin Yonhap đầu tháng 5/2015 cho biết, Trung Quốc đã cảnh báo rằng nước này có thể gia tăng các đầu đạn hạt nhân trong trường hợp hệ thống phòng thủ tên lửa bay cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ được triển khai tại Hàn Quốc.
Yonhap dẫn lời học giả Trung Quốc Teng Jianqun, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc cho rằng vấn đề triển khai THAAD tại Hàn Quốc đã trở thành “một lựa chọn khó khăn” cho Seoul trong việc cân bằng quan hệ song phương với Washington và Bắc Kinh.
Trong bài viết đăng trên trang của Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc gần đây, Teng viết: “Việc Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc sẽ là phép thử đối với các mối quan hệ giữa Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, thậm chí là Nga”.
Teng cảnh báo: “Đây không đơn thuần là một dự án quân sự vì lợi ích của Hàn Quốc và an ninh của Mỹ. Nếu cần thiết, Trung Quốc sẽ có một số biện pháp mạnh mẽ để chống lại sức mạnh của chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ, bao gồm cả việc nâng cấp và tăng số lượng đầu đạn hạt nhân và thông thường của mình”.
Trung Quốc đã nhiều lần công khai phản đối việc Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc nhưng có thể nói đây là lần đầu tiên việc sử dụng sức ép từ vũ khí hạt nhân được nêu lên.
Theo Hòa Sơn
Đất Việt
"Niềm tự hào" F-35 của Mỹ thất thế trước phi cơ F-16
Trong một trận chiến trên không trung giả định, máy bay thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ bị đánh giá là "quá chậm chạp" trong các tình huống phức tạp.
Máy bay thế hệ thứ năm F-35. (Ảnh: Lockheed Martin)
Hãng tin RT dẫn một báo cáo ngày 29/6 cho biết trận không chiến giả định nêu trên, được thử nghiệm hồi tháng 1 tại Thái Bình Dương, là nhằm kiểm tra sức mạnh của F-35 trong tình huống đụng độ máy bay đối phương ở độ cao khoảng từ 3.000 đến 9.000m.
Theo kế hoạch, phi công của F-35 có nhiệm vụ bay đổi hướng và quay lại tấn công mục tiêu là chiếc F-16, trong khi phi công của F-16 cũng thực hiện nội dung tương tự.
Tuy nhiên, báo cáo cho rằng dù máy bay F-16 phải mang theo 2 bình nhiên liệu và mẫu F-35 không mang theo vũ khí, song chiếc máy bay thế hệ thứ năm của quân đội Mỹ "vẫn không thể tìm được lợi thế trong mọi tình huống" trước đối thủ.
Phi công lái chiếc F-35 tìm cách nhắm vào chiếc F-16 bằng súng 25-mm song chiếc máy bay kia đã dễ dàng né được. Phi công của F-35 cho rằng khả năng tấn công của máy bay này còn thấp khi không thể tấn công máy bay khác trong tầm ngắm bắn.
Trong một tình huống phải đảo lại để tấn công, F-35 thực hiện với tốc độ chậm và điều này khiến máy bay sử dụng nhiều năng lượng, làm cho máy bay trở nên dễ bị tấn công hơn.
Ngoài ra, phi công lái thử chiếc F-35 cũng phàn nàn về việc mũ bảo hiểm khiến anh không thể thoải mái di chuyển trong buồng lái. Báo cáo nêu rõ: "Chiếc mũ bảo hiểm quá lớn so với không gian trong buồng lái. Do đó, rất khó để có thể theo dõi các tình huống ở phía thân máy bay".
Báo cáo cho biết thêm cuộc tấn công giả định trên không trung nêu trên được thực hiện trên Thái Bình Dương, gần với căn cứ Không quân Edwards đặt tại California.
Lâu nay, có nhiều báo cáo cho rằng F-35 thường hay gặp các lỗi cơ bản, cũng như chi phí sản xuất đắt đỏ. Đây là chương trình đầu tư vũ khí tốn kém nhất trong lịch sử Lầu Năm Góc với chi phí lên tới 160 triệu USD/chiếc.
Hiện tập đoàn Lockheed Martin đã sử dụng hệ thống thông tin tính toán tự động (ALIS) cho mẫu F-35 với mục đích tìm ra những vấn đề của máy bay này và cung cấp các thông tin về những bộ phận cần phải thay thế.
Được sản xuất với mục đích thay thế mẫu máy bay thế hệ thứ 4 F-16 song quân đội Mỹ tới nay vẫn gặp nhiều vấn đề với mẫu F-35. Theo kế hoạch, mẫu F-36 sẽ được chuyển giao cho các đơn vị của Mỹ từ năm 2020.
Ngọc Anh
Theo dantri/ RT
F-22 của Mỹ thêm "đáng sợ" với tính năng mới Quân đội Mỹ vừa thưởng "nóng" tập đoàn Lockheed Martin gần 70 triệu USD vì đã nâng cấp kỹ thuật giúp kéo dài giờ bay cho chiến đấu cơ F-22 Raptor. Thông tin trên vừa được Không lực Mỹ đưa ra trong một thông cáo báo chí. "Tập đoàn Lockheed Martin đã được thưởng 68.612.500 USD vì đã nâng cấp thành công giờ...