Mỹ có thêm nạn nhân tử vong vì lỗi túi khí Takata
Trường hợp tử vong vì lỗi túi khí Takata tại Mỹ xảy ra trên mẫu xe Honda Civic 2002.
Honda vừa chính thức xác nhận trường hợp tử vong thứ 17 vì lỗi túi khí Takata tại Mỹ. Sau khi hợp tác điều tra cùng Cơ quan An toàn giao thông Quốc gia Mỹ (NTHSA), hãng xe Nhật Bản kết luận lỗi túi khí là nguyên nhân dẫn đến cái chết của tài xế điều khiển chiếc Honda Civic 2002, sau vụ va chạm giao thông xảy ra ở thành phố Mesa, bang Arizona.
Honda cho biết model Civic 2002 đã được triệu hồi tại Mỹ từ tháng 12/2011 để thay thế bơm túi khí ở vị trí người lái. Trong khi đó, thông báo triệu hồi xe để sửa lỗi túi khí trước bên phụ cũng từng được đưa ra vào năm 2014.
Honda Civic 2002 bán tại thị trường Mỹ. Ảnh: Autoblog.
Trong vòng 8 năm qua, Honda đã gửi hơn 15 email, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp liên lạc khác để chuyển thông báo triệu hồi tới các chủ xe Civic 2002. Theo nhà sản xuất Nhật Bản, nạn nhân thứ 17 không phải chủ xe đã đăng ký thông tin với hãng và có thể không biết chiếc Civic mình cầm lái chưa được khắc phục lỗi.
Lỗi túi khí Takata được xem là một trong những bê bối lớn nhất của ngành công nghiệp ôtô thế giới. Cụ thể, hợp chất amoni nitrat được Takata sử dụng trong cụm bơm túi khí của hãng có thể khiến túi khí nổ quá mạnh, khiến các mảnh kim loại vỡ bắn ra, gây thương vong cho người dùng.
Tính đến nay, đã có hơn 290 người bị thương và 26 người tử vong trên toàn cầu vì lỗi túi khí Takata. Trong đó, Mỹ chiếm tới 17 ca tử vong, với 15 trường hợp xảy ra trên ôtô Honda và 2 trường hợp dùng xe Ford.
Chỉ tính riêng tại Mỹ, số lượng ôtô bị triệu hồi vì lỗi túi khí Takata từ năm 2013 đến nay đạt mức kỷ lục, hơn 3,6 triệu xe thuộc nhiều thương hiệu khác nhau, từ Honda, Ford, Toyota, Volkswagen cho tới Tesla hay McLaren.
Trước đó vào tháng 8, Honda đã chấp nhận chi trả số tiền 85 triệu USD tại Mỹ để khắc phục hậu quả từ lỗi túi khí Takata được trang bị trên các mẫu xe của hãng.
Những bê bối chất lượng xe ô tô: Các hãng lớn như Ford, Toyota, Chevrolet ... 'dính cả'
Cục Đăng kiểm Việt Nam thống kê lại các vụ bê bối gây rúng động ngành ô tô thế giới
Video đang HOT
Dưới đây là các vụ bê bối gây rúng động ngành ô tô thế giới, theo thống kế của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
9. Bê bối gian lận khí thải của Volkswagen
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, ô tô đời mới phải đáp ứng các quy định khí thải nghiêm ngặt hơn nhằm giúp giảm ô nhiễm môi trường và sự nóng lên của trái đất. Các nhà sản xuất ô tô thường chọn giải pháp sử dụng những phần mềm máy tính tiên tiến để tối ưu hoá việc đốt cháy nhiên liệu, hoặc phát triển động cơ có hiệu suất cao hơn.
Từ năm 2008, tập đoàn Volkswagen đã bị cáo buộc làm sai lệch kết quả kiểm tra khí thải trong phòng thí nghiệm, dẫn tới việc xe của họ có mức phát thải NOx cao gấp 40 lần thực tế.
Ban đầu chỉ liên quan tới một số mẫu xe VW, nhưng sau đó phát lộ xe của các thương hiệu khác thuộc tập đoàn cũng dùng phần mềm gian lận khí thải. Tổng thiệt hại tài chính đối với Volkswagen tính đến thời điểm này ước tính đã lên tới 30 tỉ USD.
8. Lỗi túi khí Takata - Những đợt triệu hồi xe kỷ lục
Túi khí là trang bị an toàn thụ động giúp cứu mạng người khi xảy ra tai nạn. Dựa vào lực tác động và các cảm biến, túi khí sẽ bung ra, tạo thành lớp đệm bảo vệ người ngồi trên xe. Tuy nhiên, túi khí Takata lại có nguy cơ bung quá lực, làm văng các mảnh sắc nhọn có thể đe doạ tính mạng người ngồi trên xe.
Lỗi này đã khiến nhà cung cấp túi khí Nhật Bản phải triệu hồi hàng chục triệu túi khí sản xuất trong thời gian từ năm 2002 đến 2015, ảnh hưởng tới hầu hết các hãng xe lớn.
Theo Cục Đăng kiểm, chỉ tính riêng tại Mỹ, đã có khoảng 41 triệu xe được xác định là dùng túi khí Takata. Tập đoàn GM ước tính chi phí triệu hồi và thay túi khí cho xe là hơn 1,2 tỷ USD. Về Takata, vụ bê bối này đã đẩy hãng đến bờ vực phá sản và phải bán mình cho một doanh nghiệp Trung Quốc.
7. Chevrolet Corvair - Hệ thống treo "chết người"
Theo thông tin từ Cục Đăng kiểm, năm 1959, nhận thấy thị trường có nhu cầu với các mẫu xe cỡ nhỏ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn để làm chiếc xe thứ hai trong gia đình, Chevrolet đã tung ra mẫu Corvair. Xe có động cơ đặt phía sau, sử dụng hệ thống treo tay đòn độc lập phía. Thiết kế này giúp giảm chi phí sản xuất xe, nhưng lại gây ảnh hưởng tới sự phân bổ trọng lượng, khiến xe dễ trở nên mất kiểm soát. Đã có nhiều vụ tai nạn chết người xảy ra liên quan tới lỗi này.
Không những vậy, các cuộc điều tra cho thấy GM đã bỏ thanh chống lật phía trước để tiết kiệm chi phí.
6. Mercedes A-Class dễ bị lật
Mercedes gia nhập phân khúc xe mini vào năm 1997 với mẫu A-Class có chiều dài cơ sở khá ngắn và thiết kế hông cao. Cuộc thử nghiệm độc lập của bên thứ ba vào cuối năm 1997 đã hé lộ các vấn đề về độ cân bằng của xe. Trọng tâm cao đã khiến xe A-Class dễ bị lật trong bài thử nghiệm "đánh võng". Ban đầu, hãng xe Đức phủ nhận lỗi thiết kế của A-Class, nhưng sau đó lại thay đổi và tiến hành triệu hồi xe.
Không qua được bài thử nghiệm "đánh võng" hoá ra lại là điều may mắn, Mercedes đã triệu hồi 17.000 chiếc A-Class để lắp hệ thống ổn định thân xe điện tử (ESP). Từ đó về sau, toàn bộ xe A-Class được trang bị tiêu chuẩn ESP.
5. Ferrari 458 - Chất lượng kém, dễ cháy
Một trong những mẫu xe cỡ nhỏ xuất sắc nhất mà Ferrari từng sản xuất bị lỗi khiến hãng phải triệu hồi 400 chiếc. Dùng toàn các vật liệu composite để giảm trọng lượng, Ferrari cũng sử dụng keo ở một số vị trí quan trọng của thân xe. Khi trời nắng nóng, keo bị chảy, khiến các bộ phận cách nhiệt quan trọng rời ra, gây cháy.
4. Ford Pinto - Lỗi bình nhiên liệu
Việc tiết kiệm chi phí liên quan tới thiết kế bình nhiên liệu của mẫu Ford Pinto là một trong những giải pháp thiết kế gây tranh cãi nhất hồi thập niên 70 của thế kỷ trước. Các cuộc thử nghiệm nội bộ của Ford cho thấy có nguy cơ cháy nếu xe bị đâm từ phía sau.
Lý do là bình xăng của Pinto nằm ở khoảng trống giữa trục sau và cản sốc, nên dễ vỡ khi xe bị đâm từ phía sau, gây cháy nếu gặp nguồn nhiệt hoặc tia lửa. Thiết kế bình xăng kém đã dẫn tới các vụ cháy xe chết người, và Ford đã phải nộp 3,5 triệu USD tiền phạt.
Giải pháp khắc phục được đưa ra sau đó là lắp thêm tấm thép vào sau lưng cản sau, với chi phí chỉ khoảng 11 USD, hoặc dùng bình xăng như trong ngành hàng không để chịu được lực va đập, với chi phí 5,08 USD.
3. Lỗi hệ thống đánh lửa của GM
Hệ thống đề điện chỉ đơn giản để nổ máy xe? Theo Cục Đăng kiểm, chúng còn kiểm soát hệ thống điện của xe, có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều tính năng an toàn của xe. Hồi năm 2014, GM đã phải triệu hồi nhiều mẫu xe do lỗi hệ thống đánh lửa có thể khiến xe mất phanh, mất trợ lực lái và ảnh hưởng tới hoạt động của túi khí.
GM đã phải triệu hồi nhiều mẫu xe do lỗi hệ thống đánh lửa có thể khiến xe mất phanh.
Khi đó, GM đã phải khuyến cáo khách hàng không đeo gì thêm vào chìa khoá xe để tránh kích hoạt lỗi hệ thống đánh lửa. Nguyên nhân sau đó được xác định nằm ở một chi tiết lò xo trong hệ thống đánh lửa có giá trị chỉ khoảng 57 cent (tương đương 12 nghìn đồng) mà GM tiết kiệm chi phí, không chịu thay. Sai lầm này khiến hãng sản xuất xe hơi của Mỹ phải triệu hồi khoảng 2,6 triệu xe và bị kiện vì ít nhất 13 người đã thiệt mạng.
2. Lỗi lốp Firestone trên xe FordExplorer
FordExplorer có trọng tâm cao, nên dễ lật nếu có trục trặc về lốp. Theo yêu cầu của Ford, hãng Firestone đã sản xuất phiên bản trọng lượng nhẹ của lốp Wilderness ATX, bỏ bớt khoảng 10% vật liệu dùng để sản xuất lốp. Với tên gọi ATX II, mẫu lốp mới này dễ nổ hơn.
Cả Ford và Firestone đã đổ lỗi cho lốp. Ford khẳng định rằng kết cấu lốp mỏng hơn chính là lý do, trong khi Firestone phản bác rằng lý do là áp suất lốp quá thấp.
Lỗi này này liên quan tới 271 vụ tai nạn chết người và khiến hơn 800 người khác bị thương. Firestone đã phải triệu hồi 14,4 triệu chiếc lốp. CEO của cả Ford và Firestone khi đó đều đã phải từ chức.
1. Xe Toyota tăng tốc mất kiểm soát
Triệu hồi xe chưa bao giờ là việc các nhà sản xuất ô tô muốn làm, nhưng cách họ xử lý khủng hoảng có thể giảm nhẹ hoặc làm trầm trọng thêm tình hình. Khi mới nổ ra sự việc xe Toyota tăng tốc mất kiểm soát, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã đổ lỗi cho thảm sàn bằng cao su bị kẹt vào chân ga. Sau đó, vào năm 2005 và một lần nữa vào năm 2010, Toyota đã phải sửa thông báo triệu hồi xe, trong đó nói rằng xe bị lỗi chân ga nên mới có hiện tượng tăng tốc đột ngột ngoài kiểm soát. Cuối cùng, bị buộc phải thừa nhận đã che giấu sự thật, Toyota nhận án phạt kỷ lục 1,2 tỉ USD.
Honda đồng ý trả 85 triệu USD để giải quyết cuộc điều tra lỗi túi khí Theo một thỏa thuận công bố ngày 25/8, các chi nhánh tại Mỹ của hãng chế tạo ô tô Honda Motor Co (Nhật Bản) đã đồng ý chi trả 85 triệu USD để giải quyết cuộc điều tra tại hầu hết các bang ở Mỹ liên quan đến lỗi túi khí Takata. Một mẫu ô tô của hãng Honda. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN...