Mỹ có thể tham gia nếu Nhật – Trung xung đột
Washington có thể tham gia trực tiếp nếu Tokyo và Bắc Kinh xung đột liên quan đến quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Đó là thông tin trong một báo cáo mới của Cơ quan Nghiên cứu quốc hội Mỹ (CRS) được Kyodo News đăng tải ngày 21.2. Báo cáo nhận định “Trung Quốc đã thực hiện ngày càng nhiều hoạt động gây hấn bằng cách điều cả tàu quân sự lẫn tàu hải giám và máy bay đến khu vực trên kể từ khi chính phủ Nhật mua một phần quần đảo từ một người chủ tư nhân Nhật vào tháng 9.2012″. CRS còn cho rằng việc Bắc Kinh hướng radar về phía tàu khu trục Nhật tại khu vực biển gần Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Tokyo kiểm soát, “được xem là một sự leo thang nghiêm trọng”. Mặt khác, theo báo cáo trên, Mỹ tái khẳng định rằng khu vực quần đảo trên nằm trong khuôn khổ Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ. Điều này đặt Washington vào khả năng can dự quân sự.
Tàu hải giám Trung Quốc và các tàu tuần tra Nhật trên biển Hoa Đông hồi tháng 9.2012
- Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Hành động gây hấn của Trung Quốc cũng là vấn đề được Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đề cập trong bài phỏng vấn đăng trên tờ The Washington Post hôm qua. Nhà lãnh đạo này khẳng định việc gây sự với Tokyo và các bên tranh chấp chủ quyền là thói quen “thâm căn cố đế” của Bắc Kinh nhằm duy trì sự ủng hộ trong nước. Ông cũng cảnh báo về những thách thức mà Trung Quốc đối mặt nếu các nước châu Á quyết định cắt giảm quan hệ thương mại và kinh tế do bất bình với hành động bành trướng của Bắc Kinh. Ngoài ra, Thủ tướng Abe còn phác thảo các kế hoạch đối phó Trung Quốc, bao gồm tăng chi tiêu quân sự và củng cố quan hệ với những nước cùng chia sẻ lo ngại về Bắc Kinh. Cũng trong bài phỏng vấn trên, Thủ tướng Nhật nhấn mạnh sự hiện diện của Mỹ tại châu Á là “quan trọng”. Dự kiến, ông sẽ có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Washington vào ngày 22.2 (theo giờ địa phương). Trong đó vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc sẽ thuộc nghị trình thảo luận. Cũng trong ngày 22.2, tại thành phố Pasay của Philippines, Đối thoại lần 2 về Các vấn đề hàng hải và đại dương giữa Nhật với nước chủ nhà sẽ được tiến hành. Theo tờ The Philippine Star, phái đoàn Nhật do Kenji Kanasugi, Vụ phó Vụ Tây Nam và Đông Nam Á thuộc Bộ Ngoại giao dẫn đầu. Về phía Philippines, người dẫn đầu là Trợ lý Ngoại trưởng Gilberto Asuque.
Theo TNO
Trung Quốc trang bị máy bay tầm xa tuần tra vùng biển tranh chấp
Trung Quốc tiếp tục cử tàu hải giám tới vùng biển của Nhật Bản, đồng thời ráo riết tăng cường năng lực tuần tra vùng trời tại Hoa Đông, động thái dường như muốn gửi thông điệp cứng rắn tới Thủ tướng tương lai của Nhật Bản.
Tàu hải giám Trung Quốc tiến gần vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Mạng tin Sankei của Nhật Bản dẫn nguồn tin đăng trên báo Thanh niên Bắc Kinh cho biết Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã quyết định tăng cường năng lực tuần tra vùng trời trên biển Hoa Đông với kế hoạch trang bị các loại máy bay có tầm hoạt động trên 4.500 km từ nay đến năm 2015.
Tờ báo nhấn mạnh Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đang bắt tay vào việc phát triển các máy bay tuần tra tầm trung và xa. Tờ báo dẫn lời một quan chức cơ quan này xác nhận hiện Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đang sở hữu 6 phi cơ và 4 trực thăng phục vụ cho các hoạt động tuần tra biển.
Hôm 13/12, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã cử máy bay tuần traở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Với việc trang bị thêm các máy bay tầm trung và xa, Trung Quốc dường như muốn đẩy mạnh thêm áp lực với Nhật Bản bằng việc theo đuổi mục tiêu tăng cường hoạt động giám sát tại vùng biển hiện do phía Nhật Bản quản lý.
Không chỉ đẩy mạnh xây dựng năng lực tuần tra không phận ở vùng biển tranh chấp, Trung Quốc còn tiếp tục gây sức ép với Tokyo bằng cách liên tiếp cử tàu hải giám đi vào vùng biển này.
"Vào lúc 7h40' ngày 16/12, một tàu hải giám của Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư", Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết.
Sở chỉ huy Vùng 11 của JCG tại Naha, tỉnh Okinawa, xác nhận chiếc tàu trên đã rời khu vực sau 50 phút. Trong khi đó, tờ Thanh niên Bắc Kinh tiết lộ Trung Quốc hiện có trên 400 tàu hải giám các loại.
Theo Dantri
Nhật tăng cường đối phó tàu Trung Quốc Tokyo vừa thông qua kênh ngoại giao đưa ra phản đối mạnh mẽ đối với Bắc Kinh sau khi 4 tàu hải giám Trung Quốc ngày 25.10 xuất hiện gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Theo Kyodo News, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Chikao Kawai cũng đã kháng nghị với Đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa, yêu cầu Bắc Kinh rút...