Mỹ có thể rút khỏi WHO ngay khi ông Trump nhậm chức
Đội ngũ chuyển giao của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cho là đang lên kế hoạch công bố việc Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngay vào ngày ông nhậm chức.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP).
Financial Times (FT) ngày 22/12 cho biết, các thành viên trong nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói với các chuyên gia y tế rằng, một số người trong nhóm được cho là muốn Mỹ ở lại WHO nhưng thúc đẩy cải tổ tổ chức này.
Tuy nhiên, một nhóm khác muốn Mỹ cắt đứt quan hệ với WHO và xu hướng này đang thắng thế trong các cuộc tranh luận.
FT dẫn lời Ashish Jha, cựu điều phối viên ứng phó Covid-19 của Nhà Trắng, cho hay nhóm của ông Trump muốn nước Mỹ rút khỏi WHO ngay ngày đầu nhiệm sở của ông Trump, coi đó là biểu tượng đảo ngược động thái mà người tiền nhiệm Joe Biden đã làm trong ngày nhậm chức trước kia.
Vào ngày 20/1/2021, ông Biden đã nối lại quan hệ giữa Mỹ và WHO sau khi ông Trump khởi động quá trình rút khỏi tổ chức này vì chỉ trích năng lực ứng phó của WHO với đại dịch Covid-19.
Năm 2020, ông Trump cáo buộc WHO bị Trung Quốc “kiểm soát” trong bối cảnh đại dịch. Ông nói Bắc Kinh đã gây áp lực buộc WHO “lừa dối thế giới” về virus. Ông tuyên bố sẽ chuyển nguồn tài trợ WHO của Mỹ cho các tổ chức từ thiện y tế công cộng toàn cầu khác.
Theo nghị quyết của Quốc hội năm 1948, Mỹ có thể rút khỏi WHO nhưng phải thông báo trước một năm và phải trả các khoản phí còn thiếu.
Tháng trước, ông Trump đề cử người lâu năm hoài nghi về vaccine Robert F. Kennedy làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ. Ông Robert F. Kennedy là một trong những người lên tiếng chỉ trích các biện pháp ứng phó của WHO với Covid-19 do khuyến nghị các chính phủ trên thế giới áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt và giới thiệu các loại vaccine được phát triển nhanh chóng.
Ông Trump gọi cho các thượng nghị sĩ Cộng hòa để sớm triển khai chính sách
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự kiến ưu tiên thông qua các dự luật về an ninh biên giới, năng lượng và cắt giảm thuế, khi chuẩn bị sẵn vấn đề này với phe Cộng hòa tại thượng viện.
Thượng viện Mỹ sẽ do đảng Cộng hòa kiểm soát vào nhiệm kỳ sắp tới và các thượng nghị sĩ thuộc đảng này đang thảo luận kế hoạch cụ thể nhằm thúc đẩy các chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump, bắt đầu với vấn đề an ninh biên giới và năng lượng, trước khi tập trung vào việc cắt giảm thuế.
Thượng nghị sĩ John Thune, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại thượng viện nhiệm kỳ tới, vừa vạch ra kế hoạch trong một cuộc họp kín vào ngày 3.12 (giờ địa phương) trong đó ông Trump đích thân gọi điện đến.
Ông Trump: BRICS nếu thay thế đồng USD sẽ chịu thuế 100%
Trong thượng viện nhiệm kỳ tới, đảng Cộng hòa giữ 53 ghế và đảng Dân chủ giữ 47 ghế. Với thế đa số, đảng Cộng hòa dự kiến gặp ít trở ngại khi thông qua các dự luật về chính sách của ông Trump.
Phát biểu với báo giới, ông Thune cho biết dự luật đầu tiên sẽ tập trung vào vấn đề an ninh biên giới, chi tiêu quốc phòng và bãi bỏ quy định về năng lượng.
Ông Trump đang chuẩn bị để các dự luật sớm được thông qua sau khi ông nhậm chức. ẢNH: REUTERS
Dự luật thứ 2 là về việc kéo dài thời hạn cắt giảm thuế từ Đạo luật về cắt giảm thuế và Việc làm năm 2017 được thông qua trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump, dự kiến sẽ hết hạn vào năm tới.
Ông Thune mô tả kế hoạch này là "các lựa chọn mà tất cả các thành viên của chúng tôi đang cân nhắc". Để ban hành chương trình nghị sự của ông Trump, thượng viện sẽ phải làm việc chặt chẽ với tổng thống đắc cử và hạ viện, nơi dự kiến đảng Cộng hòa chiếm thế đa số sít sao.
Việc gia hạn cắt giảm thuế của ông Trump đối với cá nhân và doanh nghiệp nhỏ dự kiến làm tăng thêm 4.000 tỉ USD vào tổng nợ hiện tại của Mỹ là 36.000 tỉ USD trong 10 năm.
Ông Trump còn hứa với cử tri về các khoản giảm thuế mới, bao gồm việc chấm dứt thuế đối với an sinh xã hội, tiền làm thêm giờ và tiền boa, đồng thời khôi phục các khoản khấu trừ cho lãi suất vay mua xe hơi.
Nga thấy "tín hiệu tích cực" từ ông Trump về Ukraine Nga hôm 10/11 cho biết đã thấy "những tín hiệu tích cực" từ lập trường của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump về Ukraine nhưng cảnh báo "khó dự đoán được cách ông Trump sẽ hành động khi nhậm chức". Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov (Ảnh: Tass). "Những tín hiệu này là tích cực. Trong suốt chiến dịch bầu cử,...