Mỹ có thể rút khỏi thỏa thuận Paris: Nỗ lực chống biến đổi khí hậu gặp khó
Chủ trương rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris của Tổng thống tái đắc cử Donald Trump đánh dấu một bước ngoặt gây lo ngại trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Ông Trump đi bỏ phiếu bầu cử hôm 5/11 (Ảnh: Reuters).
Động thái trên, diễn ra trong bối cảnh nhiệt độ trái đất đã tăng 1,1⁰C so với thời kỳ tiền công nghiệp và các thảm họa thiên nhiên ngày càng gia tăng, đặt ra thách thức nghiêm trọng trong việc kiểm soát biến đổi khí hậu.
Kế hoạch gây sốc và bối cảnh lịch sử
Trong bối cảnh nhiệt độ toàn cầu liên tục tăng và lập những kỷ lục mới, thiệt hại do thiên tai năm 2023 lên tới 290 tỷ USD, đội ngũ tiếp quản chuyển giao quyền lực của Tổng thống vừa tái đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị sắc lệnh hành pháp để rút nước Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu ngay sau lễ nhậm chức vào ngày 20/1/2025.
Đây không chỉ là một trong những quyết định đầu tiên của nhiệm kỳ Trump 2.0, mà còn là lần thứ hai Mỹ rời khỏi thỏa thuận quốc tế quan trọng này và là một bước thụt lùi đáng lo ngại trong cam kết toàn cầu về môi trường.
Hiệp định Paris, được ký kết năm 2015 với sự tham gia của 195 quốc gia, đã tạo nên khuôn khổ hợp tác quốc tế chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Với mục tiêu kiểm soát mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 1,5⁰C, Hiệp định đã thiết lập một cơ chế đóng góp tự nguyện (NDCs) cho các quốc gia thành viên. Trong đó Mỹ, quốc gia chiếm 15% tổng lượng phát thải toàn cầu với mức phát thải bình quân đầu người 15.5 tấn CO2/năm – đã cam kết giảm 26-28% lượng phát thải vào năm 2025 so với mức năm 2005.
Lịch sử tham gia Hiệp định này của Mỹ thể hiện rõ sự mâu thuẫn và phân cực trong nội bộ nước Mỹ xung quanh vấn đề chống biến đổi khí hậu. Dưới thời Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã thích cực đi tiên phong trong việc thúc đẩy các nước đi đến ký kết Hiệp định và đã đưa ra cam kết giảm phát thải từ 26% đến 28% vào năm 2025 so với mức của năm 2005.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngay sau khi lần đầu lên nắm quyền, năm 2017, Tổng thống Trump đã quyết định rút Mỹ ra khỏi Hiệp định. Nhưng ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1/2021, Tổng thống Biden đã lại đưa Mỹ tái gia nhập Hiệp định, và giờ đây, dưới thời Trump 2.0, nước Mỹ một lần nữa chuẩn bị rời bỏ cam kết toàn cầu này.
Dưới thời Trump 2.0, nước Mỹ một lần nữa chuẩn bị rời bỏ cam kết toàn cầu này, đánh dấu một bước ngoặt mới trong chính sách chống biến đổi khí hậu của nền kinh tế lớn nhất hành tinh.
Nguyên nhân sâu xa
Quyết định sẽ rút khỏi Hiệp định Paris của ông Trump xuất phát từ triết lý “Nước Mỹ trước hết” và bản chất thực dụng của một doanh nhân/chính trị gia. Ông Trump luôn cho rằng Hiệp định Paris đang “bóc lột nước Mỹ” thông qua việc áp đặt các nghĩa vụ không công bằng, đặt gánh nặng lên nền kinh tế Mỹ và làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt khi các nền kinh tế mới nổi không phải chịu những ràng buộc tương tự.
Bà Mandy Gunasekara, cựu Chánh văn phòng Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) dưới thời chính quyền Trump đầu tiên, cho rằng “Hiệp định Paris là một thỏa thuận bất lợi cho Mỹ, hầu như không làm giảm phát thải một cách đáng kể và được sử dụng để biện minh cho các quy định khắt khe khiến năng lượng trở nên đắt đỏ hơn”.
Phản ứng trong nước và quốc tế
Kế hoạch rút nước Mỹ khỏi Hiệp định Paris của ông Trump còn bao gồm nhiều biện pháp khác nhằm nới lỏng các quy định môi trường như việc thu hẹp các khu bảo tồn quốc gia để mở rộng hoạt động khai thác khoáng sản; chấm dứt quyền miễn trừ cho phép bang California áp dụng tiêu chuẩn ô nhiễm khắt khe hơn; và nối lại việc cấp phép xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã gây ra những phản ứng ở cả trong và ngoài nước Mỹ.
Ở trong nước, quyết tâm rút khỏi Hiệp định Paris của ông Trump nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của phe Cộng hòa, đặc biệt là từ khối cử tri tại các bang phụ thuộc vào công nghiệp nhiên liệu hóa thạch. Bà Karoline Leavitt, người phát ngôn của đội ngũ chuyển giao, nhấn mạnh rằng kết quả bầu cử đã trao cho ông Trump “quyền triển khai những cam kết đã đưa ra”. Trong khi đó, phe Dân chủ và các nhà hoạt động môi trường công khai bày tỏ lo ngại sâu sắc.
Trên trường quốc tế, nhiều đối tác của Mỹ đã bày tỏ thất vọng về bước đi trên của chính quyền Trump 2.0. Riêng Liên Hợp Quốc vẫn tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì cam kết toàn cầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Tác động và hệ quả
Quyết định trên của ông Trump cũng đặt Mỹ trước nhiều thách thức và rủi ro. Trước hết, việc rút khỏi Hiệp định Paris có thể khiến nước Mỹ mất đi vị thế lãnh đạo thế giới trong vấn đề chống biến đổi khí hậu. Không chỉ vậy, điều này cũng có thể khiến Mỹ bỏ lỡ cơ hội phát triển công nghệ năng lượng sạch – một ngành công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo về những rủi ro môi trường dài hạn đối với nước Mỹ khi không tham gia vào nỗ lực chung của quốc tế.
Trong bối cảnh ngành công nghiệp năng lượng sạch toàn cầu dự kiến đạt giá trị 1,9 nghìn tỷ USD vào năm 2030, quyết định này có thể khiến Mỹ tụt hậu trong cuộc đua công nghệ xanh và đối mặt với nhiều rủi ro dài hạn. Các chuyên gia cảnh báo rằng việc từ bỏ các cam kết về khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế của Mỹ trên trường quốc tế, đặc biệt khi các đối tác chủ chốt như EU và Trung Quốc đang đẩy mạnh cam kết về khí hậu.
Các chuyên gia môi trường cảnh báo rằng việc từ bỏ các cam kết về khí hậu có thể khiến Mỹ tụt hậu trong cuộc đua phát triển công nghệ xanh – một lĩnh vực đang thu hút đầu tư mạnh mẽ trên toàn cầu. Hơn nữa, vị thế của Mỹ trên trường quốc tế có thể bị tổn hại nghiêm trọng, đặc biệt trong bối cảnh các đối tác chủ chốt như EU và Trung Quốc đang đẩy mạnh cam kết về khí hậu.
Đối với bản thân Hiệp định Paris, sự rút lui của Mỹ, quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ hai thế giới, còn có thể tạo ra một “hiệu ứng domino” nếu xảy ra sẽ là vô cùng nguy hiểm. Bởi khi đó một số quốc gia có thể viện dẫn việc này để giảm bớt hoặc trì hoãn thực hiện các cam kết đã đưa ra, làm suy yếu hiệu lực của Hiệp định. Cuối cùng và nghiêm trọng hơn cả, mục tiêu kiểm soát nhiệt độ toàn cầu có thể trở nên xa vời hơn khi thiếu đi đóng góp của một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Triển vọng sắp tới
Quyết định rút khỏi Hiệp định Paris của chính quyền Trump 2.0 không chỉ đặt ra thách thức cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu mà còn phản ánh sự chia rẽ và phân cực cao độ cũng như mâu thuẫn sâu sắc giữa chủ nghĩa dân tộc và trách nhiệm toàn cầu đang diễn ra trong lòng nước Mỹ. Thành công trong việc ứng phó với thách thức này sẽ phụ thuộc vào khả năng huy động nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế và sự đổi mới trong cách tiếp cận vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
Mặc dù vậy, vẫn có những tia hy vọng có thể giúp làm thay đổi tình hình. Trước hết, trên 25 bang của Mỹ đã cam kết thực hiện các mục tiêu của Hiệp định Paris, bất chấp quyết định của chính quyền liên bang. Tiếp nữa, các tập đoàn lớn như Apple, Microsoft và Amazon cũng đã đặt mục tiêu trung hòa carbon.
Cuối cùng, không thể không nhắc đến xu hướng dường như không thể đảo ngược được là sự phát triển công nghệ xanh và chuyển đổi sang năng lượng sạch đang diễn ra ngày càng rộng trên thế giới. Tại khu vực EU, các nước cũng đã đạt được thành công đáng kể khi lượng khí thải nhà kính năm 2023 ghi nhận giảm 8% so với năm trước và giảm 37% so với những năm 90 của thế kỷ 20.
Ngoài ra, quy trình rút lui kéo dài một năm theo quy định của Hiệp định cũng tạo ra cơ hội cho các nỗ lực ngoại giao và vận động chính sách nhằm vào Washington. Dù cơ hội này có vẻ nhỏ nhoi, nhưng vẫn đáng để cộng đồng quốc tế nỗ lực tận dụng.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng với những thảm họa thiên nhiên dồn dập những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2024, câu hỏi lớn về tương lai của nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu đang được đặt ra là liệu cộng đồng quốc tế có thể duy trì được động lực và hiệu quả của Hiệp định Paris khi thiếu đi sự tham gia của một trong những quốc gia có ảnh hưởng nhất thế giới? Câu trả lời không chỉ ảnh hưởng đến tương lai của nước Mỹ mà còn có thể tái định hình cả tương lai hành tinh của chúng ta.
Thế giới thiếu nguồn lực tài chính thích ứng với biến đổi khí hậu
Khoản tài trợ mỗi năm mà các nước phát triển cam kết cung cấp cho các nước đang phát triển để ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết là 359 tỷ USD mỗi năm.
Đây là một phần báo cáo mà Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ngày 7/11.
Khói thải tại một nhà máy điện than ở Neurath, miền Tây Đức. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Báo cáo thường niên của cơ quan trên cho thấy, nguồn tài trợ từ các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển đã tăng lên mức 28 tỷ USD trong năm 2022 và đây là mức cao nhất trong một năm kể từ khi Hiệp định Paris được ký kết năm 2015 nhằm hạn chế tác động của tình trạng nóng lên toàn cầu.
Tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP29), diễn ra từ ngày 11 - 22/11 tại thủ đô Baku (Azerbaijan), các nước sẽ tiếp tục thảo luận để tìm kiếm những giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, trong bối cảnh năm 2024 tiếp tục chứng kiến những hiện tượng thời tiết cực đoạn như lũ lụt ở Bangladesh và hạn hán tại Brazil. Một trong những trọng tâm tại hội nghị năm nay là đạt được sự đồng thuận về mức cam kết hỗ trợ tài chính hằng năm mà các nước phát triển sẽ cung cấp, nhằm giúp các quốc gia nghèo hơn ứng phó với biến đổi khí hậu.
Giám đốc điều hành UNEP, bà Inger Andersen đã kêu gọi các nước cần nhanh chóng hành động để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu vốn đang tàn phá các cộng đồng trên khắp thế giới, đặc biệt là những cộng đồng nghèo khó và dễ bị tổn thương nhất.
Nguồn tài chính đổ vào các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống lũ lụt, ứng phó trước tình trạng nước biển dâng, trồng cây trong khu vực đô thị giúp giảm nhiệt độ và chống lại hiện tượng đảo nhiệt và đảm bảo cơ sở hạ tầng có thể chống chọi với bão lớn.
Báo cáo ghi nhận 171 quốc gia đã triển khai chính sách, chiến lược hoặc kế hoạch để ứng phó và giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu gây ra, dù ở mức độ triển khai và hiệu quả khác nhau. Trong khi đó, một số quốc gia dễ bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng bởi xung đột lại chưa triển khai bất kỳ chính sách nào như vậy.
Lũ lụt tại Tây Ban Nha: Số nạn nhân tăng cao, hệ thống cảnh báo bị nghi ngờ chậm trễ Số người thiệt mạng vì lũ lụt ở Tây Ban Nha tăng cao đang đặt ra câu hỏi về hiệu quả của hệ thống cảnh báo thiên tai mà quốc gia này áp dụng để ứng phó với những hiện tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Ô tô bị cuốn trôi chồng lên nhau trên...