Mỹ có thể phong tỏa hải quân, áp đặt vùng cấm bay chống Triều Tiên
Chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể sẽ thúc đẩy việc phong tỏa hải quân hoặc áp đặt một “ vùng cấm bay” chống lại Triều Tiên nếu nước này phát triển thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể ra lệnh phong tỏa hải quân, áp đặt vùng cấm bay chống Triều Tiên
“Chính quyền Trump sẽ coi việc Triều Tiên phát triển thành công ICBM là một &’lằn ranh đỏ’. Nếu vậy, hành động quân sự chống Bình Nhưỡng sẽ là giải pháp &’hấp dẫn’ nhất theo quan điểm của ông Trump”, ông Shin Beom-chul, giáo sư giảng dạy tại Học viện Ngoại giao Quốc gia Hàn Quốc nói.
Tuy nhiên, ông Shin chỉ ra rằng, nhiều khả năng ông Trump sẽ kiềm chế, không tiến hành một cuộc tấn công quân sự trực tiếp đối với Triều Tiên, vì lo ngại các cuộc tấn công trả đũa sẽ gây ra những thiệt hại to lớn.
Video đang HOT
“Ông Trump vẫn có thể tạo ra căng thẳng quân sự thông qua các lựa chọn khác mà không cần phải thực hiện một cuộc tấn công quân sự trực tiếp vào Triều Tiên. Đó là phong tỏa hải quân hoặc áp đặt vùng cấm bay. Những hoạt động này cũng có thể làm leo thang căng thẳng ở Đông Bắc Á”, vị giáo sư phân tích.
Vì những lý do này, ông Shin cho rằng, các bên cần chú ý đến những động thái và quyết định của Mỹ trong việc tiếp tục triển khai tàu sân bay Carl Vinson (CVN 70) ở vùng Biển Đông sau tháng 5-2017.
Theo giáo sư Shin, một câu hỏi quan trọng khác là Trung Quốc và Nga sẽ phản ứng thế nào nếu Mỹ thực hiện những hành động như thế.
“Cả Bắc Kinh lẫn Moscow đều có thể tìm cách tránh đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ, và tăng cường nỗ lực thúc giục Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán về chương trình hạt nhân của mình. Nhưng cũng có thể Trung Quốc và Nga sẽ thử thách các hành động quân sự đơn phương của Mỹ, và tạo ra căng thẳng quân sự giữa các cường quốc trong khu vực, làm trầm trọng hơn tình hình an ninh trên bán đảo Triều Tiên. Như vậy, nếu những bên liên quan trong khu vực thất bại trong việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ đang treo lơ lửng, Đông Bắc Á có thể sẽ rơi vào vòng xoáy của một cuộc đối đầu vũ trang”, ông Shin nhận định.
Theo Hoàng Nguyễn/ Yonhapnews
An ninh thủ đô
Máy bay chiến đấu Syria rục rịch trở lại căn cứ bị Mỹ dội tên lửa
Quân đội Syria đã bắt đầu di chuyển binh sĩ và máy bay chiến đấu trở lại Shayrat, căn cứ không quân ở tỉnh Homs của Syria từng bị Mỹ dội 59 tên lửa hành trình Tomahawk hồi tháng trước.
Một máy bay chiến đấu của Syria tại căn cứ Shayrat. (Ảnh: Sputnik)
Đài NBC đưa tin, quân đội Syria đã khôi phục các hạ tầng bị phá hủy tại căn cứ Shayrat và mới vài ngày gần đây bắt đầu di chuyển các máy bay chiến đấu Su-22 và MiG-23 trở lại căn cứ này.
"Các máy bay chiến đấu của Syria sẽ sớm xuất kích trở lại", NBC dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết.
Shayrat là căn cứ không quân từng bị Mỹ dội 59 tên lửa hành trình Tomahawk hôm 6/4. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ ra quyết định tấn công quân sự nhằm vào Syria sau khi cáo buộc quân đội của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad đứng sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học nhằm vào dân thường.
Quân đội Mỹ được cho là đã cố tình né các vị trí nhạy cảm ở căn cứ Shayrat mà họ nghi ngờ là nơi cất giữ vũ khí hóa học. Vụ không kích khiến một số cơ sở hạ tầng tại căn cứ Shayrat bị phá hủy. Các nguồn tin trước đó cho biết, sau vụ tấn công, Syria đã tạm thời di chuyển các máy bay chiến đấu đến căn cứ Bassel Al-Assad, ngay gần căn cứ không quân Khmeimim của Nga tại Syria.
Giới chức Mỹ cảnh báo sẵn sàng có hành động quân sự khác nhằm vào Syria nếu phát hiện dấu hiệu sử dụng vũ khí hóa học ở đây.
Minh Phương
Theo NBC
Trung Quốc bị nghi đưa tên lửa ra đảo Hải Nam, định lập vùng cấm bay Một công ty ảnh vệ tinh Israel cho biết Trung Quốc có thể đã đưa tên lửa đất đối không HQ-9 ra đảo Hải Nam, dường như định thiết lập vùng cấm bay ở Biển Đông. Tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc và địa điểm nghi là nơi đặt bệ phóng trên đảo Hải Nam. Ảnh: ISI Ảnh vệ tinh chụp...