Mỹ có thể phải đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 thứ 4
Dù số ca mắc và nhập viện do COVID-19 đang có xu hướng giảm ở hầu hết các bang, song một số chuyên gia y tế ngày 16/2 đã bày tỏ lo ngại Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với làn sóng dịch thứ 4 nếu như nước này không ngăn chặn được các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vào mùa Xuân.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 5/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, lo ngại trên của các chuyên gia được đưa ra trong bối cảnh một số bang của Mỹ bắt đầu nới lỏng các quy định ngăn chặn đại dịch COVID-19. Trong những ngày gần đây, 3 bang, gồm Montana, Iowa và North Dakota, đã dỡ bỏ các quy định về bắt buộc đeo khẩu trang, trong khi bang New York và Massachusetts đã nới lỏng hạn chế về phục vụ trong nhà hàng trong thời gian diễn ra Ngày lễ tình nhân. Thường cứ sau mỗi dịp nghỉ lễ dài như dịp Giáng sinh, Năm mới hay nghỉ Hè thì số ca mắc và nhập viện vì COVID-19 lại tăng vọt tại Mỹ. Năm 2020, Mỹ đã ghi nhận sự gia tăng đột biến số ca mắc COVID-19 chủ yếu ở vùng Đông Bắc vào mùa Xuân, ở miền Nam vào mùa Hè năm ngoái và tất cả các bang trên cả nước từ tháng 11/2020 tới tháng 1/2021.
Trong khi đó, hiện các biến thể dễ lây lan của virus SARS-CoV-2 đã lan rộng khắp châu Âu, Nam Phi và Mỹ Latinh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), các biến thể này đã được ghi nhận ở Mỹ, trong đó biến thể được xác định ở Anh có khả năng sẽ lây lan mạnh mẽ tại Mỹ vào cuối tháng tới.
Video đang HOT
Theo Tiến sĩ Peter Hotez từ Đại học Y Baylor ở Houston, nếu tỷ lệ lây nhiễm và tỷ lệ tử vong đối với biến thể được gọi là B.1.1.7 như với chủng virus hiện tại ở Mỹ, nước này có thể ghi nhận con số tử vong đáng kinh ngạc vào mùa Hè và mùa Thu tới. Theo một nghiên cứu, một biến thể khác, có nguồn gốc từ Nam California, đã lây lan nhanh chóng trên khắp nước Mỹ, mặc dù chưa rõ liệu chủng này có dễ lây lan hơn hay nguy hiểm hơn không.
Hiện 2 loại vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech và Moderna dường như có hiệu quả chống các biến thể này, tuy nhiên theo nhà nghiên cứu Hatziioannou, những biến thể này có khả năng làm cho các loại thuốc có mục tiêu như kháng thể đơn dòng kém hiệu quả hơn. Virus sẽ tiếp tục biến đổi và cuối cùng sẽ tránh được vaccine và những xét nghiệm chẩn đoán nếu tiếp tục lây lan.
Theo nhà dự báo bệnh truyền nhiễm Samuel Scarpino của Đại học Northeastern ở Boston, rất khó để dự đoán virus sẽ gây ra những gì trong vài tháng tới. Những biến thể mới cũng như tỷ lệ tiêm chủng tăng, việc nới lỏng một số biện pháp y tế, thiếu thông tin nhân khẩu học về những người được tiêm chủng và giám sát di truyền hạn chế sẽ gây khó khăn cho việc dự đoán chính xác những gì các biến thể có thể gây ra trong thời gian tới. Đó có thể là một “bức tranh rất u ám” trong vài tháng tới . Đối phó với các biến thể có thể là thách thức lớn cuối cùng của đại dịch.
Chính vì vậy, theo các chuyên gia, hiện chính là lúc phải tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, rửa tay, hạn chế tụ tập đông người để tránh được đợt bùng phát thứ 4 và cuối cùng là kiểm soát được virus. Điều quan trọng, người dân phải được tiêm vaccine và tốc độ tiêm chủng càng nhanh thì càng có thể giảm nhanh khả năng xuất hiện chủng mới, và đây giống như một cuộc chạy đua marathon về đích.
New Zealand phong tỏa thành phố lớn nhất
Ngày 14/2, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã ra lệnh phong tỏa Auckland, thành phố lớn nhất của nước này để phòng dịch COVID-19 sau khi ghi nhận 3 ca nhiễm mới trong cộng đồng cùng ngày.
Đây là lần đầu tiên trong gần 6 tháng qua chính quyền New Zealand ban bố lệnh trên tại Auckland.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Auckland, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết định trên được đưa ra tại cuộc họp nội các khẩn cấp cùng ngày và sẽ được áp dụng từ 23h59 đêm nay (giờ địa phương) trong vòng 3 ngày. Thủ tướng Ardern cho biết mức cảnh báo tại Auckland sẽ được nâng lên cấp 3 và các nơi khác sẽ bước vào mức cảnh báo cấp độ 2. Bà khẳng định "nội các đã chọn cách ứng phó thận trọng", đồng thời tái khẳng định tầm quan trọng và hiệu quả của cách tiếp cận "đi trước và mạnh tay" chống dịch.
Gần 2 triệu người dân tại Auckland, bao gồm cả sinh viên, được đề nghị ở trong nhà trong khi các dịch vụ thiết yếu như trạm xăng dầu, siêu thị và hiệu thuốc vẫn được mở cửa. Chính quyền sẽ cập nhật mức cảnh báo sau 24 giờ.
New Zealand được đánh giá tích cực về khả năng xử lý tốt đại dịch COVID-19 khi chỉ có 25 ca tử vong từ đầu dịch đến nay.
Theo thông tin của cơ quan y tế, 3 ca nhiễm mới trong cộng đồng là thành viên một gia đình tại Nam Auckland. Người mẹ làm việc cho một công ty dịch vụ tại sân bay. Kết quả dương tính của ba người đã được thông báo tối 13/2, công tác giải mã gene để xác định chủng virus đang được tiến hành. Dù các ca nhiễm trên nhiều khả năng liên quan đến biên giới, nhưng nguồn gốc lây nhiễm vẫn đang được điều tra làm rõ.
Thái Lan đặt mục tiêu tiêm 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 mỗi tháng Thái Lan ngày 11/2 công bố kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 1 triệu người thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất vào tháng 5 tới và triển khai tiêm chủng đại trà sau đó một tháng, với mục tiêu mỗi tháng có 10 triệu người được tiêm chủng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Samut Sakhon, Thái...