Mỹ có thể ngậm quả đắng khi điều F-22 chặn oanh tạc cơ Nga
Tiêm kích F-22 có thể gặp bất lợi lớn khi xuất hiện gần tiêm kích Su-35S Nga trong những lần giám sát oanh tạc cơ Tu-95 áp sát Alaska.
Tiêm kích F-22 (phía sau) bám theo chiếc Tu-95MS hôm 12/9. Ảnh: NORAD.
Bộ tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) hôm 12/9 cho biết đã triển khai tiêm kích tàng hình F-22 chặn hai oanh tạc cơ Tu-95MS được hộ tống bởi các chiến đấu cơ Su-35S Nga ở phía tây bang Alaska, trong Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) của Mỹ. Giới chuyên gia cho rằng động thái này có thể khiến những chiếc F-22 Mỹ gặp không ít rủi ro, theo Business Insider.
Chuyên gia quân sự Alex Lockie cho rằng lợi thế tàng hình của tiêm kích F-22 có thể bị vô hiệu hóa do các quy tắc ngăn chặn máy bay nước ngoài hiện nay. Theo quy tắc này, tiêm kích Mỹ phải tiếp cận phi cơ Nga, sau đó liên lạc qua vô tuyến và yêu cầu máy bay của Moskva quay đầu.
Khi thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn, tiêm kích thường nghiêng cánh để phô trương dàn tên lửa, động tác có ý nghĩa răn đe đối phương. Tuy nhiên, F-22 không thể phô trương sức mạnh do toàn bộ vũ khí của nó được giấu trong thân. Chiếc F-22 áp sát oanh tạc cơ Nga hôm 12/9 chỉ gắn hai thùng dầu phụ bên ngoài, không có tác dụng đe dọa. Trong khi đó, tiêm kích Su-35S hộ tống oanh tạc cơ Nga lại có thể mang nhiều tên lửa hơn F-22 và không cần che giấu, gây tác dụng răn đe ngược.
Máy bay Mỹ và Nga từng nhiều lần chạm mặt trong ADIZ Alaska, nhưng oanh tạc cơ Nga chưa bao giờ xâm phạm không phận Mỹ, hai bên cũng tiến hành các hoạt động áp sát một cách chuyên nghiệp và an toàn. Tuy nhiên, trong bối cảnh căng thẳng song phương đang gia tăng, hai bên vẫn có nguy cơ phát sinh những sự cố bất ngờ từ những tính toán sai lầm.
Video đang HOT
ADIZ Alaska (gạch chéo) là không phận quốc tế, nơi máy bay Nga và Mỹ thường chạm mặt. Đồ họa: Wikipedia.
Nếu một sự cố bất ngờ khiến giao tranh nổ ra, tiêm kích F-22 Mỹ sẽ rơi vào tình thế hết sức bất lợi, khi nó nằm trong tầm nhìn thị giác của phi công Su-35S Nga và không thể dựa vào khả năng tàng hình để ẩn nấp.
Dù được trang bị hệ thống đẩy vector (TVC) với hai động cơ tương đối mạnh, khả năng cơ động của F-22 vẫn thua kém so với những chiếc Su-35S. Phi công Nga có thể nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí công kích có lợi, đe dọa khả năng sống sót của những chiếc F-22 do chúng không được thiết kế cho những trận đánh cận chiến truyền thống.
Lockie cho rằng khả năng hai bên nổ ra không chiến khi Mỹ thực hiện các vụ chặn oanh tạc cơ Nga là rất thấp, do hai bên đều không muốn gây ra tình huống xung đột quân sự trực diện.
Ngoài ra, trong những lần chạm mặt này, Nga cũng có thể thu thập hàng loạt dữ liệu tình báo về F-22, bổ sung cho dữ liệu mà họ ghi nhận được từ những cuộc chạm trán trên bầu trời Syria, nhằm hoàn thiện cơ sở dữ liệu về các mẫu tiêm kích tàng hình của Mỹ. “Có khả năng phi đội Tu-95MS được hỗ trợ bởi nhiều máy bay do thám ở gần đó”, chuyên gia quân sự Alessandro Olivares nhận định.
“Trong các vụ chặn máy bay Nga, Mỹ chỉ cần triển khai tiêm kích thế hệ 4 như F-15 và F-16, không nhất thiết phải sử dụng những chiếc F-22 và F-35″, chuyên gia Justin Bronk tại Viện Quân đội Hoàng gia Anh nhấn mạnh.
Theo Duy Sơn (VNE)
Su-57 không xứng là đối thủ của F-22?
Khi cán cân sức mạnh giữa F-22 và Su-57 chưa thực sự rõ ràng thì cả Nga và Mỹ đều có những phân tích chỉ ra điểm yếu của đối phương.
Trang The Aviationist vừa dẫn phân tích của một số chuyên gia Mỹ về sức mạnh của tiêm kích tàng hình Nga. Theo nguồn tin này, tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga khó có thể được coi là tiêm kích thế hệ 5 vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Đặc biệt, Su-57 vẫn chưa thể hiện uy lực vượt trội hẳn so với tiêm kích thế hệ 4 như Su-35S, điểm mạnh duy nhất của nó nằm ở khả năng tàng hình nhưng lại không đủ mạnh.
Và đây chính là nguyên nhân khiến Không quân Nga mới chỉ đặt mua 12 chiếc Su-57 trong khi có thể bán tới 100 chiếc cho Ấn Độ.
Mỹ cho rằng, Su-57 chỉ là phiên bản tàng hình của Su-27.
Không chỉ có vậy, theo The Aviationist, dù Su-57 được Nga quảng bá có khả năng tàng hình hàng đầu thế giới nhưng tính năng thật sự của chiến đấu cơ này hiện vẫn là một dấu hỏi lớn Nga chưa thể chứng minh.
Theo tạp chí này, tàng hình là một trong các trở ngại lớn nhất, ảnh hưởng tới việc xác định tính năng Su-57. Nhà sản xuất Nga tuyên bố, diện tích phản xạ radar (RCS) của Su-57 vào khoảng 0,01 m2, Ấn Độ khẳng định con số này ở mức 0,3 m2. Trong khi đó, RCS của máy bay F-22 Mỹ ước tính chỉ khoảng 0,0001 m2 và F-35 là 0,001 m2.
Không chỉ có vậy, dựa vào nghiên cứu của mình, chuyên gia Alex Lockie trên tạp chí The Aviationist cho biết, Su-57 còn bị hạn chế về khả năng tàng hình khi mang vũ khí.
Với trường hợp của Kh-35UEM và tên lửa siêu vượt âm BrahMos-A, hai vũ khí uy lực nhất của Su-57 đều có kích thước quá lớn, không thể lắp vào khoang vũ khí trong thân và buộc phải treo trên cánh.
Và nếu lắp đặt những vũ khí này trên các móc treo bên ngoài, sẽ làm tăng đáng kể RCS của máy bay, khiến Su-57 mất lợi thế tàng hình trước radar. Chính vì vậy, Su-57 không được coi là đối thủ xứng tầm với F-22 của Mỹ.
Được biết, tại Triển lãm hàng không Singapore hồi năm 2016, đại diện tập đoàn Lockheed Martin cho rằng Su-57 không thể nằm trong nhóm tiêm kích thế hệ 5, bởi nó thiếu những công nghệ cần thiết mang sự khác biệt với máy bay cũ.
Tiêm kích F-22.
Trong khi bị chuyên gia Mỹ chỉ ra hàng loạt sự kém cỏi của Su-57 so với máy bay tàng hình Mỹ thì theo tuyên bố của Sergei Bogdan, phi công thử nghiệm của Nga cho biết:
"Su-57 không chỉ là máy bay chiến đấu thế hệ 5, nếu cái mác thế hệ 5 được gắn cho chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Mỹ thì Su-57 đã là thế hệ 5 . Khoảng cách 10 năm giữa thiết kế 2 máy bay của Sukhoi và Lockheed Martin là một sự khác biệt lớn.
F-22 là một máy bay hoàn hảo, nhưng so với Su-57 của Sukhoi thì nó đã lỗi thời. Chiến đấu cơ F-22 không được trang bị công nghệ mới như Su-57", viên phi công Nga tuyên bố.
Phi công Sergei Bogdan cho biết thêm, chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Nga đáng gờm hơn và giá cạnh tranh hơn F-22 của Mỹ. Viên phi công này khẳng định rằng, khả năng tàng hình cùng sức mạnh của Su-57 đã được các chuyên gia quân sự thừa nhận và được chứng minh trong thử nghiệm cả khi không và có vũ khí.
Theo Đan Nguyên (Báo Đất Việt)
Nga tích hợp "siêu phẩm 30" cho Su-57 đặt F-22 Mỹ vào tình huống nguy hiểm? Mới đây Nga đã thử nghiệm thành công siêu động cơ "Product 30" dành cho máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 Su-57. Đây được coi là bước hoàn thiện quan trọng cuối cùng để chiếc máy bay này sẵn sàng đi vào sản xuất hàng loạt. Chuyến bay thử nghiệm "Product 30" được diễn ra ở Viện nghiên cứu bay Gromov...