Mỹ có thể mất vai trò lãnh đạo thế giới dưới thời Tổng thống Trump
Một thế giới “đa cực, đa trung tâm” đã được giới nghiên cứu và dư luận quốc tế đề cập đến cách đây hàng chục năm. Tuy nhiên, phải đến thời gian gần đây, nhất là từ khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ, vấn đề này mới trở nên rõ ràng hơn.
Tổng thống Donald Trump (trái) và người tiền nhiệm Barack Obama trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump ngày 20/1 (Ảnh: AFP)
“Chủ nghĩa Obama”
Với hai nhiệm kỳ Tổng thống của mình, ông Barack Obama đã để lại một di sản – đó là học thuyết mang tên “Chủ nghĩa Obama”. Theo đó, chính sách hướng nội được ông coi trọng, kết hợp với chính sách đối ngoại đa phương gắn với quyền lực mềm. Tuy nhiên trên tất cả “Mỹ vẫn là số một”, Mỹ vẫn giữ vai trò lãnh đạo thế giới.
Năm 2010, lần đầu tiên một Tổng thống của nước Mỹ đã thừa nhận một “trật tự thế giới đa đối tác”. Khi đó, ông Obama cho rằng Mỹ đang xem xét trao quyền lực thêm cho nhiều “người chơi” khác trong đời sống chính trị thế giới.
Theo “Chủ nghĩa Obama”, hai nguyên tắc đặc biệt quan trọng cần phải tuân thủ: Một là, “Mỹ vẫn là quốc gia mạnh và giàu có nhất trên hành tinh”; Hai là, “Nước Mỹ vẫn đại diện cho một loạt các giá trị và lý tưởng toàn cầu về dân chủ, tự do ngôn luận, tôn giáo, nhân quyền”.
“Nước Mỹ là trên hết”
Hai sự kiện quan trọng mang tính đột phá vào năm 2016, gồm kết quả bầu cử Tổng thống ở Mỹ và trưng cầu ý dân ở Anh về việc rút khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), đã thúc đẩy quá trình chuyển biến mạnh mẽ trật tự thế giới từ định hướng sang định hình với cấu trúc “đa cực, đa trung tâm”.
Sau gần một năm cầm quyền của Tổng thống Donald Trump, sự đảo lộn trật tự trong tư duy của người Mỹ nói riêng và thế giới nói chung đã tạo dấu ấn quan trọng trong nền chính trị thế giới với sự chuyển động “khác thường”.
Với chính sách “Nước Mỹ là trên hết” trong đối nội, và “chủ nghĩa dân tộc” trong đối ngoại, ông Trump đã vượt qua cả chính sách hướng nội và “không làm chuyện điên rồ” (tức là không đưa quân ra nước ngoài) của người tiền nhiệm Barack Obama.
Tổng thống Trump ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Hiệp định TPP (Ảnh: EPA)
Video đang HOT
Bỏ qua chính sách “chia sẻ trách nhiệm, hạn chế rủi ro” của ông Obama, ông Trump đã thay vào đó là chủ trương yêu cầu các đồng minh phải tự bảo vệ mình. Thay vào đó, Mỹ sẵn sàng bán vũ khí cho các nước để họ bảo vệ nền độc lập và các đồng minh cũng sẽ phải trả tiền nếu họ thuê quân đội Mỹ bảo vệ.
Chỉ sau 2 ngày nhậm chức (20/1) Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh hủy bỏ cam kết của Mỹ đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sau 44 ngày ông tuyên bố chấm dứt chiến lược “xoay trục” sang châu Á – Thái Bình Dương và sau gần 7 tháng, ông tiếp tục thông báo với Liên hợp quốc kế hoạch rút khỏi Hiệp ước Biến đổi khí hậu và đang xem xét lại tất cả các hiệp định mà Washington ký kết với nước ngoài mà ông cho là không công bằng đối với Mỹ.
Tuy nhiên, ông Donald Trump cũng điều chỉnh một số quan điểm của mình so với cương lĩnh khi còn tranh cử. Theo đó, lời hứa “hâm nóng” quan hệ với Nga đã biến thành gia tăng sự thù địch; trong khi ý tưởng “đàm phán trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un” trở thành quan điểm “cứng rắn”, gia tăng trừng phạt và không loại trừ giải pháp quân sự…
Trong khi châu Á sẵn sàng tâm lý đón nhận chủ nghĩa “song phương” trong quan hệ thương mại và “biệt lập” trong quan hệ đối ngoại của Mỹ, tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Đà Nẵng hôm 10/11, ông Trump bất ngờ đề cao tổ chức đa phương này. Ông Trump tuyên bố “Mỹ tự hào là thành viên của cộng đồng kinh tế dưới mái nhà chung Thái Bình Dương”, và kiên định chiến lược “Nước Mỹ là trên hết”, đồng thời mong muốn tất cả mọi người cũng coi trọng đất nước mình trên hết.
“Thai nghén” một chiến lược
Ông Trump với câu khẩu hiệu tranh cử nổi tiếng “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Ảnh: Reuters)
Với tần suất 9 lần trong bài phát biểu 4.950 từ tại Đà Nẵng, lần đầu tiên Tổng thống Donald Trump sử dụng thuật ngữ “Ấn Độ – Thái Bình Dương”, khiến giới nghiên cứu và dư luận cho rằng có thể ông đã “thai nghén” một chiến lược khu vực trong đại Chiến lược của Mỹ trong tương lai gần.
Theo giới phân tích, những động thái trên cho thấy chính sách “Nước Mỹ là số một” chỉ hàm ý nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump vẫn là quốc gia số một toàn cầu, nhưng không bao gồm vai trò “lãnh đạo thế giới”.
Trong quá trình tranh cử, tuy có đề cập đến cụm từ “Nước Mỹ là số một” và hứa sẽ đưa “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, nhưng kể từ khi nhậm chức đến nay, ông Trump không nhắc lại, nhất là trong chuyến công du châu Á hơn 10 ngày gần đây. Điều đó cho thấy Mỹ có thể đã chấp nhận một thế giới “đa cực, đa trung tâm”, giảm dần vai trò lãnh đạo toàn cầu, khiến các cường quốc khu vực đặc biệt quan tâm và triệt để khai thác.
Như vậy, sau gần hai thập niên tồn tại của cơ chế an ninh toàn cầu đơn cực với vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Washington, thì nay dưới thời Tổng thống Trump, nước Mỹ dường như đang lui hẳn về để chăm lo cho mục tiêu “Nước Mỹ là trên hết”, với chính sách đối ngoại bình đẳng, cân bằn”, cùng có lợi, có đi, có lại… Vì thế, giới phân tích và dư luận cho rằng nhận định Washington dường như đang giảm vai trò lãnh đạo thế giới là có cơ sở.
Nguyễn Nhâm
Theo Dantri
Jerusalem: Thánh địa 3.000 năm xung đột và nguy cơ khủng hoảng mới ở Trung Đông
Cuộc chiến giành quyền kiểm soát Jerusalem đã nổ ra từ hàng ngàn năm trước. Với tuyên bố công nhận thánh địa này là thủ đô của Israel, Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ châm ngòi một cuộc khủng hoảng mới ở Trung Đông.
Thánh địa 3.000 năm xung đột
Nhà thờ Mộ thánh linh thiêng ở Israel. (Ảnh: AFP)
Kể từ năm 1178 trước Công Nguyên đến nay, thành Jerusalem đã bị bao vây ít nhất 50 lần, bị chiếm đóng 44 lần và hai lần bị phá hủy.
Xét về mặt lịch sử, Jerusalem một trong những mục tiêu nhắm đến đầu tiên khi đế chế Ả Rập trỗi dậy năm 638 sau Công nguyên, bị chiếm đóng vào năm 1099, và bị vị Vua Hồi giáo đầu tiên của Ai Cập và Syria Saladin chiếm lại năm 1187. Từ đó, Jerusalem nằm trong tay người Hồi giáo mãi đến Thế chiến I, khi quân Anh tiến vào thành phố này năm 1917.
Căng thẳng giữa người Ả-rập và Do Thái vốn âm ỉ cả ngàn năm, đã bùng nồ sau Tuyên bố Balfour năm 1917, trong đó chính phủ Anh ủng hộ việc thành lập một "quốc gia quê hương cho người Do Thái" ở Palestine. Bắt nguồn từ đó, nhà nước Israel được thành lập ngày 14/5/1948, khi Liên Hợp Quốc đề nghị rằng lãnh thổ Palestine sẽ được chia thành hai quốc gia Ả-rập và Do Thái, mặc dù khu vực tôn giáo xung quanh Jerusalem vẫn do quốc tế kiểm soát.
Hiện tại, Israel tuyên bố toàn bộ Jerusalem là thủ đô của mình, trong khi người Palestine tuyên bố rằng khu vực phía Đông của thành phố - bị Israel sát nhập sau cuộc "Chiến tranh Sáu ngày" năm 1967 - là thủ đô của nhà nước Palestine độc lập trong tương lai. Thực tế, Israel đang kiểm soát thành phố và đặt trụ sở chính phủ ở đây, nhưng sự sát nhập Đông Jerusalem chưa được cộng đồng quốc tế công nhận.
Bức tường Than khóc, một trong những địa điểm linh thiêng theo tín ngưỡng người Do Thái. (Ảnh: Getty)
Nguồn gốc hàng ngàn năm xung đột ở Jerusalem có thể gói gọn trong một từ: Tôn giáo.
Tranh chấp tập trung chủ yếu vào khu vực thành cổ rộng khoảng 0,9 km2 - nơi có các thánh địa quan trọng bậc nhất của Do Thái giáo, Cơ đốc giáo và Hồi giáo, đặc biệt là đỉnh đồi Núi Đền linh thiêng được người Do Thái và Hồi giáo thờ cúng.
Núi Đền là nơi Vua David xây dựng thủ đô của Vương quốc Israel thống nhất, và được ghi chép là địa điểm đặt Chiếc hòm giao ước, vật phẩm mà theo Kinh thánh Do Thái là do Chúa trời tạo nên.
Jerusalem cũng là địa điểm linh thiêng thứ ba trong đạo Hồi, nơi đấng Tiên tri Muhammad lên thiên đàng. Còn tín đồ Cơ đốc giáo tin rằng, nhà thờ Mộ thánh được xây tại nơi Chúa Jesus bị đóng đinh lên thập tự giá.
Quyết định "thêm dầu vào lửa" của ông Trump
Động thái gây tranh cãi của Tổng thống Trump đã đảo ngược các chính sách đối ngoại kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ, khi các đời tổng thống trước đó đều ủng hộ giải pháp 2 hai nhà nước.
Đề xuất của Liên Hợp Quốc tách Palestine thành hai nhà nước ghi rõ Jerusalem sẽ độc lập với cả hai. Tuy nhiên, theo ông Husam Zomlot, trưởng đại diện của tổ chức Giải phóng Palestine tại Washington, quyết định của Tổng thống Trump dường như sẽ đặt "dấu chấm hết" cho giải pháp 2 nhà nước.
Việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các đồng minh của Mỹ, các quốc gia Trung Đông cho đến các nhóm khủng bố. 90% người Ả-rập không ủng hộ Israel, nên không có chính quyền nào, thậm chí là đồng minh thân thiết Ả-rập Xê-út của Mỹ, lại tự gây xung đột nội bộ cho mình bằng cách ủng hộ Washington. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoan cũng cáo buộc ông Trump đã ném Trung Đông vào "vòng lửa".
Bạo lực giữa người Palestine và Israel có nguy cơ leo thang sau quyết định của Tổng thống Trump. (Ảnh minh họa: AFP)
Từ trước tới nay, ông Trump vốn có lập trường ủng hộ Israel trong suốt chiến dịch tranh cử, và ông đã hứa sẽ di dời Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới Jerusalem.
Các quan chức Mỹ cho biết việc coi Jerusalem như thủ đô của Israel là sự thừa nhận về "lịch sử và hiện tại" chứ không phải tuyên bố chính trị, và việc chuyển sứ quán sẽ diễn ra từ từ chứ không phải ngay lập tức. Điều đó có thể ghi điểm cho ông Trump về việc giữ lời và khiến Israel vui mừng. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tuyên bố Tổng thống Trump sẽ đi vào lịch sử quốc gia này.
Mối quan hệ đồng minh chiến lược của Mỹ và Israel vẫn rất bền vững trong suốt nhiều năm qua. Hiện tại Mỹ được cho là vẫn là hỗ trợ Israel để duy trì sự cân bằng quyền lực khu vực Trung Đông. Ngoài ra, liên minh với Nhà nước Do Thái cũng mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ. Tổng cộng, Israel đã nhận được gần 121 tỷ USD viện trợ kể từ Thế chiến II, nhưng 74% số tiền đó phải được dùng để mua hàng Mỹ.
Với quyết định của ông Trump, viễn cảnh bạo lực gần như chắc chắn xảy ra. Phần lớn bạo lực giữa người Israel và Palestine ở Jerusalem và Bờ Tây trong suốt 20 năm qua là từ căng thẳng ở khu thành cổ. Quyết định của Tổng thống Trump giống như "giọt nước tràn ly" và có thể dẫn tới diễn biến phức tạp khác trong khu vực.
Đỗ Anh
Theo Dantri
Thương vụ 1.000 tỷ USD khiến cố vấn an ninh của ông Trump mất chức? Cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đã mất chức vì "đi đêm" để mở đường cho thương vụ lên tới nghìn tỷ USD có sự tham gia của các doanh nghiệp Nga, Dailymail dẫn nguồn thạo tin cho biết. Khoảnh khắc ông Flynn được cho là chăm chú vào...