Mỹ có thể mang vũ khí hạt nhân vào Nhật
Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida đã vạch ra những điều kiện để chính phủ Nhật tạo ra ngoại lệ cho quan điểm lâu nay là Nhật không sở hữu, sản xuất hay cho phép vũ khí hạt nhân có mặt bên trong đảo quốc này, hãng tin Kyodo News (Nhật Bản) đưa tin hôm 14.2.
Một trái bom B53 được lưu trữ tại một kho vũ khí ở bang Texas (Mỹ) – Ảnh: Reuters
Ông Kishida cho biết chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe hiện đang tuân thủ sát với chính sách của những chính quyền tiền nhiệm: Đó là việc Nhật Bản có “theo sát các quy định về việc không sở hữu vũ khí hạt nhân hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của chính quyền hiện tại”.
Video đang HOT
Được biết, vào năm 2010, cựu Ngoại trưởng Nhật Katsuya Okada từng khẳng định Nhật Bản và Mỹ đã có thỏa thuận trong thời Chiến tranh lạnh. Theo đó, Tokyo sẽ cho phép Mỹ mang tàu ngầm được trang bị tên lửa hạt nhân vào Nhật Bản.
Thỏa thuận này đã hết hiệu lực vào đầu thập niên 1990, thời điểm kết thúc Chiến tranh lạnh.
Hồi tháng 1, ông Abe từng nói rằng việc chính quyền tiền nhiệm, do chính đảng Dân chủ Tự do (LDP) dẫn dắt, tránh thừa nhận về “thỏa thuận ngầm giữa Mỹ và Nhật” là một sai lầm, theo Kyodo News.
Được biết, thỏa thuận bí mật nói trên giữa 2 nước đã được công bố tại Mỹ.
Theo TNO
Mỹ, Nhật, Úc gián tiếp bày tỏ lo ngại về tình hình biển Hoa Đông
Mỹ, Nhật Bản và Úc đã gián tiếp bày tỏ quan ngại về các hoạt động hải quân của Trung Quốc vào hôm 4.10, đồng thời đã thống nhất cùng hợp tác trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi Trung Quốc và Nhật Bản cùng tuyên bố chủ quyền - Ảnh: Reuters
Trong một tuyên bố chung sau cuộc gặp tại Bali, Indonesia, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida và Ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã lên tiếng "phản đối bất kỳ hành động ép buộc hoặc đơn phương nào mà có thể làm thay đổi tình hình nguyên trạng tại biển Hoa Đông", theo trang tin Kyodo News (Nhật Bản).
Tuy nhiên, ngoại trưởng ba nước đã tránh nhắc đến tên Trung Quốc.
Ngoài ra, các bộ trưởng cũng thúc giục Triều Tiên nên tôn trọng các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về việc dừng các chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của mình.
Tuyên bố chung cũng lưu ý về "tầm quan trọng của các nỗ lực, bao gồm việc cải thiện liên lạc hàng hải, nhằm giảm thiểu căng thẳng và tránh các sai sót hoặc rủi ro trên biển Hoa Đông".
Trong bối cảnh Trung Quốc cũng đang có nhiều tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông với các nước Đông Nam Á, ngoại trưởng ba nước đã thúc giục các bên "nên kiềm chế những hành động có thể làm gia tăng căng thẳng, đồng thời làm rõ và khẳng định chủ quyền lãnh thổ theo đúng quy định của luật pháp quốc tế".
Theo TNO
Vì sao Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông? Trung Quốc công bố thành lập vùng nhận dạng phòng không mới tại biển Hoa Đông chủ yếu là nhằm khẳng định chủ quyền của mình với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và muốn Nhật phải thừa nhận đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, trang tin uy tín của Mỹ The Christian Science Monitor (CSM) cho biết hôm 25.11. Quần đảo...