Mỹ có thể không cần vaccine AstraZeneca
Các chuyên gia y tế công tại Mỹ đang tranh cãi việc có nên bổ sung vaccine AstraZeneca vào kho dự trữ, hay là chuyển cho các nước khác.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 22/3, AstraZeneca thông báo vaccine hãng có hiệu quả 79% trong ngăn ngừa COVID-19 trong thử nghiệm giai đoạn 3 ở Mỹ mà không phát hiện mối lo ngại nào về vấn đề an toàn. AstraZeneca dự kiến sẽ trình kết quả này lên Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ để xin cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Tuy nhiên, từ nay đến khi được FDA cấp phép sử dụng sẽ phải mất hơn một tháng nữa. Đó cũng là thời điểm mà cung-cầu vaccine tại Mỹ đến điểm bão hòa, trong khi đa phần thế giới vẫn có nhu cầu rất lớn với vaccine này. “Khoảng cách giữa cung và cầu đang được thu hẹp đáng kể và tôi cho rằng tới đầu tháng 5, khoảng cách này sẽ được san phẳng”, Tiến sĩ Authony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID) nhìn nhận.
Video đang HOT
Cùng chung nhận định trên, ông Ashish Jha, Hiệu trưởng trường Y tế cộng đồng tại Đại học Brown (Mỹ) cho biết, gần như sẽ chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ công dân Mỹ được tiêm AstraZeneca và vaccine này cũng không giúp đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, bởi vào tháng 5, nguồn cung vaccine tại Mỹ là dồi dào.
Nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng không nên loại bỏ AstraZeneca. Theo Angela Rasmussen, chuyên gia về virus học tại Trung tâm An ninh và Khoa học sức khỏe toàn cầu thuộc Đại học Georgetown, vaccine AstraZeneca sẽ vẫn rất hữu ích ở các vùng nông thôn tại Mỹ, nơi mà việc bảo quản vaccine dưới nền nhiệt lạnh sau – điều kiện ràng buộc với hai mẫu Pfizer và Moderna, gặp thách thức.
Thử nghiệm lâm sàng với vaccine AstraZeneca tại Mỹ có kết quả chậm hơn các khu vực khác do từng bị tạm dừng trong 7 tuần hồi mùa Thu năm 2020. Các nhà khoa học nghi ngờ vaccine gây tác dụng phụ nghiêm trọng về thần kinh ở các tình nguyện viên, nhưng giới chuyên gia đã chứng minh điều này là không đúng.
Nhưng “lận đận” dường như vẫn chưa buông tha AstraZeneca. Ngày 23/3, NIAID ra thông báo bày tỏ quan ngại rằng, kết luận về tính hiệu quả của vaccine AstraZeneca trong thử nghiệm lâm sàng ở Mỹ có thể được dựa trên các dữ liệu đã lỗi thời, cung cấp cái nhìn không đầy đủ về tác dụng của vacicne. NIAID kêu gọi AstraZeneca làm việc với Ban Giám sát Dữ liệu và An toàn (DSMB) để xem xét về độ hiệu quả, đảm bảo phân tích chính xác, có tính cập nhật và công khai nhanh nhất có thể.
Lãnh đạo Hàn Quốc và Litva được tiêm vaccine của AstraZeneca
Sáng 23/3, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tiêm mũi đầu tiên của vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca và Đại học Oxford phối hợp sản xuất.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Hãng AstraZeneca cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc ngày 26/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Những hình ảnh truyền hình cho thấy, nhà lãnh đạo Hàn Quốc đã tiêm chủng tại một trung tâm y tế công cộng ở trung tâm thủ đô Seoul. Ông Moon Jae-in đã tiêm chủng trước khi có chuyến công du tới Anh trong tháng 6/2021 để tham dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước phát triển hàng đầu thế giới (G7).
Ông vui vẻ chia sẻ khi thực hiện tiêm phòng: "Nếu bạn thoải mái khi tiêm chủng, sẽ chẳng có cảm giác đau đớn chút nào cả".
Từ ngày 23/3, Hàn Quốc đã bắt đầu tiêm chủng vaccine của AstraZeneca cho người từ 65 tuổi trở lên sau khi tạm hoãn chờ kết luận của các chuyên gia về tính an toàn và hiệu quả của loại vaccine này. Giới chức y tế Hàn Quốc trong ngày trước đó cũng đã khẳng định họ không phát hiện bằng chứng nào chứng tỏ mối liên hệ giữa vaccine của AstraZeneca và các trường hợp xuất hiện cục đông máu như báo cáo tại một số nước châu Âu.
* Cùng ngày, truyền thông Litva đưa tin một loạt quan chức cấp cao của nước này, gồm Tổng thống Gitanas Nauseda, Thủ tướng Ingrida Simonyte, Chủ tịch Quốc hội Viktorija Cmilyte-Nielsen và Bộ trưởng Y tế Arunas Dulkys, đã tiêm chủng mũi đầu tiên của vaccine AstraZeneca.
Phát biểu trước báo giới sau khi tiêm chủng, Tổng thống Nauseda bày tỏ tin tưởng kết quả đánh giá của giới khoa học và chuyên môn về tất cả các loại vaccine và tất cả các nhà phát triển vaccine. Ông kêu gọi người dân đừng trì hoãn hay e ngại mà hãy tiêm chủng loại vaccine mà họ mong muốn và lựa chọn.
Việc lãnh đạo các nước sử dụng vaccine của AstraZeneca tiêm chủng nhằm trấn an người dân sau các báo cáo về hàng chục trường hợp xuất hiện cục đông máu hay huyết khối tĩnh mạch não sau khi tiêm chủng vaccine này. Tuy nhiên, cho đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới, Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) đều khẳng định vaccine này an toàn và hiệu quả trong phòng chống COVID-19. Nhiều nước trên khắp thế giới như Đức, Pháp, Thái Lan,... đã tiếp tục sử dụng vaccine của AstraZeneca cho chương trình tiêm chủng quốc gia.
Hiện AstraZeneca đang chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép sử dụng tại Mỹ sau khi cuộc thử nghiệm giai đoạn sau cùng của vaccine này được thực hiện tại Mỹ, Chile và Peru cho thấy vaccine đạt hiệu quả 79% phòng chống SARS-CoV-2 và 100% ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nặng ở người bệnh COVID-19 và giảm thiểu nguy cơ phải nhập viện điều trị.
Vaccine COVID-19 qua đường uống sớm bắt đầu được thử nghiệm trên người Loại vaccine ngừa COVID-19 bào chế dưới dạng viên thuốc uống và sử dụng tại nhà có thể sẽ bắt đầu được thử nghiệm lâm sàng trong tương lai gần. Vaccine dạng viên thuốc qua đường uống sẽ sớm thử nghiệm lâm sàng. Ảnh minh họa: Reuters Theo kênh truyền hình RT, loại vaccine tiên phong này có tên gọi là Oravax do...