Mỹ có thể giúp Hàn Quốc phát triển chiến đấu cơ hiện đại
Các quan chức quốc phòng hai nước thảo luận cơ chế hợp tác, chuyển giao công nghệ để Hàn Quốc có thể tự phát triển tiêm kích mới dựa trên công nghệ Mỹ.
Chiến đấu cơ hạng nhẹ FA-50 do Hàn Quốc tự sản xuất. Ảnh: SKAF
Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu vòng đàm phán cấp cao đầu tiên hôm 26/7 ở Washington để bàn về khả năng chuyển giao công nghệ giúp Seoul tự phát triển chiến đấu cơ của mình, theo KoreaTimes.
Đây là cuộc gặp cấp cao đầu tiên của Nhóm Hợp tác và Chiến lược Công nghệ Quốc phòng (DTSCG) được thành lập hồi năm ngoái theo thỏa thuận giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước. DTSCG sẽ bàn bạc các vấn đề quan trọng về hợp tác an ninh quốc gia và công nghệ quân sự, trong đó có dự án sản xuất chiến đấu cơ KF-X.
Dự án FK-X trị giá khoảng 7,5 tỷ USD được Hàn Quốc thực hiện với tham vọng thay thế phi đội chiến đấu cơ cũ kỹ F-4 và F-5 bằng những chiếc tiêm kích tàng hình hiện đại do nước này tự sản xuất. Chính phủ Hàn Quốc dự định đầu tư thêm hơn 8 tỷ USD nữa để sản xuất 120 chiến đấu cơ KF-X vào năm 2032.
Dự án này đang được tiến hành với sự giúp đỡ của nhà thầu quốc phòng Mỹ Lockheed Martin, đơn vị cam kết sẽ chuyển giao các công nghệ sử dụng trên tiêm kích tàng hình F-35 cho Hàn Quốc, để đổi lại việc Seoul đặt mua 40 chiếc máy bay hiện đại này.
Từ đầu năm nay, Cơ quan Chương trình Mua sắm Quốc phòng Mỹ (DAPA) đã đàm phán với Lockheed Martin để liệt kê các công nghệ có thể chuyển giao cho Hàn Quốc.
Video đang HOT
Hình ảnh phác họa tiêm kích tàng hình KF-X Hàn Quốc muốn tự phát triển. Ảnh:SKAF
Trước khi được chính thức thực hiện vào tháng 1/2016, dự án KF-X đã gặp khủng hoảng nghiêm trọng sau khi chính phủ Mỹ từ chối cho phép Lockheed Martin chuyển giao 4 công nghệ cốt lõi gồm radar mảng pha điện tử chủ động, pod ngắm mục tiêu quang hồng ngoại, bộ gây nhiễu tần số và hệ thống theo dõi, dò tìm hồng ngoại trên chiến đấu cơ cho Hàn Quốc.
Sau cuộc họp của DTSCG hôm thứ ba, phía Mỹ cho biết vấn đề chuyển giao các công nghệ quan trọng trên chiến đấu cơ sẽ được tiếp tục bàn thảo trong các hội nghị tiếp theo.
Việt Dũng
Theo VNE
Lộ mục đích thật sự việc Nga điều tàu sân bay độc nhất tới Syria
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga đang chuẩn bị cho nhiệm vụ tại bờ biển Syria, Địa Trung Hải. Mục đích của chuyến đi này đương nhiên là để hỗ trợ cho chiến dịch không kích khủng bố tại đây, tuy nhiên, còn có một mục đích khác ít được nhắc đến hơn đó là thử nghiệm vũ khí mới.
Tàu Đô đốc Kuznetsov sẽ tham gia chiến dịch ở Syria từ tháng 10.2016 đến 1.2017. Theo tổng biên tập tờ Arsenal or Fatherland, Viktor Murakhovsky, việc triển khai tàu Đô đốc Kuznetsov đến Địa Trung Hải là một kế hoạch thử nghiệm vũ khí đã được lên kế hoạch từ lâu do Nga chưa bao giờ sử dụng nhóm tác chiến tàu sân bay trong điều kiện chiến đấu thực sự.
Lần này, tàu Đô đốc Kuznetsov sẽ mang theo 15 trực thăng Su-33 và MiG-29K, cũng như 10 trực thăng Ka-52K, Ka-27 và Ka-31.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov
"Tôi không nghĩ việc Nga huy động tàu sân bay đến Syria như một sự trả đũa cho những binh lính của họ thiệt mạng tại đây. Vai trò không kích các mục tiêu trên mặt đất sẽ được hạn chế. Sẽ không có chuyển biến gì đáng kể trên chiến trường kể từ sau khi tàu sân bay Nga đến Syria. Tuy nhiên, đây là cơ hội để họ thử nghiệm các vấn đề kĩ thuật và hoạt động của tàu cũng như máy bay hoạt động trên nó", ông Murakhovsky nhận định.
Hai loại vũ khí sẽ được thử nghiệm chính trong lần triển khai này sẽ là trực thăng tấn công Ka-52K Katran và máy bay chiến đấu MiG-29K.
Ka-52K là phiên bản sử dụng trên tàu chiến của trực thăng trên bộ Ka-52, từng sử dụng tại chiến trường Syria. Hình ảnh của Ka-52 xuất hiện lần đầu tiên vào hôm 3.4 khi quân đội chính phủ Syria giải phóng thành phố Al-Qaryatayn ở tỉnh Homs với sự hỗ trợ của không quân Nga.
Theo ông Murakhovsky, khả năng chiến đấu của Ka-52K không hề kém hơn phiên bản trên bộ. Sự khác biệt chính đến từ việc Ka-52K có cánh gập để thu nhỏ diện tích khi đậu trên tàu sân bay, ngoài ra nó cũng được củng cố càng hạ cánh, trong khi hệ thống định vị sẽ còn tốt hơn nhằm phục vụ cho các nhiệm vụ bay trên biển trong điều kiện thời tiết xấu.
Trực thăng Ka-52K
Ka-52K ban đầu được phát triển để sử dụng trên tàu sân bay Mistral mua của Pháp, tuy nhiên, thỏa thuận này lại đổ bể và tàu Mistral được bán lại cho Ai Cập. Lần tham chiến này tại Syria có thể được sử dụng như một chiêu quảng cáo hữu hiệu cho Ka-52K nhằm đạt được các hợp đồng thương mại trong tương lai. Nhiều vũ khí Nga như tên lửa phòng không S-400 hay chiến đấu cơ Su-34 đã trở nên đắt hàng sau khi tham chiến tại Syria và công thức này có thể tiếp tục có tác dụng với Ka-52K.
Tiêm kích MiG-29K của Nga
Ngoài Ka-52K, đây cũng là lần đầu tiên mẫu máy bay MiG-29K được đưa vào hoạt động trong hải quân Nga, mặc dù nó đã từng được thử nghiệm trên tàu Đô đốc Kuznetsov vào năm 2009.
MiG-29K từng không được Nga để ý tới, nhưng dự án này đã hồi sinh sau khi Ấn Độ tỏ ý muốn mua nó để phục vụ trên các tàu sân bay của mình. Những chiếc MiG-29K được Nga tự sản xuất cho hải quân của mình cũng khác với phiên bản bán cho Ấn Độ, do nó đã loại bỏ các linh kiện nhập khẩu mà chỉ dùng những thiết bị tự sản xuất nội địa.
Với kế hoạch dùng MiG-29K để thay thế chiến đấu cơ Su-33 trên tàu Kuznetsov, việc để mẫu máy bay này thực chiến tại Syria là một cơ hội "ngàn năm có một" do sau khi kết thúc nhiệm vụ tại Syria, tàu Kuznetsov sẽ đi vào quá trình sửa chữa và nâng cấp kéo dài tới 2 năm. Điều này có nghĩa là trong khoảng thời gian này, MiG-29K sẽ khó có một môi trường thực tế để thử nghiệm chiến đấu.
Theo Danviet
Chiến đấu cơ Trung Quốc tuần tra trái phép quần đảo Trường Sa Ngay sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về Biển Đông, Trung Quốc đã đem chiến đấu cơ tuần tra trái phép quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough. Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 18/7 ra thông báo xác nhận, một biên đội chiến đấu cơ Trung Quốc - gồm máy bay ném bom H-6K, máy bay trinh...