Mỹ có thể ghi nhận nhiều người chết nhất vì COVID-19 trong tháng 1
Mỹ đã ghi nhận 2,2 triệu ca mắc COVID-19 chỉ trong 10 ngày đầu năm. Với tỉ lệ này, giới chuyên gia nhận định tháng 1 có thể là tháng nhiều người chết nhất kể từ khi đại dịch bùng phát tại nước này.
Tháng 1 có tể là tháng chết chóc nhất trong đại dịch COVID-19 tại Mỹ kể từ khi đại dịch bùng phát. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN (Mỹ), phải mất đến 90 ngày Mỹ mới đạt 2 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên vào năm ngoái. Tuy nhiên, vào năm 2021, chỉ trong vòng 10 ngày, nước Mỹ đã ghi nhận 2,2 triệu ca mắc COVID-19, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins. Và các ca nhiễm mới, nhập viện và tử vong vì COVID-19 vẫn đang tiếp tục tăng cao.
“Chúng ta đang ở trong tình hình nghiêm trọng. Chúng ta biết cách làm chậm sự lây lan của virus. Chúng ta cần phải đeo khẩu trang, cần ở nhà và tránh các cuộc tụ họp đông người “, Tiến sĩ Ashish Jha, Trưởng khoa Y tế Công cộng tại Đại học Brown nói.
Tuy nhiên, giới chức cho biết, nhiều người dân Mỹ đã làm điều ngược lại trong các kỳ nghỉ lễ. Họ vẫn tụ tập cùng gia đình và bạn bè. Giờ đây, hậu quả mà người Mỹ phải gánh chịu đang ngày càng rõ rệt hơn tại các bệnh việc chật kín bệnh nhân trên toàn quốc.
Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, Mỹ đã ghi nhận trên 27.000 trường hợp tử vong do COVID-19 chỉ trong 10 ngày đầu năm 2021. Chuyên gia cho rằng với tốc độ này, nhiều người có thể chết vì COVID-19 vào tháng 1 hơn bất kỳ tháng nào kể từ khi đại dịch bùng phát. Trước đó, tháng 12/2020 đã ghi nhận các ca tử vong cao kỷ lục, với 77.431 trường hợp tử vong.
Có 129.229 bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại các bệnh viện Mỹ vào hôm 10/1. Ảnh: CNN
Hôm 9/1, Mỹ đã ghi nhận 3.655 ca tử vong do COVID-19, với 269.623 ca nhiễm mới. Trong khi đó, tốc độ tiêm chủng tại nước này đang chậm hơn so với kỳ vọng.
Ông Joe K. Gerald, Phó Giáo sư tại Cao đẳng Y tế Công cộng Zuckerman thuộc Đại học Arizona, cho biết tại Arizona, cuộc khủng hoảng sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Video đang HOT
“Chúng ta sẽ lập nhiều kỷ lục mới về các ca mắc, nhập viện và tử vong trong những tuần tới. Hành động chính sách là cần thiết để giảm thiểu kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra”, ông Gerald nói và bày tỏ lo ngại về sự xuất hiện không thể tránh khỏi của biến chủng virus SARS-CoV-2 mới có khả năng lây nhiễm mạnh hơn được phát hiện tại Anh.
Biến thể mới của virus đã lây lan cho ít nhất 8 bang của Mỹ, bao gồm California, Colorado, Connecticut, Florida, Georgia, New York, Pennsylvania và Texas. Ông Gerald cho rằng nếu virus có được một vị trí vững chắc, nó sẽ tăng tốc lây lan, kéo dài và bùng phát nguy hiểm hơn tại Arizona.
7/1 là ngày đầu tiên nước Mỹ ghi nhận trên 4.000 ca tử vong do COVID-19 mới chỉ trong một ngày. Con số này có thể sẽ tồi tệ hơn khi ngày càng có nhiều bệnh viện quá tải hơn.
Có 129.229 bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại các bệnh viện Mỹ vào hôm 10/1. Đây là con số cao thứ 6 được ghi nhận và là ngày thứ 40 liên tiếp số ca nhập viện vì COVID-19 của Mỹ ở mức trên 100.000 ca.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết cuộc bạo loạn xảy ra tại Điện Capitol gần đây cũng có thể sẽ là sự kiện” siêu lây nhiễm”, khiến virus SARS-CoV-2 lan rộng hơn trên toàn quốc.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ ngày 9/1. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Kentucky, Thống đốc Andy Beshear cho biết bang của ông đã chứng kiến sự gia tăng thực sự và đáng kể của các trường hợp mắc COVID-19 do các cuộc tụ tập đông người trong dịp nghỉ lễ.
“Sự gia tăng mà chúng tôi đang gặp phải hiện nay ít nhất gấp đôi tỷ lệ, mức độ nghiêm trọng, của những đợt gia tăng trước đây mà chúng tôi đã chứng kiến. Đây là thời điểm nguy hiểm nhất của chúng tôi”, thống đốc nói.
Tại bang Texas, số ca nhập viện cũng đang gia tăng chóng mặt. Bang này cũng ghi nhận số lượng người mắc COVID-19 kỷ lục trong ngày thứ 7 liên tiếp vào hôm 9/1. Theo Sở Dịch Vụ Y Tế bang Texas, ít nhất 13.935 bệnh nhân đã phải nhập viện.
Tại Florida, đã có tới 7.497 bệnh nhân COVID-19 nhập viện hôm 10/1, theo Cơ quan Quản lý Chăm sóc Sức khỏe Florida. Con số này nhiều hơn khoảng 3.000 bệnh nhân nhập viện ở bang cách đây khoảng một tháng, với 4.343 ca nhập viện vào ngày 12/12/2020.
California cũng đã lập 2 kỷ lục mới vào ngày 9/1, khi số ca tử vong trong ngày được ghi nhận đạt mức nhiều nhất từ trước đến nay, với 695 người chết. Bang này cũng đang điều trị cho 4.939 bệnh nhân COVID-19 trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Ngày 10/1, tiểu bang cũng đã ghi nhận gần 50.000 ca mắc mới và 468 ca tử vong.
“Chúng ta đang đạt đến những cột mốc nghiệt ngã về cả số người mắc và ca tử vong vì COVID-19. Điều này phản ánh sự lây lan tàn khốc đang xảy ra trên toàn quận. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân, làm chậm sự lây lan và ngừng làm quá tải các bệnh viện đó là tạm dừng tham gia vào bất kỳ hoạt động nào không thực sự cần thiết”, bà Barbara Ferrer, Giám đốc Y tế Công cộng quận Los Angeles, bang Califoenia, nói.
Bệnh viện Mỹ kiện 2.500 bệnh nhân giữa đại dịch
Giữa tình hình khó khăn do đại dịch COVID-19, hệ thống y tế lớn nhất New York (Mỹ) đã kiện các bệnh nhân vì nợ tiền viện phí.
Kiện bệnh nhân vì không trả viện phí ngày càng phổ biến trong những năm gần đây. Ảnh: New York Times
Theo tờ New York Times, khi đại dịch COVID-19 bắt đầu tràn lan khắp New York, Thống đốc Andrew Cuomo đã ra lệnh cho các bệnh viện nhà nước chấm dứt kiện bệnh nhân vì nợ tiền chữa bệnh.
Phần lớn bệnh viện tư nhân lớn ở bang đã tự nguyện rút đơn kiện. Chỉ có một chuỗi bệnh viện vẫn quyết kiện hàng nghìn người. Đó là Northwell Health.
Chuỗi bệnh viện này đã phát động làn sóng kiện tụng nhằm vào các bệnh nhân năm ngoái trong bối cảnh đại dịch khiến người dân thất nghiệp tràn lan và kinh tế bất ổn.
Trong số trên 2.500 bệnh nhân bị kiện, hóa đơn viện phí trung bình là 1.700 USD, chưa kể khoản lãi suất lớn. Việc kiện tụng tác động lớn tới các bệnh nhân là giáo viên, công nhân xây dựng, nhân viên cửa hàng tạp hóa..., trong đó có những người mất việc trong đại dịch và mắc bệnh.
Carlos Castillo, nhân viên khách sạn ở New York, bị kiện vì nợ 4.043 USD tiền viện phí sau khi nhập viện vì co giật. Castillo mất một nửa lương và giờ chỉ làm việc hai ngày/tuần. Anh lo bệnh viện sẽ tịch thu tiền lương và khiến anh không thể trả tiền thuê nhà.
Ngay sau khi bài báo của New York Times được đăng, Northwell đột ngột thông báo sẽ ngừng kiện bệnh nhân trong đại dịch và sẽ rút lại mọi đơn kiện đã nộp trong năm 2020.
Khắp nước Mỹ, các vụ kiện liên quan nợ viện phí đã ngày càng phổ biến trong những năm gần đây khi chi phí y tế gia tăng và các công ty bảo hiểm trút nhiều gánh nặng sang bệnh nhân. Các bệnh viện thường được phép trích lương và đóng băng tài khoản để lấy lại tiền, có khi bệnh nhân không hề biết.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở New York, Mỹ, ngày 4/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Northwell không phải là bệnh viện duy nhất đòi nợ qua tòa án trong đại dịch. Khoảng 50 bệnh viện ở New York đã kiện 5.000 bệnh nhân từ tháng 3/2020. Northwell nổi bật vì số đơn kiện cao nhất.
Hệ thống này điều hành 23 bệnh viện, kiếm được 12,5 tỷ USD doanh thu hàng năm và nhận 1,2 tỷ USD hỗ trợ khẩn cấp theo gói kích thích vừa được chính phủ thông qua năm 2020.
Ông Richard Miller, giám đốc chiến lược kinh doanh của hệ thống Northwell, bảo vệ các vụ kiện, nói rằng Northwell có quyền thu tiền của mình. Ông cho biết bệnh viện có chương trình hỗ trợ bệnh nhân thu nhập thấp và hệ thống chỉ kiện bệnh nhân có việc làm, có khả năng trả viện phí.
Ông cũng nhấn mạnh Northwell chỉ kiện bệnh nhân nợ viện phí từ nhiều tháng, nhiều năm trước đại dịch, chứ không kiện bệnh nhân COVID-19.
Bà Elisabeth Benjamin, Phó chủ tịch sáng kiến y tế tại tổ chức phi lợi nhuận Hội Dịch vụ Cộng đồng, đã chỉ trích các bệnh viện vì kiện bệnh nhân trong đại dịch, cho dù là vì hóa đơn viện phí chưa trả từ những năm trước. Bà nói rằng vài trăm đô la có thể không là gì với một chuỗi bệnh viện nhưng là gánh nặng lớn với bệnh nhân thu nhập thấp. Bà nói: "Điều đó có nghĩa là ai đó sẽ không có thức ăn. Nghĩa là đứa bé nào đó sẽ không có áo ấm".
Có một số vụ mà số tiền viện phí rất lớn. Bệnh viện Tưởng niệm John T. Mather ở Long Island thuộc Northwell đã kiện ông Thomas Kasper hồi tháng 4/2020 vì hóa đơn 31.340 chưa thanh toán, cộng thêm 8.000 tiền lãi suất và phí. Bệnh viện này kiện ông Scott Buckley với hóa đơn 21.028 USD, cộng 4.000 USD tiền lãi suất và phí.
Ông Buckley nói: "Tôi phá sản. Tôi không còn xu nào dính túi. Tôi có ba con. Nếu họ lấy lương, tôi sẽ chẳng còn gì".
Theo Hội Dịch vụ Cộng đồng, các bệnh viện New York đã kiện trên 40.000 bệnh nhân từ năm 2015 tới 2019, trong đó Northwell kiện tới 14.000 người, tức 2.800 người/năm.
Hơn 65 triệu ca toàn cầu, LHQ chỉ trích các nước coi thường Covid-19 Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phê phán các nước không tuân thủ chỉ dẫn của WHO trong bối cảnh thế giới ghi nhận hơn 65,4 triệu ca nhiễm nCoV. Thế giới ghi nhận 65.455.215 ca nhiễm và 1.510.171 người đã tử vong do nCoV, tăng lần lượt 671.617 và 12.288 ca trong một ngày, trong khi 45.314.657 người đã bình phục, theo...