Mỹ có thể dùng máy bay không người lái do thám Trung Quốc
Tờ Washington Post của Mỹ gần đây đưa tin rằng Trung Quốc có thể trở thành khu vực hoạt động tiếp theo cho các máy bay không người lái của Mỹ.
Một máy bay không người lái Reaper của Mỹ.
Thông tin trên được tiết lộ trong một bài báo viết về các máy bay không người lái tiến hành các sứ mệnh để hỗ trợ các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chống lại các phần tử ly khai người Kurd tại khu vực biên giới giữa Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. 4 công dân Mỹ đã thiệt mạng trong các chiến dịch máy bay không người lái này.
Washington Post cho rằng giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến bằng máy bay không người lái sẽ tập trung nhiều hơn vào việc do thám thay vì tiêu diệt. Chính quyền Obama đã quyết định giảm số lượng các vụ tấn công bằng máy bay không người lái tại Afghanistan, Pakistan và Yemen và Lầu Năm Góc đã bắt đầu chuyển phi đội máy bay không người lái khổng lồ sang các điểm nóng khác khắp thế giới, theo tờ báo.
Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Ashton Carter nói rằng Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch triển khai máy bay không người lái Reaper tới khác khu vực của châu Á hơn là Afghanistan. Mặc dù ông này không cho biết các thông tin chi tiết nhưng một nữ phát ngôn viên quốc phòng cho hay Mỹ muốn gia tăng hoạt động do thám tại châu Á và Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Mặc dù ám chỉ khả năng Trung Quốc có thể trở thành mục tiêu chính của các chiến dịch máy bay không người lái Mỹ, tương tự Iran, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho rằng việc sử dụng các máy bay không người lái không chỉ bị phản đối tại những nước mà chúng được sử dụng, mà còn không nhận được sự ủng hộ của chính các công dân Mỹ
Theo Dantri
Trung Quốc ra mắt lực lượng tuần tra bờ biển
Trung Quốc hôm qua đã cho ra mắt một lực lượng tuần tra bờ biển mới, giữa lúc căng thẳng biển đảo với các nước láng giềng chưa lắng dịu. Các chuyên gia cho rằng bước đi này là nhằm giúp Trung Quốc dễ bề tăng cường vũ trang cho các tàu tuần tra.
Trung Quốc đang tìm cách tăng cường vũ trang cho tàu tuần tra
Thông tin trên được truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải ngày hôm qua. Theo đó Lực lượng tuần tra bờ biển mới của nước này đã đi vào hoạt động trên cơ sở hợp nhất chức năng của các lực lượng hải giám, lực lượng tuần tra bờ biển hiện tại trực thuộc cảnh sát, lực lượng thực thi pháp luật nghề cá và cảnh sát biển chống buôn lậu đường biển của hải quan.
Các lực lượng "mà trước đây không được phép trang bị vũ khí giờ có thể được vũ trang", Yang Mian, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học truyền thông Trung Quốc khẳng định với tờ Thời báo hoàn cầu. "Cơ quan mới này cũng sẽ khiến việc thực thi pháp luật của chúng ta mạnh mẽ hơn".
Cơ quan này sẽ "có các trang thiết bị thực thi pháp luật hợp pháp và phù hợp", và "phát hiện cũng như xử lý nhanh hơn theo pháp luật những hành vi ảnh hưởng tới quyền lợi và lợi ích hàng hải của Trung Quốc", Zhang Junshe, một nhà nghiên cứu quân sự viết trên mục bình luận của PLA Daily, tờ báo chính thức của quân đội Trung Quốc.
Thời gian qua, căng thẳng giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản, liên quan đến các quần đảo tranh chấp vẫn đang tăng lên.
Các tàu hải giám của Trung Quốc thường xuyên tiến gần các đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông, nơi Nhật kiểm soát và gọi là Senkaku nhưng Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Bên cạnh đó Trung Quốc cũng bị nhiều nước cáo buộc khẳng định chủ quyền một cách hung hăng trên hầu hết Biển Đông, cho dù tình hình gần đây đã hạ nhiệt đôi chút.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Mỹ đang tăng cường hợp tác quân sự với Nhật Bản và Philippines, những nước ký hiệp ước đồng minh với Mỹ cũng như nhiều nước khác trong khu vực.
Theo truyền thông Trung Quốc, Lực lượng tuần tra bờ biển mới của nước này sẽ có 11 liên đội tàu tuần tra với hơn 16.000 nhân sự
Gary Li, nhà phân tích của công ty nghiên cứu HIS cho biết đội tàu này sẽ giúp Trung Quốc có "sức bền tốt hơn" trong các chuyến tuần tra bờ biển tại các vùng nước tranh chấp.
Động thái này "sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc tại biển Đông và Hoa Đông liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cũng như các quần đảo khác", ông Gary nhận định.
Arthur Ding, một nhà nghiên cứu tại đại học quốc gia Chengchi tại Đài Bắc, thì khẳng định với AFP rằng các đợt tuần tra sắp tới của Trung Quốc tại biển Đông và Hoa Đông có thể sẽ "thường xuyên hơn và mạnh mẽ hơn".
"Do mang danh lực lượng tuần tra bờ biển, các tàu của họ có thể được phép mang các vũ khí hạng nhẹ để có thể thực thi pháp luật", chuyên gia này nói. "Các hành động trấn áp những cái gọi là hành vi phi pháp có thể tăng lên và căng thẳng với các nước láng giềng sẽ càng tăng"
Theo Dantri
Biển Đông: Nga im lặng, Trung "lườm nguýt"? "Nga hợp tác với Trung Quốc khi có cùng lợi ích, phần "đối thủ" nhiều hơn "đồng minh", Nga còn hợp tác dầu khí với Việt Nam, im lặng trong tranh chấp biển Đông" là bình luận của tờ Thời báo Hoàn Cầu. Hình ảnh trong cuộc tập trận Nga-Trung Quốc gần đây nhất. Ngày 12 tháng 7, tờ Thời báo Hoàn Cầu,...