Mỹ có thể điều thêm tàu đến Biển Đông
Washington có thể triển khai thêm tàu hải quân và tăng cường các chiến dịch tự do hàng hải trên Biển Đông, theo đại sứ Philippines tại Mỹ.
“ Tàu sân bay Theodore Roosevelt đang ở Biển Đông và đây là một phần trong cách tiếp cận nhằm bảo đảm khu vực này tránh khỏi mọi vấn đề, cho phép tàu bè đi lại tự do trên những vùng biển quốc tế. Hải quân Mỹ đã tăng cường hoạt động trong nhiều tháng qua, họ sẽ tiếp tục làm như vậy để bảo đảm tuyến hàng hải ở đó”, đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Manuel Romualdez nói hôm 11/4.
Nhóm tàu Theodore Roosevelt và Makin Island diễn tập trên Biển Đông hôm 9/4. Ảnh: US Navy .
Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đang hoạt động trên Biển Đông, đánh dấu lần thứ hai lực lượng này hiện diện trong khu vực kể từ đầu năm nay. Đại sứ Philippines cho biết nhiều quan chức Mỹ đang lo ngại về những diễn biến trên Biển Đông, thúc đẩy Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng hai nước điện đàm với nhau.
“Mỹ đã đưa ra cam kết. Cựu ngoại trưởng Pompeo từng khẳng định Washington sẽ yểm trợ Manila và chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng đang thực thi chính sách đó. Điều này rất rõ ràng”, Romualdez nói, thêm rằng ông hy vọng Trung Quốc “không phải địch thủ của Philippines” và tình hình sẽ không leo thang.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc tuần trước xác nhận nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và nhóm tác chiến tàu đổ bộ USS Makin Island đang triển khai ở Biển Đông. Hai nhóm tàu đã hội quân và tiến hành các hoạt động diễn tập chung trong khu vực.
Tàu chiến hiện đại của Mỹ liên tiếp tiến vào Biển Đông trong bối cảnh Washington tăng cường chỉ trích những động thái “đe dọa các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực” của Bắc Kinh.
Căng thẳng tại Biển Đông gia tăng từ hôm 7/3, khi hàng trăm tàu Trung Quốc neo đậu tại bãi Ba Đầu trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, kết thành hàng dài mà không đánh bắt, dù thời tiết thuận lợi. Philippines cáo buộc lực lượng này do dân quân biển Trung Quốc điều khiển và đã yêu cầu rút đội tàu, nhưng Bắc Kinh từ chối với lý do các tàu đang “neo đậu để tránh thời tiết xấu”.
Trong cuộc họp báo hôm 8/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho hay Việt Nam đang theo dõi sát diễn biến trên Biển Đông, bảo vệ và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Trong cuộc họp báo hai tuần trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế. “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam”, bà Hằng nói.
Trung Quốc 'trấn an' Philippines về luật hải cảnh
Đại sứ Philippines cho biết Trung Quốc khẳng định luật hải cảnh không nhằm vào quốc gia cụ thể nào và hứa "sẽ kiềm chế".
"Thông qua phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, Trung Quốc trấn an chúng tôi rằng họ không nhằm vào Philippines hoặc bất cứ quốc gia cụ thể nào và sẽ không sử dụng vũ lực trước", Jose Santiago Sta. Romana, đại sứ Philippines tại Trung Quốc, cho biết trong cuộc họp báo trực tuyến ngày 17/2.
Sta. Romana đưa ra bình luận trên khi được hỏi rằng liệu Philippines có nên triệu tập đại sứ Trung Quốc vì luật hải cảnh, có hiệu lực từ 1/2, cho phép các tàu tuần tra của Trung Quốc nổ súng vào tàu thuyền nước ngoài trong vùng biển mà Bắc Kinh nêu yêu sách chủ quyền.
"Phía Trung Quốc đã tìm cách đảm bảo rằng họ sẽ kiềm chế", Sta. Romana nói.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines, tháng 4/2017. Ảnh: Reuters .
Đại sứ Philippines cho biết luật hải cảnh Trung Quốc, được thông qua vào cuối tháng 1, sử dụng "ngôn ngữ ôn hòa hơn" so với dự thảo ban đầu. "Chúng tôi đã theo dõi luật hải cảnh", Sta. Romana nói. "Mặc dù việc này gây ngạc nhiên cho hầu hết mọi người, ngôn ngữ thực sự ôn hòa hơn so với phiên bản đầu tiên khi Trung Quốc bắt đầu xem xét đạo luật".
Sta. Romana cho biết Philippines phản đối việc luật hải cảnh được áp dụng cho tất cả vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. "Như đã giải thích trong công hàm gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chúng tôi phản đối ngôn ngữ liên quan đến việc sử dụng vũ lực và đặc biệt là khả năng áp dụng luật này ở những vùng chúng tôi coi là bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc hoặc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi", Sta. Romana nói.
Luật hải cảnh Trung Quốc khiến nhiều quốc gia láng giềng lo ngại Bắc Kinh có thể áp dụng cách tiếp cận quyết liệt hơn trong các tranh chấp biển đảo, bao gồm Biển Đông. Trung Quốc nêu yêu sách với phần lớn diện tích Biển Đông, nơi tuyến hàng hải quốc tế quan trọng đi qua.
Philippines gửi công hàm phản đối luật hải cảnh Trung Quốc sau khi nó được thông qua. Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin gọi đây là "lời đe dọa chiến tranh với bất cứ quốc gia nào từ chối đạo luật".
Locsin hồi tuần trước cảnh báo luật hải cảnh Trung Quốc có thể gây hậu quả nghiêm trọng. "Tới nay chưa có sự cố nào xảy ra", Locsin nói trên kênh ABS-CBN News Channel. "Nếu có sự cố, tôi đảm bảo với bạn rằng sẽ nhiều điều xảy đến thay vì một lời phản đối".
Antonio Carpio, cựu phó chánh án Tòa án Tối cao Philippines, nói nước này nên cùng các quốc gia Đông Nam Á khác phản đối Luật Hải cảnh Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, song Ngoại trưởng Locsin bác đề xuất này.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines hồi đầu tháng 2 tuyên bố luật hải cảnh của nước này là "đạo luật trong nước", cho biết sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp với cho các tranh chấp với Philippines tại Biển Đông thông qua đàm phán.
Trung Quốc tìm cách cải thiện quan hệ với Philippines sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức vào cuối năm 2016, hứa đầu tư và hỗ trợ tài chính hàng tỷ USD cho quốc gia Đông Nam Á này. Trung Quốc hồi tháng 1 cam kết gửi 500.000 liều vaccine Covid-19 cho Philippines.
Cường kích Nga áp sát chiến hạm Mỹ trên Biển Đen Một cường kích Su-24 Nga áp sát từ phía sau, vọt qua mạn trái tàu USS Donald Cook ở khoảng cách gần trên vùng biển quốc tế ở Biển Đen. "Hôm nay, tàu USS Donald Cook hoạt động trên vùng biển quốc tế tại Biển Đen khi một chiếc Su-24 của Nga vượt qua ở khoảng cách gần", Lực lượng Hải quân Mỹ...