Mỹ có thể cho lãnh đạo Đài Loan quá cảnh bất chấp Trung Quốc phản đối
Mỹ được cho là sẽ cho phép lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn quá cảnh tại các thành phố phía nam nước này để bà có thể tiếp tục di chuyển tới Paraguay, đồng minh duy nhất của Đài Bắc ở Nam Mỹ. Động thái của Washington được cho là có thể “chọc giận” Trung Quốc đại lục.
Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn (Ảnh: Getty)
SCMP trích một số nguồn thạo tin cho hay, bà Thái Anh Văn có thể sẽ được Mỹ đồng ý cho quá cảnh tại các sân bay ở Houston (Texas) hoặc Miami (Florida) để tiếp tục nối chuyến bay tới Paraquay, quốc gia Nam Mỹ duy nhất trong danh sách 18 đồng minh của Đài Loan.
Nguồn tin cho biết, để giảm thiểu phản ứng gay gắt từ Trung Quốc, Mỹ sẽ có rất ít khả năng để bà Thái quá cảnh tại các thành phố lớn như Washington hay New York. Một nguồn tin khác nói rằng Washington không phải là “lựa chọn khả thi”, nhưng New York có thể là điểm đến của bà Thái, vì trong lịch sử, các quan chức Đài Loan từng tới thành phố này.
Đài Loan xác nhận hôm 17/7 rằng bà Thái sẽ chấp nhận lời mời của Paraguay tới lễ nhậm chức ngày 15/8 của Tổng thống Mario Benitez, nhưg lịch trình của lãnh đạo Đài Loan chưa được công bố. Các nguồn tin cho biết Mỹ và Đài Loan dường như chưa chốt thành phố để bà Thái có thể quá cảnh. Cũng có khả năng lãnh đạo Đài Loan sẽ dừng lại ở một địa điểm bà chưa từng tới trước đó trên đất Mỹ để quá cảnh sang Paraguay.
Video đang HOT
Nếu thông tin trên thành sự thật, việc quá cảnh của bà Thái ở Mỹ có thể đẩy căng thẳng giữa hòn đảo và Trung Quốc đại lục leo thang hơn nữa, trong bối cảnh Bắc Kinh đang có hàng loạt động thái ở Biển Đông và eo biển Đài Loan cũng như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang bùng phát.
Trung Quốc từ lâu đã có lập trường phản đối Mỹ cho phép lãnh đạo Đài Loan quá cảnh, xuất phát từ chính sách “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh, vốn coi Đài Loan là một tỉnh của mình. Trung Quốc cũng nhiều lần tuyên bố để ngỏ khả năng sẽ dùng vũ lực để thống nhất hòn đảo nếu cần.
Sau khi nhậm chức từ tháng 5/2016, bà Thái đã quá cảnh ở Mỹ 3 lần trong các chuyến công du nước ngoài.
Tuần trước, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích việc Mỹ đưa 2 tàu chiến qua eo biển Đài Loan, hành động mà Washington khẳng định là họ được phép và hợp lệ theo luật quốc tế. Mỹ bác cáo buộc từ Bắc Kinh rằng họ đang sử dụng “lá bài” Đài Loan để chống lại lợi ích quốc gia của Trung Quốc.
Những hoạt động về quân sự, hay việc cho lãnh đạo Đài Loan quá cảnh trên đất Mỹ cho thấy chính phủ Mỹ dường như tiếp tục ngầm ủng hộ Đài Loan dù 2 bên chưa có quan hệ ngoại giao chính thức.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Đài Loan tuyên bố 'không chịu đựng Trung Quốc nữa'
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn thể hiện sự tức giận với Trung Quốc sau khi bị quốc gia Tây Phi thứ 5 cắt đứt quan hệ ngoại giao.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu trước truyền thông tại Đài Bắc hôm 24.5 sau khi Burkina Faso cắt đứt quan hệ ngoại giao. Ảnh: Reuters.
"Trung Quốc đã chạm đến giới hạn chịu đựng của xã hội Đài Loan. Chúng tôi sẽ không chịu đựng thêm nữa và sẽ càng quyết tâm vươn ra thế giới", bà Thái Anh Văn nói hôm 24.5, vài giờ sau khi Burkina Faso tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao, theo Reuters. Đài Bắc cho rằng chính Bắc Kinh đứng sau việc này.
Bà Thái khẳng định động thái của Bắc Kinh diễn ra sau "những tiến bộ gần đây về quan hệ kinh tế và an ninh của Đài Loan với Mỹ và các nước cùng chí hướng khác". Bà cũng khẳng định Đài Loan sẽ không sử dụng phương thức "ngoại giao đôla" để cạnh tranh với Trung Quốc đại lục.
Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu cũng bị đề nghị từ chức và phải chịu trách nhiệm về việc để mất đồng minh Tây Phi này. Hiện chưa rõ Burkima Faso và Bắc Kinh có thiết lập quan hệ ngoại giao hay không nhưng Wu khẳng định đó chỉ là điều "sớm hay muộn" và "mọi người đều biết Trung Quốc" đứng sau sự việc này.
Burkina Faso là quốc gia thứ hai trong những tuần gần đây và là quốc gia thứ 5 cắt đứt quan hệ với Đài Loan kể từ khi bà Thái Anh Văn đắc cử, trước đó là Cộng hòa Dominica, Gambia, Sao Tome và Principe và Panama. Hiện Đài Loan chỉ còn 18 đồng minh ngoại giao trên thế giới, trong đó có một đồng minh duy nhất ở châu Phi là tiểu vương quốc Swaziland.
"Chính phủ Burkina Faso hôm nay quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Từ năm 1994, Burkina Faso đã có quan hệ hợp tác với Đài Loan. Tuy nhiên hiện nay, trước những thay đổi trên thế giới, những thách thức kinh tế xã hội mà chúng ta đang phải đối mặt, chúng ta phải xem xét lại quan điểm", Ngoại trưởng Alpha Barry cho biết trong một tuyên bố ngày 24.5.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông báo tán thành quyết định của Burkina Faso. "Chúng tôi hoan nghênh Burkina Faso gia nhập hợp tác hữu nghị Trung Quốc - châu Phi sớm nhất có thể trên nền tảng nguyên tắc 'Một Trung Quốc'", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lục Khảng nói.
Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ cần phải thống nhất, kể cả bằng vũ lực. Quan hệ giữ Trung Quốc Đài Loan trở nên căng thẳng hơn sau khi Thái Anh Văn nhậm chức vào tháng 5.2016. Chính quyền của bà từ chối thừa nhận Đài Loan là một phần của chính sách "Một Trung Quốc". Hai bên thường xuyên cạnh tranh ngoại giao ở các nước đang phát triển trong những năm qua.
Hỗ trợ kinh tế và viện trợ thường được Trung Quốc đại lục và Đài Loan sử dụng như một công cụ thương lượng để công nhận ngoại giao. Đầu tháng 5, Đài Bắc tố Bắc Kinh hứa hẹn cấp cho Cộng hòa Dominica một gói đầu tư, viện trợ tài chính và vay lãi suất thấp trị giá ít nhất 3,1 tỷ USD để cắt đứt quan hệ ngoại giao kéo đài 75 năm với hòn đảo.
Theo Huyền Lê (VnExpress)
Đài Loan nổi giận vì mất thêm đồng minh ngoại giao Burkina Faso trở thành quốc gia mới nhất quyết định cắt đứt quan hệ đồng minh ngoại giao với Đài Loan. Hòn đảo này cáo buộc Bắc Kinh dường như đã tác động từ phía sau nhằm "giành bạn" với Đài Loan. Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn (Ảnh: Reuters) Theo Reuters, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn ngày...