Mỹ có thể cần nhiều hơn 100 máy bay ném bom B-3
Cựu chỉ huy lực lượng máy bay ném bom Mỹ, Trung tướng Robert Elder nhận định rằng, 80 đến 100 máy bay tấn công tầm xa thế hệ mới (LRS-B hay còn gọi là B-3) là không đủ để đảm bảo an ninh quốc gia Mỹ và Lầu Năm Góc nên cân nhắc mua thêm để củng cố sức mạnh của phi đội máy bay ném bom của mình.
Trong bài phát biểu trước quốc hội Mỹ vào ngày 9-8, Tướng Robert Elder, cho rằng, chỉ tiêu sản xuất máy bay ném bom của không quân còn quá ít, bất chấp việc các máy bay mới sẽ hiện đại và có hiệu suất cao hơn.
Hình ảnh concept cho máy bay ném bom thế hệ mới của Mỹ
Video đang HOT
“Khả năng của chúng ta đang yếu dần với chỉ khoảng 100 máy bay sẵn sàng chiến đấu, có độ tuổi trung bình là 38 năm. Thẳng thắn mà nói, tôi cho rằng, 80 đến 100 máy bay B-3 mới là không thể đủ để thay thế cho phi đội B-1 và B-52 hiện tại”, ông Elder nhận định.
Đề xuất của ông Elder được ủng hộ bởi một vài thành viên quốc hội, cho rằng, không quân nên đẩy nhanh quá trình mua các máy bay B-3 mới do đây là cách duy nhất để đảm bảo Mỹ có thể tấn công sâu vào lãnh thổ của các đối thủ tiềm tàng như Trung Quốc hay Iran trong tương lai.
Vào hồi đầu tháng 9, Lầu Năm Góc vừa điều chỉnh lại chi phí dự kiến của việc phát triển B-3 lên 58,2 tỉ USD, tức là nhiều hơn 25 tỉ USD so với con số đề ra trước đây. Đây là mẫu máy bay có thể đạt được tốc độ cận âm, có khả năng tấn công hạt nhân và thậm chí là điều khiển từ xa.
Theo kế hoạch, không quân Mỹ phải chốt hợp đồng phát triển máy bay LRS-B mới vào tháng 6-2015, tuy nhiên, họ lại phải lùi hạn chót này xuống tháng 9 hoặc 10-2015 do chưa thể chọn được nhà phát triển hợp lí. Hiện 2 ứng cử viên là hãng sản xuất máy bay ném bom B-2, Northrop Grumman và liên doanh 2 nhà thầu Boeing và Lockheed Martin.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ sử dụng máy bay thải để kiềm chế Nga
Theo "The Fiscal Times", Quân đội Mỹ do không thể thuyết phục các nhà lập pháp loại bỏ máy bay tấn công A-10 Thunderbolt khỏi kho vũ khí đã tìm cho khí tài này một công năng mới - răn đe hành động "xâm lược của Nga" ở Trung và Đông Âu.
Một chiếc A-10 Thunderbolt.
Theo báo trên, 12 cường kích A-10 sẽ được điều đi từ Căn cứ không quân Moody ở châu Âu trong khuôn khổ các hoạt động Atlanic Resolve của NATO. 10 máy bay như vậy cũng đã được đưa từ căn cứ không quân Mỹ tại bang Arizona tới Romania và Cộng hòa Czech. Nhiệm vụ mới của các cường kích A-10, vốn còn được gọi là "heo rừng", cho thấy Thượng viện Mỹ đã không lắng nghe yêu cầu của quân đội muốn từ bỏ sử dụng loại máy bay này.
Theo báo trên, trong nhiều năm qua Không quân Mỹ đã nỗ lực loại bỏ "heo rừng" vì điều này cho phép tiết kiệm gần 4 tỷ USD. Chỉ huy Không quân Mỹ cho rằng "yểm trợ trực tiếp cho bộ binh có thể thông qua các nền tảng khác" - như máy bay ném bom chiến lược Rockwell B-1 Lancer, hoặc tiêm kích thế hệ thứ năm F-35.
Tuy nhiên, Đồi Capitol bỏ ngoài tai những yêu cầu này. Washington cho rằng chưa đủ để thay thế các cường kích, đã trải qua các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Ngoài ra, hồi tháng 5, Hạ viện Mỹ cũng đã thông qua dự thảo ngân sách quốc phòng năm 2016, trong đó có 683 triệu USD kéo dài thời gian phục vụ của A-10.
Ngay sau đó, Thượng viện Mỹ, trong dự thảo lộ trình của mình thậm chí còn giảm kinh phí cho loại máy bay này xuống còn 355 triệu USD, vì trong dự thảo không tính tới khoản chi phí 240 triệu USD cho việc từng bước thay thế các vũ khí cũ kĩ và lỗi thời này.
Theo Duy Trinh (P/v TTXVN tại Nga)
baotintuc.vn
IMF không tin Ukraine và Trung Quốc Christine Lagarde không tin vào sự thành công của chương trình hỗ trợ Ukraine và sự "chín muồi" của đồng nhân dân tệ để trở thành một đồng tiền dự trữ. Tờ Expert của Nga ngày 5/8 đưa tin, Văn phòng Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde không tin vào sự thành công của chương trình hỗ trợ...