Mỹ có thể bình thường trong 2021 nếu vaccine nCoV hoàn thiện
Tiến sĩ Anthony Fauci, Cố vấn Y tế Nhà Trắng cho biết nếu vaccine hoàn thiện, dân Mỹ có thể quay lại sinh hoạt bình thường vào năm 2021.
Chia sẻ với CNN vào ngày 23/7, ông Fauci cho biết, nếu phần đông dân số tiếp nhận vaccine và miễn dịch với Covid-19, viễn cảnh nước Mỹ thật sự quay lại bình thường có thể diễn ra vào năm 2021. Tuy nhiên đây sẽ là một quá trình diễn ra và thay đổi dần dần.
Các nhà sản xuất vaccine đều nói với ông Fauci rằng chỉ cần một trong các “ứng viên” tiềm năng hoàn thiện, họ sẽ có hàng chục triệu liều trong năm tới. Trong tương lai, con số này có thể lên đến vài tỷ liều.
Video đang HOT
Cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci tại họp báo ở Nhà Trắng hồi tháng 4. Ảnh: Reuters.
Kết quả ban đầu thu từ đợt thử nghiệm lâm sàng vaccine tiềm năng của AstraZeneca đưa ra vào ngày 20/7, cho thấy có phản ứng miễn dịch. Song các nhà học trong công ty và Đại học Oxford cho biết vẫn cần nghiên cứu thêm.
Ngày 21/7, đại diện hãng dược đã nói với Quốc hội rằng họ có khả năng sẵn sàng cung cấp vaccine để tiêm cho người dân vào tháng 9, nếu vaccine hoàn thiện. Mặt khác người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm vaccine ở Anh cho biết một số vaccine có thể sẽ sớm xuất hiện vào năm 2021, theo CNN.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, theo thỏa thuận với Pfizer, sẽ bắt đầu phân phối toàn quốc “ứng viên” vaccine nCoV tiềm năng của hãng dược trong quý IV/2020, nếu nó chứng minh hiệu quả, an toàn và được đảm bảo cho phép sử dụng khẩn cấp.
Cố vấn y tế Nhà Trắng hối thúc Mỹ 'làm lành' với WHO
Cố vấn y tế Nhà Trắng Fauci khuyên chính quyền Trump sớm khôi phục quan hệ với WHO, cho biết đó là điều cần thiết khi đối mặt đại dịch.
"Họ là một tổ chức không hoàn hảo. Họ đã phạm sai lầm, nhưng tôi muốn thấy những sai lầm được sửa chữa và để họ trở nên phù hợp hơn với những điều chúng ta cần", tiến sĩ Anthony Fauci, thành viên đội chuyên trách chống Covid-19 của Nhà Trắng, phát biểu tại Đại học Georgetown, Mỹ, hôm 14/7, đề cập đến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Fauci cho biết ông hy vọng những căng thẳng giữa Mỹ và WHO cuối cùng sẽ được giải quyết bằng cách này hay cách khác, vì thế giới cần WHO cho những đợt bùng phát dịch như hiện nay.
Mỹ hôm 7/7 gửi thông báo rời khỏi WHO vì cáo buộc tổ chức này phản ứng chậm chạp với Covid-19 và thiên vị Trung Quốc trong đại dịch. Để chính thức rút khỏi WHO, Mỹ cần thông báo trước một năm và thanh toán mọi khoản tiền đã cam kết trước ngày ấn định rời khỏi tổ chức này vào 6/7/2021.
Theo hồ sơ do WHO cung cấp, Mỹ còn nợ hơn 99 triệu USD tiền cam kết viện trợ. Ngoại trưởng Mike Pompeo tuần trước cho biết Mỹ sẽ trả hết số tiền đã cam kết góp cho WHO trước khi rời đi.
Cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci tại phiên điều trần của ủy ban y tế ở thủ đô Washington hôm 30/6. Ảnh: AFP.
Trung Quốc đã chỉ trích quyết định rút khỏi WHO của Mỹ, cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng khả năng ứng phó Covid-19 của thế giới và tác động nghiêm trọng tới các nước đang phát triển vốn đang rất cần sự hỗ trợ quốc tế.
Fauci cũng phản đối Mỹ rời khỏi WHO, cho biết "WHO là một tổ chức không hoàn hảo, mắc một số sai lầm nhưng họ cũng làm được nhiều điều hữu ích" và khẳng định "thế giới cần WHO". Cố vấn y tế Nhà Trắng gần đây cũng liên tục công khai phản đối Trump về các vấn đề liên quan Covid-19.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 13,4 triệu người nhiễm và gần 582.000 người tử vong. Mỹ hiện ghi nhận hơn 3,5 triệu ca nhiễm và gần 140.000 ca tử vong.
Cố vấn y tế phản bác Trump Cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci nói ông là "một người thực tế chứ không phải gieo hoang mang", sau nhận định của Tổng thống Trump tuần trước. Trả lời trong chương trình của CNN hôm 21/7, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, cố vấn y tế hàng đầu của Mỹ, Fauci, phản ứng sau khi...