Mỹ có nguy cơ “xung đột trực tiếp” với Nga tại Ukraine
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Konstantin Vorontsov hôm 4/10 nói trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng việc Mỹ tiếp tục cung cấp vũ khí và thông tin tình báo cho Ukraine đang tiến dần tới “lằn ranh nguy hiểm” trực tiếp đối đầu với Nga.
Ngay trước đó, Lầu Năm Góc công bố nội dung đợt vận chuyển thiết bị quân sự mới cho Ukraine, có giá trị tới 625 triệu USD.
Phóng tên lửa HIMARS. Ảnh: Getty.
Ông Vorontsov nói với Ủy ban Thứ nhất của Liên Hợp Quốc (ủy ban này chuyên trách các vấn đề an ninh và kiểm soát vũ khí) rằng Mỹ đang cung cấp vũ khí, thông tin tình báo và cố vấn cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Nhà ngoại giao Nga bổ sung: Điều này “không chỉ kéo dài chiến sự và dẫn tới các thương vong mới mà còn làm cho tình hình tiến gần hơn tới lằn ranh nguy hiểm của sự va chạm quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO”.
Video đang HOT
Nga đã nhiều lần cảnh báo NATO dừng viện trợ vũ khí và đạn dược cho Ukraine nhưng Mỹ và NATO vẫn cứ làm và lập luận rằng điều này không khiến họ trở thành một bên trong xung đột.
Theo Lầu Năm Góc, Mỹ đã viện trợ 16,8 tỷ USD cho Ukraine kể từ ngày 24/2/2022, khi Nga phát động tiến công quân sự Ukraine.
Lô viện trợ vũ khí và thiết bị quân sự mới nhất bao gồm hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS và đạn dùng cho loại pháo này. Lần này, Mỹ cũng cung cấp lựu pháo 155mm và 105mm, 75.000 viên đạn pháo, bao gồm cả đạn có dẫn đường và 200 xe thiết giáp MRAP./.
Lầu Năm Góc sẽ tăng gấp đôi tên lửa HIMARS cho Ukraine
Mỹ và gần hai chục quốc gia đối tác cho biết họ sẽ tăng tốc sản xuất vũ khí, cung cấp gấp đôi số lượng hệ thống HIMARS đã gửi cho Kiev.
Một chỉ huy quân sự Ukraine kiểm tra các tên lửa trên bệ phóng HIMARS vào tháng 7/2022. Ảnh: The Washington Post)
Theo tờ Washington Post, Lầu Năm Góc ngày 28/9 cho biết Mỹ sẽ tăng gấp đôi số lượng cam kết viện trợ các hệ thống pháo tên lửa tầm xa cho Ukraine, như một phần trong chiến lược dài hạn của Washinton và các đối tác về tăng cường sản xuất vũ khí để đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.
Gói viện trợ mới trị giá 1,1 tỷ USD sẽ bao gồm 18 bệ phóng Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS), những vũ khí đã được lực lượng Ukraine sử dụng để phá hủy các sở chỉ huy và trung tâm hậu cần phía sau phòng tuyến của Nga. Trước gói này, Mỹ đã chuyển giao 16 thống HIMARS từ kho dự trữ hiện có. Những hệ thống này có khả năng phóng tên lửa chính xác từ khoảng cách 80km.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết, giai đoạn viện trợ vũ khí mới sẽ mất "vài năm" để xây dựng và chuyển giao, tập trung vào nỗ lực cung cấp cơ sở hạ tầng quốc phòng lâu dài của Ukraine trong khi các đồng minh và đối tác tăng tốc các gói thiết bị và đạn dược phù hợp cho những nhu cầu cấp bách nhất. Quan chức này cũng cho hay, HIMARS đại diện cho một "thành phần cốt lõi của lực lượng chiến đấu Ukraine trong tương lai".
Bên cạnh đó, cùng ngày 28/9, Lầu Năm Góc cho biết Mỹ dự định tăng cường sản xuất các vũ khí "hỏa lực tầm xa đặt trên mặt đất, hệ thống phòng không, vũ khí đối đất và các năng lực khác" cần thiết để duy trì quân đội Ukraine trong dài hạn. Trong một tuyên bố, các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết gần 20 quốc gia khác cũng đồng ý mở rộng cơ sở công nghiệp và đẩy nhanh sản xuất những vũ khí có thể thay thế các thiết bị từ thời Liên Xô và Nga của Ukraine bằng các hệ thống hiện đại được NATO sử dụng.
Tên lửa GMLRS bắn từ bệ phóng HIMARS tại dãy núi Chocolate, California, vào ngày 9/12/2020. Ảnh: USMC.
Những thông báo nói trên được đưa ra trong bối cảnh Nga đã phát lệnh động viên khoảng 300.000 lính nghĩa vụ được cho là để thay thế và tăng viện cho lực lượng ở Ukraine. Một quan chức Mỹ khác cho biết, việc chuẩn bị sẵn sàng cho những binh sĩ mới huy động sẽ là thách thức đối với Điện Kremlin, về cung cấp hậu cần cần thiết cũng như đào tạo họ.
Theo quan chức quốc phòng cung cấp thông tin cho tờ Washington Post, gói vũ khí được công bố gần đây nhất của Mỹ cho Ukraine bao gồm các vũ khí và thiết bị sẽ mất từ sáu tháng đến hai năm để giao hàng và đòi hỏi các nhà thầu quốc phòng khởi động lại hoặc tăng cường sản xuất.
Ukraine cũng sẽ nhận thêm 150 chiếc Humvee bọc thép, cho phép quân đội vận chuyển binh sĩ và cơ động xung quanh chiến trường trong các chiến dịch tấn công. Ngoài ra, Kiev cũng được hỗ trợ thêm trên 200 phương tiện giúp họ vận chuyển thiết bị hạng nặng, đi kèm với việc được phương Tây cung cấp một lượng lớn vũ khí hạng nặng.
Gói này còn bao gồm các hệ thống được thiết kế để khắc chế những vũ khí mà người Nga đã sử dụng một cách hiệu quả, bao gồm các radar có thể phát hiện pháo binh và máy bay không người lái đang bay tới.
Ukraine hiện có 26 bệ phóng tên lửa di động tiên tiến, bao gồm 16 hệ thống HIMARS của Mỹ và 10 bệ phóng M270 cũ hơn do Mỹ sản xuất, được Anh và Đức cung cấp.
Một yếu tố khác quan trọng không kém là loại tên lửa mà hệ thống HIMARS phóng ra: Tên lửa dẫn đường phóng loạt (GMLRS). Lầu Năm Góc đã cung cấp "hàng nghìn" tên lửa GMLRS cho Kiev, nhưng số lượng chính xác mà lực lượng Ukraine đã sử dụng vẫn chưa rõ ràng.
Mỹ triển khai HIMARS tới quốc gia láng giềng khác của Nga Không chỉ viện trợ cho Ukraine, Washington còn đang gửi hệ thống tên lửa HIMARS cùng nhân viên hỗ trợ đến một nước láng giềng khác của Nga. Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (HIMARS). Ảnh: Getty Images Theo RT, Bộ tư lệnh Lục quân Mỹ tại châu Âu và châu Phi ngày 25/9 thông báo sẽ chuyển hai...