Mỹ có nguy cơ sa vào cuộc chiến thương mại với hai ‘gã khổng lồ’ châu Á cùng lúc
Trong khi Mỹ đang đàm phán để kết thúc chiến tranh thương mại với Trung Quốc trong thời hạn, căng thẳng giữa Washington và gã khổng lồ châu Á khác là Ấn Độ lại gia tăng cường độ, theo CNN.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross dự định đến thăm Ấn Độ ngày 14/2 cho các cuộc đối thoại trong khi căng thẳng đang lên cao giữa mối quan hệ thương mại hai nước. Tuy nhiên ông hủy chuyến đi cuối ngày 13/2.
“Do vấn đề thời tiết, kỹ thuật dẫn đến chuyến bay của ông ấy bị hủy, và một số vấn đề hậu cần khác, Bộ trưởng Ross lấy làm tiếc vì không thể trực tiếp tham gia” – người phát ngôn Bộ Thương mại Mỹ nóí.
Căng thẳng giữa New Delhi và Washington đã gia tăng trong những tháng gần đây khi chiến lược “Mua hàng Mỹ, thuê người Mỹ” của Tổng thống Donald Trump đụng độ với chiến dịch của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi “Make in India”.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Đại sứ quán Ấn Độ tại Mỹ)
Ông Trump nhiều lần chỉ trích Ấn Độ đánh thuế lên hàng hóa Mỹ, đặc biệt là các sản phẩm như xe máy Harley-Davidson (HOG), mặc dù không rõ Harley có thực sự phải trả thuế hay không, theo CNN. Tháng 1/2019, ông Trump nhắm mục tiêu thuế quan 150% lên Ấn Độ đối với rượu whisky nhập khẩu.
“Ấn Độ có mức thuế rất cao. Họ đánh thuế chúng tôi rất nhiều”, ông nói trong một sự kiện của Nhà Trắng.
Theo CNN, chính quyền Mỹ hiện có thể đang chuẩn bị thắt chặt các chương trình. Các quan chức Mỹ đang xem xét loại bỏ Ấn Độ khỏi danh sách cho phép nước này xuất khẩu hàng hóa như trang sức, phụ tùng xe và động cơ điện trị giá 5,6 tỷ USD khi được miễn thuế, theo Reuters.
Chương trình Ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences – GSP)của Mỹ được thực hiện từ ngày 1/1/1976 với thời hạn ban đầu là 10 năm. Từ đó đến nay, chương trình này đã được gia hạn nhiều lần với một số sửa đổi.
Hằng năm, trên cơ sở đề xuất của Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), sau khi tham khảo ý kiến Uỷ ban Thương mại Mỹ (ITC) và các cơ quan hành pháp; Tổng thống Mỹ là người ký quyết định những mặt hàng và những nước được hưởng GSP. Để được miễn thuế nhập khẩu theo chế độ ưu đãi này: (1) hàng phải được nhập trực tiếp từ nước hưởng lợi vào lãnh thổ hải quan Mỹ và (2) ít nhất 35% trị giá hàng hóa phải được tạo ra tại nước hưởng lợi.
Video đang HOT
Chương trình GSP này giúp hàng hoá 121 quốc gia đang phát triển tiếp cận dễ dàng hơn với người tiêu dùng Mỹ. Ấn Độ là người hưởng lợi lớn nhất trong năm 2017, theo dữ liệu của chính phủ Mỹ.
Washington năm 2018 tuyên bố sẽ xem xét điều kiện của Ấn Độ cho chương trình GSP, sau khi có khiếu nại từ nông dân và nhà sản xuất thiết bị y tế Mỹ rằng thuế quan của Ấn Độ đã làm tổn hại đến công việc xuất khẩu của họ.
Một trong những mục tiêu của ông Trump là cắt giảm thâm hụt thương mại. Ấn Độ xuất khẩu số hàng hóa trị giá hơn 50 tỷ USD sang Mỹ vào năm 2018 và nhập khẩu các sản phẩm của Mỹ trị giá khoảng 30 tỷ USD, theo Cục điều tra dân số Mỹ.
Tổng thống Trump tiếp tục đối mặt bài toán cắt giảm thâm hụt thương mại với Ấn Độ. (Ảnh: Reuters)
Ông Modi, mặt khác, muốn thu hút nhiều nhà sản xuất nước ngoài vào Ấn Độ. Bất cứ điều gì khiến việc tiếp cận thị trường Mỹ trở nên khó khăn hơn có thể khiến họ sợ hãi ngay khi ông Modi bắt đầu chiến dịch cho nhiệm kỳ thứ hai, theo CNN.
Jason Yek, nhà phân tích rủi ro tại công ty nghiên cứu Fitch Solutions, cho biết: “Việc loại bỏ các nhượng bộ thương mại đối với Mỹ có thể có tác động xa hơn như giảm sức hấp dẫn của Ấn Độ với vai trò một trung tâm sản xuất. Điều này có thể đè nặng lên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm tới.”
Đại diện Thương mại Mỹ từ chối bình luận về khả năng loại Ấn Độ khỏi GSP và Bộ Thương mại Ấn Độ không trả lời các yêu cầu bình luận.
“Tôi nghĩ một phần nó có thể được hiểu là chiến lược đàm phán, bạn nâng cao tiêu chuẩn trong khi tiến tới tiến trình đàm phán thực tế”, Rajat Kathuria, giám đốc Hội đồng nghiên cứu quan hệ kinh tế quốc tế Ấn Độ nói.
Nhưng theo chuyên gia, chính quyền Mỹ có thể có lý khi, Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới. “Chúng tôi đã phát triển vượt ra khỏi ngưỡng của các nước đang phát triển nên không đủ điều kiện ở trong hệ thống đó”, ông nói.
GSP không phải là nguồn cơn căng thẳng duy nhất. Ấn Độ là một trong số quốc gia bị áp thuế thép và nhôm của Mỹ năm 2018. Ấn Độ tuyên bố mức thuế riêng đối với hàng hóa của Mỹ trị giá 240 triệu USD để trả đũa nhưng vẫn chưa áp đặt chính thức.
Bên cạnh đó, hạn chế đối với hai công ty lớn nhất của Mỹ có thể đóng vai trò điểm nhấn quan trọng khác trong các cuộc đàm phán thương mại.
New Delhi đưa ra các quy định trong tháng 1 – ngăn chặn các nhà bán lẻ toàn cầu như Amazon (AMZN) và Walmart (WMT) sử dụng quy mô lớn của họ để khiến giá giảm ở Ấn Độ.
Amazon đã cam kết đầu tư hơn 5 tỷ USD vào hoạt động kinh doanh ở Ấn Độ, trong khi Walmart đã trả 16 tỷ USD vào năm ngoái cho Flipkart, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Ấn Độ. Cả hai công ty trì hoãn các quy tắc mới, và yêu cầu có thêm thời gian để tuân thủ của họ đã bị chính phủ Ấn Độ từ chối dưới áp lực từ các chủ doanh nghiệp địa phương.
(Nguồn: CNN)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Chiến tranh thương mại bế tắc, Mỹ-Trung chuyển sang tranh giành ảnh hưởng ở châu Á
Trong khi chưa có dấu hiệu cho thấy Mỹ hay Trung Quốc sẽ nhượng bộ trong cuộc chiến thương mại, các nhà lãnh đạo của hai nước này lại bắt đầu tiến vào cuộc đối đầu mới - tranh giành tầm ảnh hưởng ở khu vực châu Á, SCMP nhận định.
Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh trong một loạt các vòng đàm phán ngoại giao mới tại châu Á - Thái Bình Dương, khi các lãnh đạo từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cố gắng kêu gọi sự ủng hộ tại những cuộc họp quốc tế then chốt, theo SCMP.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 12/11 đến Singapore trong chuyến công tác 5 ngày - nơi đang diễn ra hội nghị thượng đỉnh thường niên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 26 tại Papua New Guinea trong tuần sau, tiếp đến sẽ thăm Philippines và Brunei.
Bế tắc trong chiến tranh thương mại, Mỹ - Trung cố gắng lôi kéo sự ủng hộ ở châu Á. (Ảnh: Reuters)
Trong thời điểm Thủ tướng Trung Quốc đến Singapore, một bài viết được đăng trên Straits Times dẫn lời ông Lý lên án chủ nghĩa bảo hộ thương mại. "Sự mở cửa phải được duy trì vì nó không chỉ là một phương tiện, mà còn là một nguyên lý sẽ được chấp nhận một cách chắc chắn hơn thông qua thử nghiệm và kiểm tra" - ông Lý nói.
Ông cũng tuyên bố trong bài viết rằng Trung Quốc đã mở cửa với thế giới và sẽ không bao giờ đóng lại mà chỉ mở cửa rộng hơn nữa.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence thì đang có chuyến thăm dài ngày đến Nhật Bản, Singapore, Australia và Papua New Guinea. Chuyến đi của ông Pence bắt đầu ngày 11/11 và là chuyến công du châu Á thứ 3 kể từ khi ông nhậm chức tháng 1/2017.
Trong một bài viết trên Washington Post, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tái khẳng định các mối quan hệ đồng minh của Mỹ ở châu Á và sự cam kết của Washington trong khu vực này. "An ninh và thịnh vượng quốc gia của chúng tôi phụ thuộc vào khu vực trọng yếu này và Mỹ sẽ tiếp tục bảo đảm tất cả các quốc gia, lớn và nhỏ, có thể phát triển và thịnh vượng trong một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở."
Ông Pence nói thêm: "Các quốc gia kiềm chế người dân của họ thường cũng kiềm chế chủ quyền của những người hàng xóm. Chủ nghĩa độc tài và hung hăng sẽ không có chỗ trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương". Những bình luận của ông Pence được cho là gián tiếp nhắm vào Trung Quốc, theo SCMP.
Liu Weidong, chuyên gia quan hệ Mỹ - Trung tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng chuyến đi của ông Pence đến châu Á là một nỗ lực nhằm lôi kéo thêm những người hàng xóm của Trung Quốc về phía Mỹ. "Ông Pence đang cố gắng cạnh tranh với ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á - Thái Bình Dương bằng cách nhấn mạnh mối đe dọa của Trung Quốc và sự cam kết của Mỹ với khu vực." - ông Liu nói.
Dù vậy, những người hàng xóm này có thể sẽ tìm cách bắc cầu giảm bớt khác biệt giữa hai nước đối thủ, thay vì bị kéo vào một cuộc cạnh tranh khiến kinh tế bị ảnh hưởng trầm trọng hơn, - Song Junying, chuyên gia Đông Nam Á nhận định. "Dù chiến tranh thương mại mở cửa cho nhiều hàng hóa từ các nước khác vào Mỹ hơn, bao gồm các nước Đông Nam Á, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gây hại đến bất cứ quốc gia nào nếu họ tiếp tục." - Song nói.
Washington và Bắc Kinh đã tham gia vào những cuộc trao đổi cấp cao trong những ngày gần đây, theo SCMP. Trong cuộc gặp với cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tuần trước, ông Tập Cận Bình nói Trung Quốc muốn giải quyết các vấn đề với Mỹ thông qua đối thoại - nhưng Washington cần tôn trọng con đường phát triển và các lợi ích của Trung Quốc.
Các quan chức đối ngoại và quốc phòng hai bên cũng gặp nhau trong những cuộc thảo luận về ngoại giao và an ninh tại Washington. Thành viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì cho rằng không có nước nào có thể lấy cớ thực hiện hành vi quân sự hóa trong khu vực, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis nói Mỹ tiếp tục quan ngại về các hành vi của Trung Quốc và hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông.
(Nguồn: SCMP)
Theo VTC
Mỹ chờ bắt cả người sáng lập Huawei? Kể từ khi giám đốc tài chính của Huawei, bà Meng Wanzhou, bị bắt ở Canada hồi tháng 12-2018, cả tập đoàn viễn thông Trung Quốc lẫn chính phủ Bắc Kinh đều không có nhiều lựa chọn đáp trả hoặc trả đũa. Nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới Huawei chỉ có thể phủ nhận các cáo buộc từ...