Mỹ có nguy cơ mất căn cứ quân sự quan trọng ở Ấn Độ Dương
Theo Sputniknews, Mỹ có nguy cơ sẽ sớm mất đi một trong những căn cứ quân sự lớn nhất ở nước ngoài do hợp đồng cho thuê đảo Diego Garcia làm căn cứ quân sự sắp hết hạn.
Một góc căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Diego Garcia. (Nguồn: zianet.com)
Với vị trí địa lý vốn có, căn cứ Diego Garcia là một trong những cứ điểm có tầm quan trọng chiến lược. Lâu nay, căn cứ này đã đóng vai trò lớn trong việc tổ chức nhiều hoạt động quân sự của Lầu Năm Góc, trong đó có cả những hoạt động ở Iraq và Afghanistan.
Theo hợp đồng được ký hồi năm 1966 giữa Mỹ và Anh, Bộ Quốc phòng Mỹ được phép sử dụng đảo Diego Garcia cho các mục đích quân sự.
Diego Garcia là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Chagos Atchipelago gồm 60 đảo nhỏ ở Ấn Độ Dương. Hợp đồng này sẽ hết hạn vào tháng 12-2016, song vẫn còn một lựa chọn là kéo dài hợp đồng thêm 20 năm nữa. Hiện chưa rõ tương lai của căn cứ này sẽ như thế nào vào cuối năm 2016.
Video đang HOT
Vấn đề này đã được đưa ra bàn thảo trong chuyến thăm gần đây của Tổng thống Barack Obama tới London. Hiện cũng chưa rõ liệu Mỹ sẽ có thể tiếp tục thuê căn cứ này hay không.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc sẵn sàng đưa quân tới căn cứ ở châu Phi
Căn cứ quân sự đâu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài ngay sát căn cứ quân sự lớn của Mỹ tại một thành phô chiên lược ở châu Phi.
Theo truyền thông Trung Quốc, nước này sẵn sàng đưa "vài nghìn" binh lính và các nhân viên quân sự khác tới căn cứ quân sự thường trực đầu tiên của mình ở nước ngoài, được xây dựng tại thành phố Djibouti nằm trên vùng Sừng châu Phi chiến lược, nơi Mỹ đã thiết lập một căn cứ với 4.500 quân được sử dụng để phục vụ chiến dịch chống khủng bố và các hoạt động khác.
Tàu chiến Trung Quốc trong một chuyến thăm châu Phi tháng 3/2015
Động thái trên của Trung Quốc khiến Mỹ quan ngại rằng, đối thủ này đang bắt đầu một thời đại mới trở thành một lực lượng quân sự quốc tế. Trước đây, Trung Quốc chủ yếu được xem là một đối thủ kinh tế của Mỹ. Vị trí địa chiến lược dọc Biển Đỏ của Djibouti, cũng như có một chính phủ ổn định, đã biến nước này trở thành một địa điểm lý tưởng đối với cả Mỹ và Trung Quốc.
Nhưng trong khi Washington sử dụng các căn cứ quân sự của họ tại châu Phi để triển khai các hoạt động của máy bay không người lái, thì căn cứ quân sự của Bắc Kinh sẽ chỉ là một trong nhiều dự án đầu tư tại lục địa này.
Tại Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi hồi tháng 12/2015, Bắc Kinh đã cam kết đầu tư 60 tỷ USD vào châu Phi. Hầu hết số tiền đầu tư của Trung Quốc sẽ được phân bổ dưới hình thức các khoản vay và tín chấp xuất khẩu.
Bằng chứng nữa về ý đồ mở rộng sự ảnh hưởng trên trường quốc tế của Trung Quốc là việc nước này ngày càng tăng cường cam kết của mình đối với các hoạt động gìn giữ hòa bình trên toàn thế giới, với hơn 8.000 binh lính.
Trong bài viết trên tờ The Week vào đầu năm 2016, nhà báo James Poulos chỉ ra rằng, trong khi Mỹ đang phải tập trung vào cuộc chiến chống lại các nhóm khủng bố như al-Shabab, IS và Boko Haram và bỏ bê chính sách can dự của mình thì Trung Quốc lại tự do theo đuổi lợi ích kinh tế và tài chính.
"Thay vì vươn tới khu vực trung tâm cận Sa mạc Sahara của châu Phi, nơi Trung Quốc đang đem về nhiều thỏa thuận sinh lợi hoặc có ảnh hưởng, thì Mỹ sẽ phải dàn mỏng khắp khu vực rộng lớn và cằn cỗi ở khu vực bắc Phi", ông Poulos kết luận.
Trước đó, vào tháng 5/2015, trước thềm chuyến thăm Djibouti của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, một nghị sĩ Mỹ đã cảnh báo rằng, lợi ích của Washington tại châu Phi có thể bị Trung Quốc đe dọa.
Dù vậy, Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ vai trò của họ tại châu Phi và miêu tả căn cứ quân sự tại Djibouti chỉ là một "cơ sở hậu cần" nhằm tăng cường nỗ lực chống cướp biển trên toàn thế giới.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh trong một tuyên bố rằng, nước này theo đuổi một con đường phát triển hòa bình, không bao giờ tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang hay mở rộng quân sự và điều này sẽ không bao giờ thay đổi.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Ấn Độ triển khai máy bay săn ngầm đối phó tàu ngầm Trung Quốc Ấn Độ đã triển khai hai máy bay tuần tra săn ngầm P-8I ra căn cứ quân sự ở quần đảo Andaman và Nicobar nhằm đối phó tàu ngầm Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Máy bay tuần tra săn ngầm P-8I của Ấn Độ - Ảnh: Boeing Đây là hai trong số những máy bay tuần tra săn ngầm hiện đại nhất...