Mỹ có ngăn nổi Trung Quốc kiểm soát chuỗi cung ứng toàn cầu?
Chiến tranh thương mại vốn đã khiến nhiều người ở Mỹ muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về hàng hóa chiến lược. Giờ đây, đại dịch Covid-19 càng “mài sắc” quyết tâm hành động của các chính trị gia.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần đề cập việc ‘hồi hương” các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, và công khai mong muốn các quốc gia bạn hữu ở châu Á có thể giúp sản xuất các mặt hàng thiết yếu. Tháng trước, ông Trump thậm chí nói rằng Mỹ sẽ “tiết kiệm 500 tỷ USD” nếu cắt đứt quan hệ với Trung Quốc.
Nhưng theo Bloomberg, các cuộc phỏng vấn với nhiều quan chức chính quyền và chuyên gia phân tích ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho thấy, bất kỳ nỗ lực sâu rộng nào nhằm tái cấu trúc các chuỗi cung ứng đến nay đều mới chỉ là mong muốn trong suy nghĩ.
Dù chính phủ nhiều nước đang muốn thu hút đầu tư, nhưng sẽ không đơn giản nếu giải tán một hệ thống vốn đã được thiết lập vững chắc, giữa lúc nhiều doanh nghiệp đang chật vật để sống sót.
Nhiều khả năng đại dịch sẽ làm tăng tốc sự thay đổi mà các nhân tố thị trường đã thúc đẩy từ trước đó, khi lương và chi phí tăng cao ở Trung Quốc trong thập niên vừa qua dẫn tới một cuộc di cư sản xuất giá trị thấp hơn, phần lớn tới khu vực Đông Nam Á. Xu hướng này diễn ra bất chấp mong mỏi của một số nhân vật trong chính quyền Trump, muốn tách rời hai nền kinh tế lớn nhất thế giới khi Mỹ và Trung Quốc cãi vã về mọi thứ, từ virus corona chủng mới đến các mạng lưới 5G và Hong Kong.
“Lời nói đi đôi với thực tế, đó là nhiều hãng có các chuỗi cung ứng được thiết lập theo cách họ làm vì tất cả các lý do phù hợp”, Bloomberg dẫn lời Deborah Elms thuộc Trung tâm Thương mại châu Á, nơi nhận được yêu cầu từ ngày càng nhiều các công ty muốn tư vấn về tái cơ cấu nhằm tăng năng lực cạnh tranh. “Thoát khỏi Covid-19, tình hình còn khó khăn hơn khi dịch chuyển các chuỗi cung ứng, bởi vì dòng tiền mặt thấp, nhân viên làm việc từ nhà và môi trường kinh doanh thay đổi”.
Tuy mạng lưới thương mại thế giới hầu hết vẫn duy trì tốt trong bối cảnh khắp nơi phong tỏa vì Covid-19, chi phí kinh tế đã khiến nhiều chính trị gia Mỹ muốn có thêm lựa chọn và tự cung tự cấp tốt hơn. Hồi tháng 4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nêu Australia, New Zealand, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc là những nước mà Mỹ đã đề cập về các chuỗi cung ứng.
Video đang HOT
Trong Chiến lược An ninh Kinh tế mới mà Bộ Ngoại giao Mỹ công bố năm 2019 có một mục then chốt là mở rộng và đa dạng hóa các chuỗi cung ứng để bảo vệ “mọi người trong thế giới tự do”, Bloomberg dẫn lời Keith Krach, một quan chức thuộc Bộ này phụ trách nỗ lực phát triển các chính sách quốc tế liên quan tăng trưởng kinh tế. Ông Krach cho biết, cái gọi là “Mạng lưới Thịnh vượng Kinh tế” của các đồng minh cùng chí hướng sẽ được xây dựng cho các sản phẩm quan trọng. Danh sách các ngành sẽ bao gồm dược phẩm, trang thiết bị y tế, chất bán dẫn, ô tô, hàng không vũ trụ, dệt may và hóa chất…
Nhưng ý tưởng đó ngay lúc này dường như còn thiếu một nền tảng vững chắc. Bộ Ngoại giao Mỹ không có thẩm quyền về thương mại, và giới chức ở các nước châu Á nói rằng không có cuộc đàm phán chính thức nào đang diễn ra.
Trong khi đó, nhiều nước đang tự mình dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc – đặc biệt sau những gián đoạn vì Covid-19. “Nhiều công ty đã bắt đầu áp dụng chiến lược sản xuất “Trung Quốc cộng 1″ kể từ khi cuộc thương chiến Mỹ – Trung nổ ra năm 2018″, Anwita Basu thuộc quỹ Fitch Solutions bình luận.
Nhưng dù đại dịch tăng thêm cú huých cho xu hướng kể trên, “sự dịch chuyển khỏi Trung Quốc sẽ diễn ra chậm chạp, vì nước này vẫn khẳng định có sản lượng hàng hóa hàng năm lớn đến mức kể cả một nhóm nước kết hợp lại cũng phải chật vật mới thu hút được một phần của nó”.
Gần đây, Nhật Bản cũng đi theo con đường tương tự. Chính quyền của Thủ tướng Abe Shinzo chi khoảng 220 tỷ Yên (2 tỷ USD) cho các công ty đưa sản xuất về nước và 23,5 tỷ Yên cho những hãng tìm cách dịch chuyển sản xuất sang các nước khác.
“Mọi người đều nhất trí rằng, chúng ta thực sự phải xem xét lại tính bền vững của các chuỗi cung ứng”, Bloomberg dẫn lời Hiroaki Nakanishi, Chủ tịch Hitachi Ltd. phát biểu trên truyền hình hồi tháng 5. “Sẽ là không thực tế nếu bất ngờ chuyển hết sản xuất về Nhật. Nhưng nếu chúng ta phụ thuộc hoàn toàn vào chỉ một nước cụ thể và nếu họ phong tỏa thì hậu quả vô cùng lớn”.
Hàn Quốc cũng có các kế hoạch tương tự. Chính quyền Seoul thông báo sẽ cung cấp ưu đãi về thuế, nới lỏng quy định liên quan đầu tư và mở rộng hỗ trợ tài chính cho những công ty “quay ngược”. Tuy nhiên, nước này chưa công bố sẽ chi bao nhiêu tiền cho toàn bộ chương trình hỗ trợ này.
Nhưng Trung Quốc vẫn có trong tay một số lợi thế. Năm ngoái, 38% trong tổng số 11 tỷ USD đầu tư nước ngoài của Đài Loan (Trung Quốc) vẫn chảy về đại lục; con số này của Nhật là 10%, dù các khoản đầu tư gia tăng vào Đông Nam Á trong vài thập niên qua.
Young Liu – Chủ tịch Hon Hai Precision Industry (trụ sở tại Đài Loan), chủ quản của Foxconn sản xuất iPhone ở các nhà máy ở Trung Quốc – bình luận hồi giữa tháng 5 rằng rất khó di chuyển hoạt động lắp ráp các thiết bị di động tới Mỹ do thiếu số lượng công nhân cần thiết.
“Trung Quốc vẫn chưa có đối thủ với tư cách là nơi sản xuất, nhờ lực lượng công nhân lành nghề, mạng lưới cung ứng sâu rộng, sự hỗ trợ của chính quyền cho các nhà sản xuất và cơ sở hạ tầng chắc chắn”, chuyên gia phân tích Dan Wang của Gavekal Dragonomics nêu trong một bài viết hồi tháng 4.
Kể cả nếu các công ty tìm được các lựa chọn kinh tế thay thế cho các nhà máy ở Trung Quốc, hoặc phải đưa sản xuất về thị trường trong nước vì áp lực chính trị, thì còn lý do nữa cho thấy sản xuất ở Trung Quốc tiếp tục trụ vững: Thị trường nội địa rộng lớn và gia tăng.
Đến nay, tác nhân lớn nhất làm giảm vị thế của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu có lẽ là sự thay đổi chậm và lâu dài của thương mại thế giới, khi các công ty nhìn thấy cơ hội xuất hiện từ các thị trường mới, công nghệ mới và các mô hình tài sản đang thay đổi.
Nhưng theo Deborah Elms thuộc Trung tâm Thương mại châu Á, cấu trúc mà chúng ta đang có hiện nay “dựa trên hàng triệu quyết định của các công ty tư nhân. Và không dễ dàng giơ đũa thần lên rồi hô: Hãy thực hiện ngay!”.
WHO lại cảnh báo sốc về đại dịch Covid-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, thế giới vẫn đang sa lầy trong chỉ giai đoạn đầu tiên của đại dịch Covid-19 - tuyên bố làm giảm hy vọng về sự phục hồi nhanh chóng của kinh tế toàn cầu.
Nghĩa trang thành phố Tijuana, Mexico giữa đại dịch Covid-19. Một quan chức nghĩa trang cho biết, số lượng người chết được chôn cất tại nghĩa trang gần đây đã tăng gấp đôi do đại dịch Covid-19.
"Ngay lúc này, chúng ta chưa ở giữa làn sóng Covid-19 thứ hai đây. Chúng ta chỉ đang ở ngay giữa làn sóng Covid-19 đầu tiên trên toàn cầu", Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp của WHO nhấn mạnh.
"Chúng ta vẫn đang sa lầy trong giai đoạn mà căn bệnh thực sự đang ngày càng lan tràn", ông Ryan nói thêm ám chỉ tình hình dịch bệnh phức tạp ở Nam Mỹ, Nam Á và các nơi khác trên thế giới.
Ổ dịch Covid-19 đang ngày càng trầm trọng là Brazil với 375.000 ca nhiễm chỉ đứng sau Mỹ với 1,6 triệu ca nhiễm. Nước này cũng công bố hơn 23.000 ca tử vong vì Covid-19 nhưng nhiều người lo ngại số ca tử vong vì Covid-19 thực sự của Brazil cao hơn nhiều.
Ông Ryan cho biết tốc độ lây truyền "dữ dội" của Covid-19 ở Brazil có nghĩa là họ nên tiếp tục các biện pháp phong tỏa, giữ người dân ở trong nhà, bất kể nền kinh tế có chịu thiệt hại.
"Bạn phải tiếp tục làm mọi thứ bạn có thể", ông Ryan nhấn mạnh.
Trong khi đó, Ấn Độ, với dân số hơn 1,3 tỷ người đã chứng kiến sự tăng vọt các ca nhiễm mới hàng ngày trong 7 ngày liên tiếp. Nước này hiện có hơn 145.000 ca nhiễm với gần 4.200 ca tử vong.
Tại châu Âu, Nga cũng ghi nhận mức tăng kỷ lục các ca tử vong vì Covid-19 trong một ngày vào hôm 26/5 với 174 trường hợp tử vong. Hiện số ca nhiễm Covid-19 của Nga đã vượt qua 360.000 ca - cao thứ ba trên thế giới - với gần 9.000 ca nhiễm mới hàng ngày. Số ca tử vong được xác nhận của nước này lên hơn 3.800.
TS Fauci: Mở lại quá sớm, Mỹ sẽ bùng phát dịch 'không thể kiểm soát' Điều trần ở Thượng viện, hai quan chức y tế hàng đầu của Washington vẽ ra viễn cảnh u ám về dịch bệnh các tháng tới ở Mỹ, cho rằng Mỹ chưa hề kiểm soát được dịch. Các chuyên gia dự đoán hậu quả nguy hiểm nếu nước Mỹ mở lại quá sớm, và nói nước Mỹ vẫn thiếu các khả năng tối...