Mỹ có ngăn nổi các bước đi của Nga ở Syria?
Các tổng thống Mỹ trong suốt 70 năm qua đều tìm mọi cách cản ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông. Liệu lần này, Tổng thống Mỹ Barack Obama có chặn được người đồng cấp nhưng không đồng lòng từ nước Nga – Tổng thống Vladimir Putin?
Một người biểu tình chống chiến tranh gần sứ quán Mỹ tại Moscow cầm hình Tổng thống Syria Assad (trái) và Tổng thống Nga Putin – Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Harry Truman đã gây đủ áp lực để khiến Hồng quân Liên Xô phải rút khỏi miền Bắc Iran vào năm 1946. Nhà lãnh đạo Richard Nixon thì cản chính quyền Moscow tiếp tế cho các nước Ả Rập trong cuộc chiến Yom Kippur với Israel vào năm 1973. Còn ông Jimmy Carter đem vũ lực ra đe dọa sau khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan vào năm 1979…
Trong khi đó, chính quyền hiện nay của Tổng thống Obama dường như đang lúng túng trước một loạt động thái của Nga tại Syria trong thời gian vừa qua nhằm bảo vệ cho Tổng thống Syria, Bashar Assad – nhân vật mà Mỹ muốn lật đổ.
Từ tháng 8, trang web Ynet của Israel bắt đầu đưa tin Điện Kremlin có kế hoạch đưa máy bay chiến đấu đến Syria để hậu thuẫn cho ông Assad bên cạnh “một lực lượng viễn chinh” bao gồm cố vấn, huấn luyện, hậu cần, kỹ thuật, phi công… Đến nay, kế hoạch này đang được triển khai.
Tờ The Wall Street Journal nhận định rằng quyết định can thiệp dường như được “chốt” trong chuyến thăm Moscow của ông Qasem Soleimani, tướng đặc trách lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran. Ông Soleimani chính là người đã hỗ trợ tích cực cho lực lượng Shiite chống Mỹ ở Iraq. Phải đợi đến khi Iran và nhóm các cường quốc hạt nhân đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Tehran, Soleimani cùng với lực lượng Quds mới được rút tên ra khỏi danh sách cấm vận quốc tế – một trong số các điều kiện của Iran để đổi lại thỏa thuận kể trên. Hiện nay, Soleimani là người đứng sau các động thái của Iran nhằm cố gắng giữ chính quyền ông Assad.
Video đang HOT
Hồi tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nói với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov rằng sự can thiệp của Nga sẽ “càng làm leo thang cuộc xung đột tại Syria” và “sẽ càng làm cho nhiều người mất mạng”. Tổng thống Obama hôm 11.9 vừa qua nói rằng sự can thiệp của Nga ở Syria “chắc chắn sẽ thất bại”.
Giữa ông Kerry (trái) và Lavrov đầy rẫy sự bất đồng – Ảnh: Reuters
Chưa biết tiên đoán của ông Obama có trở thành sự thật hay không, chỉ biết trước mắt là một sự thật khác: Mỹ không thể cản bước Nga ở Syria cũng giống như những gì đã xảy ra ở Ukraine, ít nhất là tới giờ phút này. Nga đang mở rộng chuẩn bị cơ sở hạ tầng ở Syria, thừa nhận sự có mặt của thành viên quân đội Nga đang ở nước này, cùng lúc tăng cường các chuyến bay, chuyến tàu chở hàng tới Syria.
Ngoại trưởng Nga Lavrov hôm 13.9 vừa mạnh mẽ tuyên bố Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Syria. Trước đó, báo Time dẫn các nguồn tin giấu tên ở Lebanon cho biết binh lính Nga đã trực tiếp tham gia các chiến dịch quân sự tăng cường sức mạnh cho quân đội của chính phủ Syria.
Còn một sự thật khác: mục tiêu can thiệp quân sự của Nga không phải là tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS), kẻ thù của Mỹ, mà để giúp ông Assad giữ chính quyền, đồng nghĩa tăng tầm ảnh hưởng của Nga lên khu vực Trung Đông – điều mà Mỹ tìm mọi cách ngăn chặn suốt 70 năm qua.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Nga khẳng định tiếp tục viện trợ quân sự Syria
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua tuyên bố nước này sẽ tiếp tục cung cấp các trang thiết bị và gửi cố vấn quân sự tới Syria.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: AP
"Chúng tôi có viện trợ quân sự. Chúng vẫn đang được thực hiện và sẽ tiếp tục. Những viện trợ này chắc chắn đi kèm với các chuyên gia Nga, người sẽ giúp điều chỉnh trang thiết bị và hướng dẫn binh sĩ Syria cách sử dụng chúng", Reuters dẫn lời ông Lavrov nói trên truyền hình.
Ngoại trưởng Lavrov cũng thêm rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin cuối tháng này sẽ tới New York, Mỹ, để dự kỳ họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Ông Putin dự định đưa ra bàn bạc các chủ đề liên quan đến Syria, xung đột ở Ukraine, tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như các lệnh trừng phạt mà Nga đang phải hứng chịu.
Ông Lavrov hồi tuần trước khẳng định viện trợ quân sự mà Nga cung cấp cho Syria hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Những binh sĩ Nga, bao gồm cả các chuyên gia quân sự, đã có mặt ở Syria suốt nhiều năm qua, thậm chí trước cả khi cuộc chiến tranh tại đây nổ ra.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama lại cho rằng Nga gửi cố vấn quân sự và thiết bị tới Syria là một sai lầm. Động thái này có thể xóa bỏ những nỗ lực hòa bình vốn đang trì trệ tại quốc gia này.
Cuộc nội chiến kéo dài nhiều năm ở Syria khiến khoảng 250.000 người thiệt mạng và gần nửa dân số nước này phải di tản, rời bỏ đất nước, trong đó rất nhiều người đang tìm cách đến châu Âu.
Liên quan đến cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu, ông Lavrov nhấn mạnh Nga đồng ý cho phép tất cả những ai được Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn xếp vào diện người tị nạn cư trú trên lãnh thổ nước này.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Hai máy bay Nga chở 80 tấn hàng viện trợ đến Syria Hai máy bay vận tải của Nga chở hàng viện trợ nhân đạo đã hạ cánh xuống Syria ngày 12.9, truyền thông Nga cho hay, giữa lúc có thông tin Moscow đang tăng cường viện trợ quân sự cho đồng minh Syria. Một máy bay vận tải quân sự của Nga đáp xuống Syria - Ảnh: Sputniknews "Hai máy bay Nga hạ cánh...