Mỹ có cách gì để đánh chìm tàu chiến của Trung Quốc?
Tuần vừa qua, Hải quân Mỹ đã công bố kế hoạch cụ thể nhằm cạnh tranh với Trung Quốc trong việc chế tạo các loại tên lửa chống hạm hiện đại.
Bắt đầu từ năm 2017, Hải quân Mỹ sẽ bắt đầu chương trình Vũ khí Chống tàu chiến (OASuW) nhằm tìm ra một loại tên lửa chống hạm mới nhằm thay thế Boeing RGM-84 Harpoon đã có từ lâu nhưng Hải quân Mỹ vẫn tiếp tục phải sử dụng.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Washington (Mỹ), Phó đô đốc Joseph Aucoin cho biết, hệ thống Tên lửa Chống hạm Tầm xa ( LRASM) sẽ cạnh tranh với tên lửa Tomahawk Block IV trong chương trình này.
“Chúng tôi muốn những tính năng mà chúng tôi cần được áp dụng vào tên lửa Block IV cũng như cả LRASM, sau đó chúng tôi sẽ kiểm nghiệm chúng để chọn ra loại vũ khí tốt hơn”, ông Aucoin nói.
Ảnh minh họa tên lửa LMASM của Lockheed Martin.
LRASM là sản phẩm của chương trình giữa quân đội Mỹ và Cơ quan Các dự án Phòng thủ Tiên tiến (DARPA). Tên lửa được hãng Lockheed Martin chế tạo và có tầm xa 500 hải lý, và mang theo một đầu đạn nổ nặng 450kg.
Nó được thiết kế nhằm giúp Hải quân và Không quân Mỹ có một loại vũ khí tầm xa có thể vượt qua các hệ thống điện tử của đối phương. Nó có các thiết bị cảm biến trên thân và có một bộ định hướng bán tự động giúp giảm bớt sự phụ thuộc của nó đối với các máy bay do thám, hệ thống mạng và tín hiệu vệ tinh GPS. Nó có khả năng sống sót và độ chính xác cao để tránh được lưới phòng không của đối phương và đến được mục tiêu đã định.
Hiện tại, hãng mới chỉ sản xuất phiên bản LRASM sử dụng trên máy bay chiến đấu, trong khi chương trình OASuW II nhằm tìm ra loại tên lửa phóng đi từ các tàu chiến của Hải quân Mỹ. Theo hãng tin USNI News, Lockheed Martin đang thử nghiệm phóng thử LRASM từ hệ thống phóng thẳng đứng sử dụng trên các tàu của Mỹ.
Ngược lại, tên lửa Tomahawk là vũ khí chính được Hải quân Mỹ sử dụng trong nhiều thập kỷ. Tên lửa này do hãng Raytheon sản xuất, có tầm xa khoảng 1.600km. Trên trang web của mình, hãng Raytheon nhấn mạnh rằng “phiên bản mới nhất, Block IV, tích hợp hệ thống thu thập dữ liệu vệ tinh hai chiều cho phép tên lửa có thể thay đổi mục tiêu khi đã được phóng đi. Thiết kế của Block IV cũng là nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao tính năng của nó”.
Hãng Raytheon nói rằng họ sẽ “nâng cấp Tomahawk Block IV về mặt liên lạc, trang bị đầu đạn mạnh hơn, và hệ thống tìm diệt có thể tiêu diệt các mục tiêu trên biển, trên bộ trong bóng tối và mọi điều kiện thời tiết”.
Khả năng thay đổi đường bay là một trong những tính năng mới của tên lửa Block IV và nhiều khả năng nó sẽ là câu trả lời cho nỗi lo tên lửa chống hạm của Hải quân Mỹ. Trong một cuộc thử nghiệm vào tháng 1, Tomahawk Block IV đã xuyên thủng một công ten nơ trên một tàu đang di chuyển. Thử trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Bob Work đã gọi cuộc thử nghiệm là “một bước ngoặt lớn”.
Ông Bryan Clark, một thành viên của Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách Mỹ (CBSA) và là một chỉ huy hải quân đã nghỉ hưu, nói răng việc cho LRASM cạnh tranh với Tomahawk Block IV là một ý tưởng hay.
Tên lửa Tomahawk là loại vũ khí mà Hải quân Mỹ đã dùng trong nhiều thập kỷ.
“Việc thử nghiệm các tính năng của LRASM cùng với tên lửa Tomahawk mới là một ý hay”, ông Clark nói. Ông nhấn mạnh rằng, mặc dù Tomahawk không có khả năng sống sót cao như LRASM, nhưng nó lại có giá thành rẻ hơn.
Ngoaài ra, ông Clark cho biết thêm: “Một lựa chọn khác đáng để xem xét đó là tên lửa Navel Strike Missile của hãng Kongsberg từ Na Uy, có tầm bắn và chi phí tương đương LRASM nhưng hiện đã bước vào giao đoạn sản xuất”. Cả hai đều có giá thành 2 triệu USD cho một quả tên lửa.
Sau cùng, ông Clark khuyên rằng Hải quân Mỹ nên sử dụng cùng một loại tên lửa khi oanh kích các mục tiêu trên đất liên hay chống tàu chiến địch để các thuyền trưởng không phải sử dụng nhiều loại ống phóng khác nhau mà có thể triển khai tên lửa bất cứ lúc nào.
Chương trình OASuW II bắt nguồn từ việc Mỹ nhận thấy khoảng cách về công nghệ của các loại tên lửa chống hạm giữa nước này và Trung Quốc đang ngày càng tăng, và đối thủ của Mỹ có những loại tên lửa có tầm xa hơn những gì họ đang có. Điều này khiến tàu chiến Mỹ gặp nguy hiểm khi bị một tên lửa nằm ngoài tầm bắn của tàu bắn trúng.
Video đang HOT
Theo Infonet
Vũ khí công nghệ cao trong chiến tranh vùng Vịnh (4)
Trong chiến tranh vùng Vịnh, Hải quân Mỹ bắn tổng cộng 291 tên lửa Tomahawk, thực hiện 28.929 phi vụ từ các tàu sân bay và tàu đổ bộ...
Trong chiến tranh vùng Vịnh, Hải quân Mỹ bắn tổng cộng 291 tên lửa Tomahowk, thực hiện 28.929 phi vụ từ các tàu sân bay và tàu đổ bộ...
Từ tháng 8/1990, Mỹ và liên quân đã phong tỏa chặt đường biển vào Iraq. Trong cả cuộc chiến tranh vùng Vịnh tàn khốc, Hải quân Mỹ đã bắn tổng cộng 291 tên lửa hành trình Tomahawk, 124 tên lửa Walleye, thực hiện 28.929 phi vụ từ các tàu sân bay và tàu đổ bộ.
Nhiều lớp tàu được sử dụng trong chiến đấu, như các tàu tuần dương AEGIS, tàu đổ bộ đệm khí... Đây là lần đầu tiên tàu chiến Mỹ, cả tàu nổi lẫn tàu ngầm được dùng để phóng tên lửa hành trình Tomahawk. Riêng 6 tàu sân bay ở vùng Vịnh của Mỹ đã có số máy bay chiến đấu nhiều gấp rưỡi so với Iraq. Các tàu đổ bộ Mỹ có sàn sân bay khá rộng, cho phép đổ quân bằng trực thăng và đảm bảo chi viện hỏa lực bằng máy bay cất hạ cánh đứng AV-8B.
Ngoài vũ khí tấn công, nhìn chung các tàu chiến của Mỹ và liên quân đều có khả năng phòng thủ hiện đại, với các phương tiện phòng không, chống tên lửa đối hạm và chống ngư lôi, đối phó và chống đối phó điện tử. Các phương tiện chiến tranh điện tử trên hạm tàu nói chung đa dạng, phong phú và được coi là những "bóng ma từ biển"
Kỳ 4: Tàu chiến trong Chiến tranh vùng Vịnh
Dưới đây là một loại tàu chiến của Mỹ và liên quân sử dụng tại Chiến tranh vùng Vịnh.
Tàu sân bay lớp Clemanceau
Tàu sân bay lớp Clemanceau do Pháp chế tạo, gồm 2 chiếc Clemanceau R98 và Foch R99. Chiếc đầu tiên hạ thủy năm 1975, đưa vào trang bị cho hải quân năm 1961. Tàu sân bay Clemanceau được sử dụng để hộ tống lực lượng hải quân của Pháp tới Ả Rập Saudi.
Tàu sân bay Clemanceau chứa được 38 máy bay gồm: 16 cường kích Super Etendard, 3 trinh sát Etendard IVP, 10 Crusder, 7 Alize, 2 trực thăng SA 365F Dauphin 2.
Clemanceau có lượng choán nước 27.307 (tiêu chuẩn) và 32.780 tấn (đủ tải). Tàu dài 265m, rộng 31,7m, cao 8,6m và có tốc độ 32 hải lý/h, tầm hoạt động 7.500 hải lý.
Sàn sân bay bay dài 165,5m, rộng 29,5m được trang bị máy phóng thủy lực hỗ trợ cất cánh cho cường kích Etendard IV. Ngoài ra, trên tàu còn có trực thăng vận tải, chống ngầm.
Về trang bị, Clemanceau có 2 dàn tên lửa phòng không Crotale 36 quả; 4 pháo phòng không/đối hạm DCN 100mm, trọng liên 12,7mm; 2 bộ rải nhiễu tiêu cực/bẫy hồng ngoại 10 nòng, máy thu cảnh giới radar ARBA 51; sô-na SQS 505.
Tàu được biên chế 1.017 người và 672 phi công cùng chuyên môn kỹ thuật không quân.
Tàu sân bay lớp Forrestal (Forrestal CV-59)
Tàu sân bay lớp Forrestal sản xuất năm 1952 tại xưởng đóng tàu Newport News (Mỹ), hạ thủy năm 1954 và đưa vào trang bị 1955. Là tàu sân bay đầu tiên trên thế giới đưa vào sản xuất sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Các loại máy bay trên tàu: 20 tiêm kích F-14, 20 tiêm kích F/A-18, 20 cường kích A-6E, 4 máy bay tấn công điện tử EA-6B, 10 máy bay săn ngầm S-3A/B, 4 máy bay cảnh báo E-2C, 6 trực thăng SH-3H/SH 60F.
Tàu sân bay lớp Forrestal có lượng choán nước 59.060 (tiêu chuẩn) và 79.250 tấn (đủ tải). Tàu dài 331m, rộng 39,6m, cao 11,3m. Tàu được trang bị động cơ 4 tua-bin, công suất 260.000 CV cho tốc độ 33 hải lý/h, tầm hoạt động 4.000 hải lý và 8.000 hải lý.
Tàu được trang bị 3 dàn tên lửa phòng không Sea Sparrow Mk 29 8 ống phóng; 3 pháo phòng không 200mm Vulcan Phalanx. Trên tàu có thể chở tới 80-90 máy bay các loại được hỗ trợ cất cánh bằng máy phóng thủy lực.
Cả 3 tàu sân bay tham chiến ở vùng Vịnh là Forrestal (CV-59), Sarataga (CV-60) và Independence (CV-62). Cả 3 tàu sân bay này đều đều từng tham chiến ở Việt Nam: Independence (1965), Forrestal (1967) và Sarataga (1972). Sarataga bị trúng thủy lôi Iraq và đã loại khỏi trang bị từ năm 1993.
Tàu sân bay lớp Nimitz (CVN-68)
Tàu sân bay Nimitz (CVN-68) sản xuất tại xưởng đóng tàu New port News của Mỹ năm 1968, hạ thủy năm 1972 và đưa vào trang bị năm 1975.
Trong Chiến tranh vùng Vịnh có 2 tàu là Nimitz và Eisenhower thuộc lớp Nimitz tham chiến.
Lớp Nimitz có lượng giãn nước lên tới 100.000 tấn, dài 332,8m, tốc độ 30 hải lý/h, thủy thủ đoàn khoảng 5.000 người (gồm 3.200 thủy thủ và 2.480 thành viên phi hành đoàn), chở tối đa 85-90 máy bay. Đây được xem là tàu sân bay lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Tham gia cuộc chiến tranh vùng Vịnh khi đó, tàu sân bay US Nimitz chở theo 20 máy bay tiêm kích F/A-18, 6 máy bay tấn công điện tử EA-6B, 20 cường kích A-6E, 5 máy bay cảnh báo E-2C và 10 máy bay chống ngầm S-3A Viking.
4. Tuần dương hạm Ticonderoga
Tuần dương hạm Ticonderoga là lớp tàu chiến tên lửa chủ lực của Hải quân Mỹ được khởi đóng giai đoạn 1980-1994 với tổng số 22 chiếc. Đây được xem là một trong những tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Mỹ, mang trên nó kho vũ khí khổng lồ đủ sức quét sạch kẻ địch trên bộ, trên biển, trên không.
Trong chiến tranh Vùng vịnh, Hải quân Mỹ đã triển khai tổng cộng 8 chiếc lớp Ticonderoga gồm: Ticonderoga CG-47; Thomas S.Gates CG-51; Bunker Hill CG-52; Mobile Bay CG-53; Antietam CG-54; San Jacinto CG-56; Philippin Sea CG-58 và Princeton CG-59.
Trong ảnh là tàu tuần dương Ticonderoga CG-47 được trang bị kiểu bệ phóng Mk26 để bắn tên lửa phòng không SM-2 thay vì dùng bệ Mk41.
Điểm nhấn trên các tàu tuần dương lớp Ticonderoga là việc trang bị hệ thống chiến đấu Aegis với radar mạng pha chủ động đa năng AN/SPY-1 có khả năng phát hiện mọi mục tiêu đường không.
Con tàu sở hữu kho vũ khí khổng lồ gồm tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm, tên lửa chống ngầm, pháo các loại.
Trong số 8 tàu tham gia chiến dịch không kích Iraq, 2 chiếc CG-47 và CG-51 được trang bị kiểu bệ phóng Mk 26 với 68 tên lửa phòng không SM-2. Trong khi các chiếc còn lại trang bị bệ phóng đứng Mk 41 với 122 tên lửa các loại gồm cả tên lửa hành trình Tomahawk. Vũ khí còn lại của các tàu ngày hôm 8 tên lửa hành trình Harpoon, 2 pháo hạm 127mm, pháo phòng không và ngư lôi chống ngầm.
Lớp tàu tuần dương Ticonderoga có lượng giãn nước khoảng 9.800 tấn, dài 173m, rộng 16,8m, thủy thủ đoàn 340 người.
Tàu tuần dương hạt nhân lớp Viginia (CGN-38)
Tàu tuần dương hạt nhân lớp Virginia là một trong số ít tàu chiến tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân trên thế giới. Tổng cộng có 4 tàu được chế tạo cho Hải quân Mỹ trong giai đoạn 1972-1980 với các nhiệm vụ đa dạng gồm phòng không, chống ngầm, chống hạm và pháo kích bờ biển đối phương.
Nhờ động lực hạt nhân với 2 lò phản ứng D2G cung cấp năng lượng hoạt động không giới hạn, lớp Virginia được xem là "người hộ tống" tuyệt vời cho các tàu sân bay hạt nhân của Hải quân Mỹ.
Lớp tàu này có lượng giãn nước toàn tải 11.666 tấn, dài tổng thể 179m, thủy thủ đoàn 540 người. Trên tàu được trang bị nhiều hệ thống cảnh giới đường không, mặt nước, điều khiển hỏa lực rất mạnh mẽ.
Về hỏa lực, các tàu này được trang bị 2 bệ phóng Mk 26 với 68 quả tên lửa phòng không tầm xa SM-2 và tên lửa chống ngầm RUR-5. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 8 tên lửa hành trình Tomahawk và 8 tên lửa diệt hạm Harpoon cùng các loại vũ khí phụ khác.
Tàu đổ bộ xung kích lớp Tarawa
Ngoài các tàu chiến đấu tên lửa, tàu sân bay, tham gia cuộc chiến tranh vùng Vịnh, Hải quân Mỹ còn điều động 2 tàu đổ bộ USS Tarawa (LHA-1) và USS Nassau (LHA-4). Chúng thuộc lớp tàu đổ bộ tấn công có khả năng mang trực thăng lớp Tarawa được đóng từ 1971-1980 với số lượng 5 chiếc dành cho lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Lớp tàu có lượng giãn nước toàn tải tới gần 40.000 tấn, dài 254m, rộng 40,2m, thủy thủ đoàn 874 người. Tàu được trang bị 2 nồi hơi cùng 2 tuốc bin khí, 2 chân vịt cho tốc độ tối đa 44km/h, tầm hoạt động 19.000km với tốc độ kinh tế.
Trong ảnh là một trong các tàu đổ bộ lớp Tarawa với giàn trực thăng CH-46 trên boong.
Phục vụ cho các chiến dịch đổ bộ đánh chiếm bờ biển hoặc tấn công vào nội địa đối phương, trên tàu có thể chở 4 tàu đổ bộ nhỏ LCU 1610 hoặc 17 tàu đổ bộ LCM-6 hoặc 45 xe đổ bộ LVT cùng 1.703 lính thủy.
Ngoài ra, nhờ được thiết kế sàn boong lớn cho phép lính thủy đổ bộ đường không với 19 trực thăng vận tải CH-53 và 46 chiếc trực thăng CH-46. Đó là chưa kể, các lính thủy sẽ nhận được sử hỗ trợ từ tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Harrier.
7. Louisville SSN 724
Cùng tham gia cuộc không kích bằng tên lửa hành trình Tomahawk cùng các tàu tuần dương tên lửa vào mục tiêu quân sự Iraq là tàu ngầm USS Louisville (SSN-724). Đây là một trong số các tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles nổi tiếng của Mỹ, được chế tạo trong giai đoạn 1972-1996 với tổng cộng 62 chiếc (hiện còn 40 chiếc hoạt động).
Tại vùng Vịnh, Loussville là tàu ngầm đã phóng tên lửa Tomahawk từ biển Đỏ vào Iraq.
Lớp Los Angeles có lượng giãn nước toàn tải khi lặn 6.927 tấn, dài 110m, rộng 10m, thủy thủ đoàn 129 người. Tàu được trang bị một lò phản ứng hạt nhân PWR S6G cho phép tàu đi tới bất cứ đâu trên thế giới, lặn sâu 29m, tốc độ khi lặn 37km/h.
Ngoài khả năng chống ngầm mạnh với hệ thống định vị thủy âm tiên tiến cùng ngư lôi 533mm Mk48 thì tàu ngầm lớp Los Angeles có khả năng tiến công mặt đất bằng tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ các bệ thẳng đứng.
Đại Dương
Theo_Kiến Thức
Lầu Năm Góc: Không kích IS cũng nhằm phá âm mưu tấn công Mỹ Lầu Năm Góc ngày 23/9 cho hay việc Mỹ tiến hành không kích nhóm "Nhà nước Hồi giáo", được gọi tắt là IS, tại Syria cũng là nhằm vào một nhóm cực đoan khác đang âm mưu tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào lợi ích của Mỹ và phương Tây. Một máy bay không người lái của Mỹ đã bị rơi...