Mỹ có cách đánh chặn tên lửa đạn đạo Sarmat
Được coi là khắc tinh của Đòn tấn công toàn cầu, vì vậy nhiệm vụ đánh chặn tên lửa Sarmat của Nga không phải là nhiệm vụ dễ dàng với Mỹ.
Nga úp mở về sức mạnh
Trang Zvezda dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, RS-28 Sarmat là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới nhất của Nga hiện nay có thể vượt qua mọi hệ thống phòng thủ và khiến Mỹ bất lực chịu trận.
Nói về sức mạnh của tên lửa Sarmat, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho hay, khi ICBM Sarmat được đưa vào trang bị, đây sẽ là sự đáp trả sáng kiến chiến lược “Đòn tấn công nhanh toàn cầu” và sẽ có thể vượt qua hầu như mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và phương Tây.
Theo ông Yuri Borisov, việc phát triển ICBM Sarmat đang ở giai đoạn hoàn thiện. Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, Nga đang tiến hành nhiều nghiên cứu vượt trước và công tác thiết kế thử nghiệm để đối phó với đòn đánh toàn cầu từ phía Mỹ.
Ông Borisov cũng khẳng định, tên lửa có thể bay rất xa qua Nam cực và buộc Mỹ phải xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa vòng tròn rất phức tạp. Ngoài ra, khả năng mang tải trọng lớn của tên lửa cho phép bố trí trên tên lửa không chỉ các đầu đạn mà cả các hệ thống đột phá phòng thủ tên lửa khác nhau.
Hình ảnh được cho là tên lửa Sarmat.
Thứ trưởng Borisov cho biết thêm, việc phát triển Sarmat đang đúng tiến độ và hy vọng sẽ hoàn thành đúng kế hoạch. Sarmat sẽ là tên lửa có một không hai trên thế giới, có khả năng vượt qua hầu như mọi cản trở, mọi hệ thống phòng thủ tên lửa và khiến kẻ thù khiếp sợ vì có thể tấn công qua cả Bắc cực và Nam cực.
Hiện nay, những thông số của ICBM Sarmat vẫn được Nga bảo mật, tuy nhiên theo một số nguồn tin, tên lưa Sarmat năng 105 tân va mang theo phần chiến đấu năng 10 tân.
Video đang HOT
Mỹ có thể đánh chặn
Theo những thông tin được Nga công khai về ICBM Sarmat, đây rõ ràng là thách thức lớn với bất cứ hệ thống phòng thủ tiên tiến nào trên thế giới.
Tuy nhiên, tuyên bố Nga đưa ra mới chỉ dừng lại ở lý thuyết và cơ hội đánh chặn Sarmat với Mỹ không phải là không có bởi hiện nay Mỹ đang sở hữu mạng lưới phòng thủ nhiều tầng với hệ thống BMD, GMD, Aegis… và đặc biệt là hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo THAAD.
Chương trình THAAD được khởi xướng vào năm 1987, sau khi Mỹ nhận ra rằng hệ thống tên lửa Patriot không đủ khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật tinh vi.
Mỗi khẩu đội THAAD bao gồm: 4 xe phóng mang tên lửa, radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2 cùng một xe trung tâm điều khiển di động và 2 trung tâm hoạt động chiến thuật TOC.
Trong đó, AN/TPY-2 là một radar mạng pha hoạt động ở băng tần X, có khả năng phát hiện các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly 1.000km.
Khi chiến đấu, “mắt thần” AN/TPY-2 sẽ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện mục tiêu (các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm trung).
Nó cũng có thể tiếp nhận thông số về mục tiêu từ các hệ thống radar phòng thủ tên lửa đạn đạo khác. Sau đó, hệ thống dữ liệu chiến đấu sẽ tính toán các thông số về mục tiêu và kích hoạt tên lửa đánh chặn.
THAAD được trang bị công nghệ đánh chặn “hit-to-kill” tương tự như công nghệ được trang bị trên hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Đạn tên lửa có chiều dài 6,17m sử dụng động cơ nhiên liệu rắn điều khiển bằng lực đẩy vector. Tên lửa có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 150-200km.
Hệ thống đã chứng minh khả năng tương thích dữ liệu mục tiêu cùng với hệ thống đánh chặn Aegis và Patriot PAC-3. THAAD cùng với Aegis, Patriot PAC-3 tạo nên hệ thống đánh chặn 3 tầng.
Trong đó, hệ thống Aegis chống mục tiêu ở tầm cao, THAAD ở tầm trung và PAC-3 ở tầm ngắn. Chúng thiết lập nên “cái ô che chắn” cho Mỹ và các đồng minh khỏi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của đối phương.
Thùy Dung
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ dùng công nghệ phòng thủ của Israel cho xe tăng
Theo Daily Mail, Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch thử nghiệm loại xe tăng trang bị hệ thống phòng thủ theo công nghệ của Israel.
Hệ thống phòng thủ này là sản phẩm của ngành công nghiệp quốc phòng Israel, tên gọi Trophy-A, với hàng loạt bộ cảm biến cho phép phát hiện tên lửa chống tăng đang tới gần.
Giới chức quân đội Mỹ tin rằng Trophy-A có thể giúp bảo vệ xe tăng M1. Trung tướng Robert Walsh cho rằng, quân đội Mỹ cũng đang đầu tư phát triển những chiếc máy bay không người lái để phát hiện sớm quân địch trước khi chúng kịp bắn tên lửa chống tăng.
"Khi chúng tôi bắt đầu nhận thức được các mối đe dọa đối với máy bay, trực thăng của chúng tôi từ tên lửa hồng ngoại, chúng tôi nhanh chóng có sự chọn lựa để đánh bại loại tên lửa đó" - ông Walsh cho biết.
Hệ thống Trophy-A được trang bị trên xe tăng của Israel.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất Rafale của Israel, Trophy-A là hệ thống phòng vệ chủ động dành cho xe tăng chiến đấu chủ lực, xe bọc thép các loại, để đối phó với mối nguy hiểm đến từ tên lửa chống tăng.
Bộ phận quan trọng của Trophy ASPRO-A là radar EL/M 2133 băng tần F/G, có nhiệm vụ phát hiện, kiểm soát, phân loại các mối đe dọa từ tên lửa chống tăng. Radar có 4 ăng ten được gắn trên xe, cung cấp trường quan sát 360 độ, được hỗ trợ bởi các cảm biến.
Khi một tên lửa chống tăng hay đạn pháo chống tăng được bắn vào xe, máy tính trên xe dựa vào tín hiệu thu được về tên lửa thông qua radar và hệ thống cảm biến, sẽ thiết lập tính toán quỹ đạo bay, góc độ mà tên lửa sẽ tiếp cận xe tăng.
Khi mối đe dọa được xác định, máy tính sẽ tính toán thời gian và kích nổ hệ thống phóng các viên kim loại nhỏ về phía tên lửa chống tăng và vô hiệu hóa nó ở khoảng cách an toàn.
Hệ thống kích nổ bố trí hai bên hông của xe, sử dụng một tay robot nạp tự động đặt bên trong xe. Cánh tay được lập trình sẵn để hướng vụ nổ về phía mục tiêu.
Trong trường hợp tên lửa chống tăng không bị phá hủy hoàn toàn, năng lượng từ vụ nổ cũng làm giảm đáng kể, khiến quả đạn không thể thực hiện nhiệm vụ xuyên thủng vỏ giáp như mong muốn.
Trong hầu hết các cuộc thử nghiệm của Rafale, Trophy-A hoành thành xuất sắc nhiệm vụ. Thậm chí, vụ thử được diễn ra trong một phạm vị hẹp vừa đủ để tiêu diệt tên lửa mà không gây tổn hại đến bộ binh đi kèm.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất, hệ thống có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa từ tên lửa chống tăng cùng lúc từ mọi hướng.
Ngoài chức năng bảo vệ chủ động cho xe tăng, hệ thống còn giúp phát hiện ra chổ trú ẩn của đối phương ngay sau khi tên lửa được phóng ra. Từ đó, đơn vị tham chiến có thể nhanh chóng tiêu diệt đối phương, loại bỏ mối nguy hiểm cho đơn vị.
Hiện nay, Trophy-A được Israel trang bị nhiều nhất trên xe tăng Merkava Mk-4. Ngoài ra, hệ thống phòng thủ này còn được tích hợp trên một số dòng xe chiến đấu bộ binh của quân đội nước này.
Chúc Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ 'trấn an' Trung Quốc về hệ thống phòng thủ tên lửa tại Hàn Quốc Trung Quốc không cần phải lo ngại về các kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mới ở Hàn Quốc của Mỹ để bảo vệ trước các mối đe dọa từ Triều Tiên, một nhà ngoại giao cao cấp Mỹ khẳng định trong chuyến thăm tới Bắc Kinh. Sau vụ Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ tư...