Mỹ chuyển tài sản Nga cho Ukraine, Moscow nói Washington bị ‘gậy ông đập lưng ông’
Ngày 11/5, Điện Kremlin đã chỉ trích động thái của Mỹ nhằm tịch thu tài sản của nhà tài phiệt Nga Konstantin Malofeyev để chuyển giao cho Ukraine.
Moscow chỉ trích Mỹ tịch thu tài sản của tài phiệt Nga. (Nguồn: Getty Images)
Điện Kremlin cho rằng, việc chuyển giao tài sản của Moscow cho Ukraine sẽ khiến Washington bị “gậy ông đập lưng ông”.
Trước đó, ngày 10/5, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland đã cho phép tiến hành đợt chuyển giao đầu tiên các tài sản bị tịch thu của Nga để sử dụng cho quá trình tái thiết Ukraine.
Video đang HOT
Trong tuyên bố, ông Garland nhấn mạnh: “Mặc dù đây là đợt chuyển giao đầu tiên của Mỹ đối với các khoản tiền bị tịch thu của Nga để tái thiết Ukraine, nhưng đó sẽ không phải là lần cuối cùng”.
Năm ngoái, Bộ Tư pháp Mỹ đã buộc tội nhà tài phiệt Nga Konstantin Malofeyev vi phạm các biện pháp trừng phạt Nga sau khi nước này phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, cáo buộc ông này cung cấp tài chính cho những người Nga thúc đẩy chủ nghĩa ly khai ở Bán đảo Crimea.
Tại thời điểm đó, Bộ trưởng Garland cho biết, ông cũng đã công bố “quyết định tịch thu hàng triệu USD từ một tài khoản tại một tổ chức tài chính Mỹ, vốn có thể lần ra dấu vết vi phạm lệnh trừng phạt đối với ông Malofeyev”.
Tháng 2/2023, Bộ trưởng Garland xác nhận ông đã ủy quyền chuyển số tiền nói trên để sử dụng ở Ukraine.
Tổng thống Putin ký sắc lệnh trả đũa động thái tịch thu tài sản Nga ở nước ngoài
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh cho phép quản lý hành chính tài sản của "các quốc gia không thân thiện", nhằm đáp trả động thái tịch thu tài sản Nga ở nước ngoài.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Theo hãng thông tấn TASS, sắc lệnh được công bố ngày 25/4 và được thông qua với lý do cần phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đáp trả các hành động bất hợp pháp của Mỹ và các quốc gia khác khi các nước này tịch thu tài sản của Nga, của các công ty và công dân Nga.
Bất động sản và tài sản tại Nga (như chứng khoán và cổ phần trong vốn điều lệ của các công ty Nga) của các thực thể thuộc các quốc gia đó sẽ bị quản lý hành chính tạm thời trong trường hợp các nước này có những động thái "không thân thiện", hoặc nếu có mối đe dọa nhằm vào an ninh quốc gia, kinh tế, năng lượng cũng như khả năng phòng thủ.
Cơ quan Quản lý Tài sản Nhà nước Liên bang Nga (Rosimushchestvo) sẽ là cơ quan quản lý. Cơ quan này sẽ thực hiện các nhiệm vụ của một chủ sở hữu, ngoại trừ quyền định đoạt tài sản. Cơ quan này cũng sẽ kiểm kê và bảo vệ tài sản mà mình đang quản lý.
Sắc lệnh có đoạn: "Các chi phí quản lý hành chính tài sản sẽ được chi trả bằng thu nhập từ việc sử dụng các tài sản này. Việc quản lý hành chính có thể được chấm dứt theo quyết định của Tổng thống Nga".
Có hiệu lực từ ngày 25/4, sắc lệnh cũng đi kèm một danh sách tài sản bị quản lý, hiện có ba mục, liên quan đến cổ phần của các cổ đông nước ngoài trong công ty phân phối điện Unipro và công ty năng lượng Fortum.
Rosimushchestvo được cấp quyền quản lý tạm thời 83,73% cổ phần của Unipro (thuộc Uniper SE ở Đức), 69,8807% cổ phần của Fortum (thuộc Fortum tại Nga) và 28,3488% cổ phần của Fortum (thuộc Fortum Holding tại Phần Lan).
Trước đó, ngày 16/2, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko tuyên bố trong trường hợp cần thiết, nước này sẽ có hành động đáp trả nếu Liên minh châu Âu (EU) quyết định tịch thu tài sản của Nga và chuyển cho phía Ukraine. Phát biểu với hãng tin TASS của Nga, Thứ trưởng Grushko nhấn mạnh Nga sẽ đánh giá tình hình và nếu cần thiết sẽ triển khai hành động đáp trả thích hợp. Ông cũng nhấn mạnh rằng chỉ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mới có quyền đưa ra các biện pháp trừng phạt.
Trước đó, Thụy Điển, nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU, cho biết các đại diện EU đã nhóm họp tại Brussels (Bỉ) vào ngày 15/2 vừa qua, trong đó nhất trí thông qua việc thành lập nhóm làm việc đặc biệt xem xét sử dụng các tài sản bị phong tỏa hoặc tịch thu của Nga để hỗ trợ tái thiết Ukraine.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng cho biết Mỹ đang thảo luận với các đối tác về cách sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để mang lại lợi ích cho Ukraine. Thông tin trên được bà Yellen đưa ra vài ngày sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị Victoria Nuland tuyên bố Mỹ đang nỗ lực buộc Nga trả giá. Theo bà Nuland, Quốc hội Mỹ đã trao quyền cho Bộ Tư pháp sử dụng tài sản bất hợp pháp tịch thu được từ các nhà tài phiệt Nga để giúp tái thiết Ukraine. Bà Nuland cho biết thêm vào thời điểm đó, đang có các cuộc thảo luận giữa Mỹ và các đồng minh về tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng phát vào cuối tháng 2/2022 tới nay, các quốc gia phương Tây đã đóng băng tổng số tài sản của Nga ước tính trị giá 300 tỷ USD.
Một tài liệu nội bộ của EU cho biết khối này cuối cùng sẽ phải trả lại tài sản bị đóng băng cho Nga. Số tiền này không thể được EU giữ vô thời hạn hoặc chuyển sang Ukraine.
Mỹ sử dụng tài sản tịch thu của công dân Nga để viện trợ cho Ukraine Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland ngày 3/2 thông báo ông đã cho phép các cơ quan chức năng Mỹ bắt đầu sử dụng tiền và tài sản tịch thu của Nga để viện trợ cho Ukraine. Binh sĩ Ukraine sửa một chiếc xe tăng gần Kremina, Lugansk hôm 13/1/2023. Ảnh minh họa: AFP Thông báo trên được đưa ra trong cuộc...