Mỹ chuyển sang khôi phục kinh tế xã hội, chấp nhận rủi ro do Covid-19
Tổng thống Trump cho biết nền kinh tế Mỹ sẽ không thể khôi phục được nếu tiếp tục phong tỏa đất nước trong một thời gian nữa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua (6/5) cho biết Lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 được thành lập trước đó sẽ chuyển trọng tâm chính sang khôi phục nền kinh tế – xã hội, bất chấp nhiều rủi ro về sức khỏe cộng đồng khi mở cửa nền kinh tế trở lại.
Tổng thống Donald Trump đặt mục tiêu khôi phục kinh tê. Ảnh: Bloomberg
Trong một bài đăng trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Mỹ khẳng định, Lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 được thành lập vào tháng 3/2020 sẽ không tan rã, thay vào đó sẽ được bổ sung thêm một số chuyên gia và cố vấn kinh tế để hỗ trợ giai đoạn mở cửa, khôi phục nền kinh tế quốc gia.
Phát biểu trước báo giới về những rủi ro gặp phải khi mở cửa trở lại nền kinh tế, Tổng thống Trump cho biết nền kinh tế Mỹ sẽ không thể khôi phục được nếu tiếp tục phong tỏa đất nước trong một thời gian nữa. Đồng thời, ông cho biết dịch bệnh nhiều khả năng dịch bệnh sẽ lây lan rộng rãi hơn nữa, nhưng Chính phủ Mỹ cần chấp nhận và xây dựng phương án ứng phó.
Trong tháng này có khoảng 30 bang tại Mỹ sẽ thực hiện nới lỏng các biện pháp hạn chế xã hội, dần mở cửa trở lại các doanh nghiệp. Các chuyên gia y tế công cộng và các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Washington vừa qua đã dự đoán sẽ có khoảng 135.000 người tử vong vì đại dịch Covid-19 cho đến đầu tháng 8/2020.
Video đang HOT
Tính đến nay, Mỹ – tâm dịch Covid-19 toàn cầu đã ghi nhận hơn 1 triệu trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 với gần 75.000 người tử vong. Trong đó, tiểu bang New York là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với gần 30.000 ca tử vong, chiếm tỉ lệ khoảng 40% cả nước.
Sự đáng sợ của tương lai: Sẽ có ít nhất 3 tỉ người phải sống ở những nơi quá nóng để nhân loại có thể tồn tại
Trái đất nóng lên đã và đang là một vấn đề hết sức nghiêm trọng mà loài người đang phải đối mặt. Nhưng cụ thể thì nghiêm trọng đến đâu?
Theo một nghiên cứu mới được đăng tải trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Mỹ) thì trong vòng 50 năm tới nếu cứ duy trì tốc độ tăng nhiệt như hiện nay, sẽ có ít nhất 3 tỉ người phải sống ở những nơi quá nóng để nhân loại có thể tồn tại.
Hàng ngàn năm qua, loài người đã tồn tại và phát triển chủ yếu ở những nơi có khí hậu ôn hòa, nền nhiệt không quá kinh khủng để có thể trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên theo như nghiên cứu trên thì tới năm 2070, nhiều khu vực sẽ có khí hậu nóng hơn rất nhiều so với điều kiện đủ để con người phát triển trong suốt 6000 năm qua.
Cứ 1C nhiệt gia tăng, sẽ có 1 tỉ người hoặc phải chuyển đến nơi mát mẻ hơn, hoặc phải tìm cách tự thích nghi với cái nóng. Theo Tim Kohler, nhà khảo cổ học từ ĐH Washington và cũng là đồng tác giả nghiên cứu, đây có thể xem là tình cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra, nếu chúng ta không sớm thay đổi.
Nhiệt độ toàn cầu thay đổi ở mức kinh khủng hơn trong suốt 6000 năm qua
Dựa trên các dữ liệu khảo cổ, các chuyên gia nhận thấy nhân loại và nhiều loài vật khác, hầu hết đều sinh trưởng tốt nhất trong những điều kiện môi trường khá bó hẹp so với quy mô của thế giới. Chủ yếu là những nơi có nhiệt độ trung bình năm rơi vào khoảng 11 - 15 độ C. Một số khác nằm trong khoảng 20 - 25 độ C tại các khu vực nhỏ hơn của Nam Á, với ảnh hưởng từ gió mùa cung cấp nước mưa phục vụ cho trồng trọt.
Đáng chú ý là con người đã sống trong những môi trường như vậy trong suốt 6000 năm qua, cho đến khi khí hậu thay đổi cực mạnh trong 100 năm trở lại đây.
Nhiệt lượng gia tăng, khu vực sinh sống được dần bó hẹp
Một trong số những nơi nóng nhất thế giới phải kể đến sa mạc Sahara, với nhiệt độ trung bình là trên 29 độ C và độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm là cực lớn. Những khu vực có điều kiện tương tự như vậy chiếm khoảng 0,8% diện tích Trái đất.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết đến năm 2070, môi trường khắc nghiệt ấy được dự đoán sẽ lan ra 19% bề mặt hành tinh, ảnh hưởng tới 3,5 tỉ người. Theo Chi Xu - nhà nghiên cứu từ ĐH Nam Kinh, những nơi bị ảnh hưởng bao gồm vùng Hạ Sahara châu Phi, Nam Mỹ, Ấn Độ, Đông Nam Á, bán đảo Arab và Úc - đều là các khu vực có mật độ dân số tăng nhanh.
"Những khu vực này chủ yếu nằm ở Nam bán cầu, với tốc độ tăng trưởng dân số nhanh. Như Ấn Độ và Nigeria, cả hai được dự đoán sẽ chiếm đa số cư dân chịu ảnh hưởng bởi điều kiện khắc nghiệt trong tương lai."
Tuy nhiên, hy vọng vẫn còn đó. Các chuyên gia cho biết việc giảm thiểu lượng khí thải carbon có thể giúp giảm phân nửa số người chịu ảnh hưởng. Ngoài ra, nghiên cứu còn một số dữ kiện không chắc chắn về mặt khí hậu, nên cũng không thể dự báo chính xác khả năng di cư của loài người trong tương lai.
Hơn nữa, số liệu được đưa ra có thể nói là viễn cảnh tồi tệ nhất. Nếu xét thêm các yếu tố về chính trị, công nghệ và tình hình kinh tế - xã hội, mọi thứ có thể sẽ khác.
"Về cơ bản chúng ta có thể tránh tình cảnh tồi tệ nhất nếu hoàn thành mục tiêu cắt giảm khí nhà kính." - Chi cho biết.
Số người chết vì nCoV ở Mỹ có thể tăng gấp đôi Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe tăng ước tính số người chết vì nCoV ở Mỹ từ hơn 72.000 lên 135.000, khi nhiều bang nới phong tỏa. Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Washington lên kế hoạch điều chỉnh mô hình dự báo số ca tử vong do nCoV ở Mỹ lên gần 135.000, cao...