Mỹ chuyển lô vắc xin Pfizer đầu tiên viện trợ ra nước ngoài
Ngày 28-6, Mỹ bắt đầu vận chuyển lô vắc xin COVID-19 đầu tiên của Hãng Pfizer tặng cho nước ngoài, với điểm đến là Peru. Mỹ cũng bắt đầu vận chuyển 2,5 triệu liều vắc xin Hãng Moderna cho Pakistan thông qua cơ chế COVAX.
Vắc xin Hãng Pfizer nằm trong số những loại vắc xin COVID-19 được Mỹ tặng thế giới trong cam kết tặng 80 triệu liều – Ảnh: REUTERS
Đài CNN dẫn lời một quan chức Nhà Trắng cho biết ngày 28-6, Mỹ bắt đầu vận chuyển lô vắc xin COVID-19 đầu tiên của Hãng Pfizer ra nước ngoài, nằm một phần trong cam kết của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc tặng hàng triệu liều vắc xin COVID-19 cho các nước khác.
2 triệu liều vắc xin Pfizer đầu tiên bắt đầu được vận chuyển tới Peru ngày 28-6, dự kiến tới quốc gia Nam Mỹ này trong tuần này. Số vắc xin này được Mỹ chia sẻ trực tiếp với Peru trên cơ sở song phương.
Cùng ngày, Mỹ bắt đầu vận chuyển 2,5 triệu liều vắc xin Hãng Moderna cho Pakistan thông qua cơ chế COVAX do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn.
Trước đó, Tổng thống Biden đã tuyên bố sẽ tặng 80 triệu liều vắc xin COVID-19 cho nhiều nước trên thế giới trước cuối tháng 6. Trong đó, 75% số vắc xin này sẽ được chia sẻ thông qua cơ chế COVAX, và 25% còn lại dành cho các bên được ưu tiên và những bên khác.
Video đang HOT
“Mỹ sẽ là kho vắc xin trong cuộc chiến của chúng ta chống lại COVID-19, giống như Mỹ từng là kho vũ khí của nền dân chủ trong Thế chiến 2″ – ông Biden phát biểu đầu tháng này.
Tuy nhiên, quan chức Nhà Trắng trên không cung cấp thông tin chính xác về số liều vắc xin mà Mỹ đã tặng cho đến nay.
Vị này nói rằng chính quyền ông Biden “đang làm việc trong các giai đoạn cuối cùng của quá trình loại bỏ tất cả rào cản hoạt động, pháp lý, và quy định nội địa” nhằm chia sẻ 80 triệu liều vắc xin đã cam kết.
Điểm mới trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết chiến dịch tiêm chủng Covid-19 triển khai trên quy mô tất cả địa phương, điểm tiêm ở các xã, phường và lưu động, ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi.
"Ngoài tiêm chủng tại các điểm tiêm đã triển khai lâu nay, lần này có khác là thêm các điểm tiêm lưu động tại nhà máy, trường học và một số khu vực để đảm bảo người dân được tiếp cận vaccine một cách thuận lợi nhất và dễ dàng nhất", Bộ trưởng nói, ngày 17/6.
Chiến dịch tiêm chủng lần này có sự tham gia của các bộ, ngành, đặc biệt là các bộ Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, cùng Bộ Y tế.
"Một điểm rất quan trọng của chiến dịch này là sự triển khai đồng loạt ở tất cả địa phương. Chúng tôi cho rằng đó là một yếu tố hết sức quan trọng giúp cho thành công của chiến dịch tiêm chủng lần này", Bộ trưởng nói.
Đặc biệt, lần này đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Theo Bộ trưởng, thời gian qua, Việt Nam đã triển khai rất tốt công nghệ thông tin vào phòng chống dịch. Hiện Bộ Y tế đã phát triển Sổ sức khỏe điện tử đối với cá nhân. Theo đó, mỗi người dân khi đi tiêm chủng đều đăng ký lịch tiêm trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc qua tin nhắn điện thoại. Trên cơ sở đó, hệ thống sẽ chuyển tin nhắn đến người dân thông tin về địa điểm tiêm cũng như thời gian tiêm, tránh phải xếp hàng đợi chờ tiêm.
Đồng thời, cán bộ tiêm chủng cũng sử dụng Sổ sức khỏe điện tử để quản lý người được tiêm chủng thông qua hệ thống phần mềm do Bộ Y tế phát triển cùng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tất cả các cơ sở tiêm chủng triển khai nội dung này.
"Sổ sức khỏe điện tử đồng bộ hóa cả kết quả tiêm chủng và thông tin về xét nghiệm. Đây chính là cơ sở dữ liệu để tiến tới áp dụng hộ chiếu vaccine", Bộ trưởng nói.
Ngoài ra, người dân có thể khai báo triệu chứng và những phản ứng sau tiêm để cơ quan y tế quản lý xử trí kịp thời.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Ngọc Thành.
Bộ trưởng Long cho biết Việt Nam đặt mục tiêu cuối năm 2021 - đầu năm 2022 đạt miễn dịch cộng đồng. Muốn có miễn dịch cộng đồng, việc quan trọng là phải tiêm cho ít nhất khoảng 70% dân số. Đây là tiền đề để có thể đạt được miễn dịch cộng đồng và đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Vì vậy, Bộ Y tế đã xây dựng, báo cáo Bộ Chính trị và Chính phủ về việc mua 150 triệu liều vaccine, triển khai chiến dịch tiêm chủng trên quy mô toàn quốc để đảm bảo khoảng 70 triệu người dân tiếp cận được vaccine.
Bộ trưởng nhấn mạnh "an toàn tiêm chủng là vấn đề Bộ Y tế đặc biệt quan tâm". Điểm khác biệt của chương trình tiêm chủng ở nước ta với các nước là tiến hành sàng lọc kỹ tất cả đối tượng tiêm. Nếu đối tượng tiêm không đảm bảo yêu cầu về sức khỏe thì sẽ được các điểm tiêm trì hoãn tiêm.
Các cơ sở tiêm chủng phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Người đi tiêm vaccine phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khỏe; được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm. Các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực công tác cấp cứu đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm
"Bộ Y tế đã lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng, tập hợp các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trên các lĩnh vực để sẵn sàng trợ giúp địa phương đảm bảo an toàn tiêm chủng", Bộ trưởng nói.
Kế hoạch triển khai tiêm chủng lớn nhất lịch sử diễn ra khi Việt Nam đã đàm phán thành công, sẽ có hơn 120 triệu liều vaccineCovid-19 trong năm 2021, từ các hãng AstraZeneca, Pfizer, Moderna, từ Nga và Cơ chế Covax. Việt Nam sẽ triển khai chiến dịch tiêm chủng để sớm đạt được miễn dịch cộng đồng, đẩy lùi Covid-19, giúp cuộc sống trở lại bình thường.
Hơn một triệu liều vaccine Covid-19 sắp về Việt Nam Ông Đặng Đức Anh, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, sáng 15/6 cho biết cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7, Việt Nam có thể nhận thêm hơn một triệu liều vaccine từ Covax Facility. "Chính phủ đã có chủ trương mở rộng thêm nhóm người tiêm vaccine như công nhân các khu công nghiệp ở các tỉnh", ông Đức Anh...