Mỹ chuyển khinh khí cầu quân sự giúp Philippines giám sát biển Đông
Mỹ sẽ chuyển giao một quả khí cầu quân sự cho Philippines để giúp theo dõi các hoạt động hàng hải và canh gác biên giới trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở biển Đông.
Hãng tin Reuters ngày 18-4 dẫn lời Philip Goldberg, đại sứ Mỹ tại Philippines cho hay Washington sẽ cung cấp cho Manila các thiết bị cảm biến, thông tin và radar trị giá 42 triệu USD.
“Chúng tôi sẽ giúp cải thiện năng lực của Philippines bằng việc trang bị thiết bị cảm biến cho các tàu và đưa khinh khí cầu quan sát lên không trung để giám sát vùng biển” – ông Goldberg nói trong cuộc phỏng vấn hôm 18-4.
Theo một quan chức quân đội Philippines, khinh khí cầu này là một radar nhằm thu thập thông tin và phát hiện các động thái ở biển Đông.
Một khí cầu quân sự của quân đội Mỹ. Nguồn: Here&Now
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter hồi tuần trước đã có chuyến thăm Philippines để tái khẳng định cam kết của Washington nhằm bảo vệ Manila theo hiệp ước an ninh 1951.
Chuyến thăm của ông Carter cũng báo hiệu sự mở đầu của việc triển khai quân sự của Mỹ tại Philippines, với 75 binh sĩ sẽ hoạt động luân phiên tại một căn cứ không quân ở phía bắc Manila.
Đại sứ Goldberg cho hay hai nước đã nhất trí thiết lập một hệ thống phục vụ “thông tin liên lạc bí mật và an toàn”. Hệ thống này nằm trong khuôn khổ sáng kiến an ninh của Washington tại Đông Nam Á kéo dài năm năm.
Video đang HOT
Manila sẽ nhận khoảng 120 triệu USD viện trợ quân sự của Mỹ trong năm nay, con số lớn nhất kể từ năm 2000 khi quân đội Mỹ trở lại Philippines để huấn luyện và tập trận sau tám năm gián đoạn.
Hai nước cũng đã ký kết một thỏa thuận mới vào năm 2013 cho phép quân đội Mỹ tăng cường hiện diện luân phiên tại Philippines, cho phép dự trữ hậu cần và trang thiết bị phục vụ an ninh hàng hải cũng như các sứ mệnh nhân đạo.
NGỌC NHƯ
Theo_PLO
Báo Mỹ: Cách đối phó Trung Quốc hiệu quả ở Biển Đông
Tờ The Washington Time ngày 3/2 kêu gọi Mỹ phê chuẩn UNCLOS để đối phó hiệu quả hơn với các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
TTXVN dẫn bài phân tích trên báo này cho hay, Hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và ASEAN diễn ra từ ngày 15-16/2 tại Rancho Mirage, California là cơ hội để Quốc hội Mỹ khẳng định lợi ích của đất nước và phê chuẩn tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
UNCLOS được thông qua vào năm 1982, có 162 quốc gia thành viên tham gia, trong đó cả Trung Quốc và Nga, nội dung Công ước điều chỉnh các hoạt động tại các đại dương trên thế giới, trong đó Mỹ chưa ký tham gia công ước này.
Giới chức Mỹ khẳng định nước này sẽ tiếp tục tăng cường tuần tra Biển Đông trong năm 2016.
Theo bài báo, đã đến lúc Mỹ cần gác lại các vấn đề đảng phái để tập trung vào lợi ích quốc gia, trong đó có quyền đi lại tự do vô hại. Hạm đội 7 của Mỹ đã, đang và sẽ tiếp tục tuần tra tự do hàng hải tại các khu vực có tranh chấp do Trung Quốc tạo ra ở Biển Đông.
Cơ sở quan trọng để Mỹ triển khai các hoạt động này là các quy định của UNCLOS, trong đó có các quy định về việc đi lại qua "các eo biển quốc tế" và các "vùng đặc quyền kinh tế".
Nhìn chung, việc ký tham gia UNCLOS sẽ tạo cơ sở vững chắc hơn cho quân đội Mỹ thực thi quyền tự do đi lại phù hợp với nhiều chương trình, sáng kiến quan trọng do Mỹ đề xướng.
Việc phê chuẩn UNCLOS cũng tạo cho Mỹ có địa vị pháp lý phù hợp để tham gia các hoạt động tố tụng tại các cơ quan tài phán có chức năng giải quyết tranh chấp quốc tế và do đó có thể tránh được các va chạm nguy hiểm với các lực lượng hải quân và tàu cá bán quân sự của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.
Hơn nữa, điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi để Mỹ tăng cường các kênh hợp tác chính thức với các nước, bởi hầu hết các đồng minh, đối tác của Mỹ đều là thành viên của UNCLOS. Việc ký UNCLOS sẽ tạo sức thuyết phục hơn khi Mỹ "niệm câu thần chú": "Mỹ yêu cầu tự do tối đa cho cả tàu hải quân và thương mại khi di chuyển và hoạt động ngoài khơi bờ biển các nước mà không gặp phải bất kỳ sự sự can thiệp nào."
Rõ ràng Mỹ sẽ có cơ sở hơn để thực thi quyền tự do đi lại và tiếp cận toàn cầu đối với các tàu quân sự, thương mại, máy bay và hệ thống cáp quang ngầm dưới biển thông qua việc phê chuẩn UNCLOS, Công ước mà lâu nay Mỹ vẫn đang dựa vào để khẳng định quyền tự do đi lại của mình.
Việc phê chuẩn UNCLOS cũng sẽ cho phép Mỹ giành vị trí chiến lược tại khu vực Thái Bình Dương đồng thời biến lời nói thành hành động nhằm tạo sự tin tưởng vào lời nói của Mỹ trong bối cảnh nổi lên mối quan ngại rằng một số quốc gia thành viên UNCLOS đang cố gắng thay đổi cán cân tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế.
Tư cách thành viên UNCLOS còn tạo cho Mỹ cơ sở pháp lý để ủng hộ và thúc đẩy các biện pháp hòa bình nhằm giải quyết các tranh chấp dựa trên quy định của luật pháp quốc tế.
Mặc dù chưa ký UNCLOS nhưng Mỹ hiện vẫn luôn cho rằng cần dựa vào các quy định của UNCLOS để giải quyết các tranh chấp phát sinh trên biển.
Cuối cùng, việc tham gia UNCLOS cũng có thể giúp Mỹ có cơ sở trong việc bảo vệ những lợi ích của mình ở Bắc Cực, khu vực được cho là có lợi ích an ninh hàng hải và kinh tế ngày càng quan trọng.
Trong năm 2015 và đầu năm 2016, Mỹ đã tăng cường hành động ở Biển Đông bằng các cuộc tuần tra, áp sát các đảo và bãi đá Trung Quốc chiếm đóng và xây đắp phi pháp ở Biển Đông.
Hôm 3/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố, nước này sẽ không dừng lại các hoạt động đó.
"Chúng tôi phải phản ứng. Chúng tôi sẽ điều máy bay và tàu đến hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, chấm hết", ông Carter nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Carter nhận định Trung Quốc đã tự cô lập mình bằng những hành động gây quan ngại trên Biển Đông và khiến các nước trên khắp khu vực có động thái phản ứng. Ông cho biết thêm Lầu Năm Góc đề xuất ngân sách 582,7 tỷ USD cho tài khóa 2016 - 2017 với trọng tâm là an ninh mạng, tăng cường hỏa lực cho tàu ngầm, đẩy mạnh tàu robot mới và phương tiện dưới nước cũng như những hệ thống đánh chặn tên lửa mới cho tàu chiến Mỹ. Tất cả nhằm ứng phó với các biến động an ninh mới, trong đó có hoạt động của quân đội Trung Quốc trong khu vực.
Ngày 3/2, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel khẳng định rằng hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và ASEAN vào tháng 2 này "không nhằm mục đích chống Trung Quốc". "Hội nghị không bàn về Trung Quốc mà bàn về Mỹ với ASEAN", ông Russel nhấn mạnh.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo Danviet
Trung Quốc bàn giao cho Hạm đội Nam Hải 3 tàu mới Ngày 26/12, tại quân cảng Tam Á, Trung Quốc đã bàn giao 3 tàu mới cho Hạm đội Nam Hải, nhằm tăng cường chi viện cho các hoạt động ở Biển Đông. Ngày 26/12, tại quân cảng Tam Á, Trung Quốc đã bàn giao 3 tàu mới cho Hạm đội Nam Hải, nhằm tăng cường chi viện cho các hoạt động ở Biển...