Mỹ: Chứng khoán tăng phiên thứ hai liên tiếp bất chấp kinh tế rơi vào suy thoái kỹ thuật
Chứng khoán Mỹ đi lên phiên thứ hai liên tiếp trong phiên 28/7, bất chấp dữ liệu về tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mới nhất cho thấy kinh tế nước này đã rơi vào suy thoái kỹ thuật (GDP thu hẹp hai quý liên tiếp).
Kỳ vọng của giới đầu tư về việc suy thoái kinh tế sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm kết thúc chiến dịch nâng lãi suất quyết liệt đã nâng đỡ thị trường trong phiên này.
Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Kết thúc phiên 28/7, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 332,04 điểm (%), lên 32.529,63 điểm. Trong phiên trước đó, chỉ số này đã cộng thêm 400 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 1,2%, lên 4.072,43 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite ghi thêm gần 1,1%, đóng cửa ở mức 12.162,59 điểm, hướng tới tuần giao dịch và tháng giao dịch tốt nhất kể từ đầu năm 2022.
Báo cáo thiếu lạc quan về tăng trưởng GDP quý II của Mỹ đã khiến thị trường giảm điểm vào đầu phiên. Song không lâu sau đó, các nhà đầu tư đã rũ bỏ những lo ngại rằng nỗ lưc của Fed để kiềm chế lạm phát sẽ khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái. Số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố vào ngày 28/7 cho thấy GDP của nước này trong quý II vừa qua đã giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước, trái ngược hoàn toàn với dự báo tăng 0,3% từ Dow Jones. Nói một cách đơn giản, nền kinh tế Mỹ sẽ thu hẹp gần 1% nếu tốc độ tăng trưởng của quý II kéo dài cả năm. Trước đó trong quý I/2022, kinh tế Mỹ đã giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Ông Mike Loewengart, Giám đốc điều hành chiến lược đầu tư của E-Trade, cho biết: “Mặc dù chắc chắn có mặt tiêu cực từ báo cáo GDP, nhưng hãy nhớ rằng mức giảm 1% là tương đối nhỏ và ủng hộ ý tưởng rằng bất kỳ khả năng suy thoái nào xảy ra cũng sẽ nhẹ nhàng”.
Video đang HOT
Nhiều người quan niệm suy thoái kinh tế là khi có hai quý liên tiếp tăng trưởng kinh tế âm. Song sự suy thoái mang nhiều sắc thái hơn thế. Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ, cơ quan đánh giá suy thoái chính thức, sẽ xem xét một số yếu tố bổ sung.
Những động thái này diễn ra sau một đợt phục hồi trên diện rộng trong Diễn biến này xảy ra sau khi Fed nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm tháng thứ 2 liên tiếp để đối phó với lạm phát, và nhà đầu tư kỳ vọng vào việc liệu ngân hàng này có thể ngăn chặn lạm phát mà không đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong tuần này cũng góp phần tạo nên tâm lý hưng phấn cho thị trường. Biên lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp đang bị siết chặt do lạm phát, song các mảng kinh doanh cơ bản dường như đều khá mạnh. Điều đó, kết hợp với niềm tin rằng Fed về cơ bản đã hoàn thành chính sách thắt chặt tiền tệ, đang mang lại cho nhà đầu tư lý do để “thở phào”.
Dữ liệu từ FactSet cho thấy, gần 49% số công ty thuộc S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh. Trong số đó, có đến 71,14% công ty có kết quả lợi nhuận vượt kỳ vọng. Giới đầu tư cũng đang chờ đợi kết quả kinh doanh từ Apple, Amazon, Intel và Roku, dự kiến công bố sau phiên 28/7.
Tại thị trường Việt Nam, chốt phiên giao dịch 28/7, VN-Index tăng 17,08 điểm lên 1.208,12 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 669 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 15.347 tỷ đồng, tăng tới 53% so với giá trị giao dịch phiên 27/7. Toàn sàn có 378 mã tăng giá, 90 mã giảm giá và 66 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 5,32 điểm lên 289,84 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 89,4 triệu đơn vị, tương ứng hơn 2.150,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 167 mã tăng giá, 47 mã giảm giá và 44 mã đứng giá.
Chứng khoán Mỹ 'lội ngược dòng'
Chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tháng 7, đảo chiều đà giảm trước đó, khi số liệu đáng thất vọng về hoạt động chế tạo đã củng cố những lo ngại rằng sự thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể khiến nền kinh tế giảm tốc mạnh.
Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Khép lại phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 321,83 điểm, hay 1%, lên 31.097,26 điểm. Trong khi đó, chỉ số tổng hợp S&P 500 ghi thêm 39,95 điểm, hay 1,1%, lên 3.825,33 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq tăng 99,11 điểm, hay 0,9%, và đóng phiên ở mức 11.127,85 điểm.
Trước đó, trong phiên này, chứng khoán Mỹ đã có lúc giảm điểm sau khi chỉ số về hoạt động chế tạo của Viện quản lý nguồn cung giảm trong tháng 6 xuống mức thấp nhất hai năm qua là 53%, thấp hơn dự đoán 54,3% mà các chuyên gia đưa ra trong cuộc khảo sát của tờ The Wall Street Journal.
Tuy nhiên, ông Andrew Hunter, chuyên gia kinh tế cấp cao của công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics (Vương quốc Anh), cho biết dù số liệu từ ISM củng cố những lo ngại rằng quá trình thắt chặt chính sách mạnh mẽ của Fed sẽ khiến kinh tế giảm tốc, nhưng kết quả khảo sát này cũng có những điểm sáng cho thấy lạm phát sẽ hạ nhiệt nhanh hơn dự đoán.
Trước đó, trong tuần này, hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq đã trải qua bốn phiên giảm điểm liên tiếp, trong khi chỉ số Dow Jones ghi nhận sắc đỏ trong 3/4 phiên này, trong bối cảnh thị trường bị đè nặng bởi những lo ngại về lạm phát, sự suy giảm lòng tin tiêu dùng và chính sách tiền tệ thắt chặt.
Số liệu kinh tế được công bố gần đây tiếp tục "đổ thêm dầu vào lửa", khi thu nhập khả dụng giảm, chi tiêu tiêu dùng yếu hơn, trong khi lạm phát vẫn "nóng" và số đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
Các nhà kinh tế ngày càng bi quan về khả năng các nhà hoạch định chính sách của Mỹ tạo sự "hạ cánh mềm" của nền kinh tế khi các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ do lạm phát gia tăng.
Ông Paul Kim, Giám đốc điều hành công ty đầu tư Simplify ETFs ở New York (Mỹ), nhận định có lẽ nền kinh tế đang bước vào suy thoái và vấn đề quan trọng giờ đây là mức độ suy thoái đến đâu. Chuyên gia này cho rằng khả năng cao kinh tế Mỹ sẽ không thể "hạ cánh mềm".
Các số liệu gần đây cho thấy dù lạm phát dường như đã đạt đỉnh trong tháng Ba, nhưng vẫn đang vượt xa mức mục tiêu 2% mà Fed đặt ra. Những lo ngại về lạm phát đang đè nặng lên nhu cầu tiêu dùng và đe dọa lợi nhuận doanh nghiệp.
Tính chung cả tuần này, chỉ số Dow Jones giảm 1,3%, chỉ số S&P 500 giảm 2,2%, còn chỉ số Nasdaq để mất đến 4,1%, theo số liệu của FactSet.
Cả ba chỉ số chính trên Phố Wall đều giảm điểm trong quý II, trong đó chỉ số S&P 500 có mức giảm phần trăm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Tháng 6 cũng khép lại nửa đầu năm với mức giảm phần trăm cao nhất của chỉ số này (20,6%) kể từ năm 1970.
Chỉ số Nasdaq cũng ghi nhận mức giảm phần trăm lớn nhất từ trước đến nay trong giai đoạn từ tháng 1 - 6/2022, trong khi đây là nửa đầu năm tồi tệ nhất với chỉ số Dow Jones kể từ năm 1962.
Ngoài ra, đây là quý thứ hai liên tiếp cả ba chỉ số trên giảm điểm. Lần gần đây nhất xảy ra điều này là năm 2015 với hai chỉ số S&P 500 và Dow Jones, và năm 2016 với chỉ số Nasdaq.
Chỉ số S&P 500 trải qua nửa đầu năm sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1970 Chứng khoán Mỹ kết thúc phiên 30/6 trong sắc đỏ, qua đó khép lại một tháng và một quý ảm đạm với Phố Wall nói chung và nửa đầu năm tồi tệ nhất của riêng chỉ số S&P 500 trong hơn 50 năm qua. Hoạt động tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN Khép lại phiên này, chỉ số S&P 500...