Mỹ chuẩn bị vũ khí gì nếu tấn công Triều Tiên trong “thịnh nộ”?
Mỹ và Triều Tiên hâm nóng khu vực bằng những lời lẽ cứng rắn nhất từ trước đến nay, khiến các chuyên gia lo ngại về một cuộc chiến tranh đang đến gần.
Mỹ sẽ cần 2-3 tàu sân bay nếu phải làm nhiệm vụ tấn công quân sự nhằm vào Triều Tiên.
Theo CNN, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8.8 đã ra tối hậu thư với Triều Tiên, cảnh báo Bình Nhưỡng tốt nhất không nên có thêm đe dọa nào nữa, “nếu không sẽ phải đối mặt với hoả lực, cơn thịnh nộ và sức mạnh mà thế giới chưa từng thấy”.
Ngay sau đó, quân đội Triều Tiên phát đi thông điệp tuyên bố, “đang kiểm tra kỹ lưỡng kế hoạch hoạt động để tấn công với hoả lực bao trùm các khu vực xung quanh đảo Guam bằng Hwasong-12″.
Kế hoạch này sẽ được thực hiện “một cách đồng thời, liên tiếp” một khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un ra lệnh.
CNN dẫn lời các chuyên gia quân sự nhận định, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ đưa vũ khí đến tấn công Triều Tiên hoặc Bình Nhưỡng sẵn sàng nã tên lửa vào căn cứ Mỹ trên đảo Guam.
Nhưng những lời đáp trả cứng rắn của cả hai nước có thể là dấu hiệu cho một sự chiến dịch quân sự lớn trên bán đảo Triều Tiên.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio luôn góp mặt trong các sứ mệnh của Mỹ ở nước ngoài.
Mark Hertling, cựu tướng quân đội Mỹ và là chuyên gia phân tích của CNN nói, để chuẩn bị cho chiến tranh, đầu tiên Mỹ cần phải sơ tán hàng chục ngàn công dân và nhân viên quân sự khỏi Hàn Quốc.
Video đang HOT
“Làm cách nào sơ tán được mọi người nếu chiến tranh nổ ra? Chúng ta phải làm điều đó trước”, ông Hertling nói. “Đồng thời, Mỹ sẽ phải huy động lực lượng hùng hậu bao gồm cả tàu sân bay, tàu ngầm mang tên lửa hành trình và máy bay ném bom đến bao vây Triều Tiên”.
“Một vài trang thiết bị vũ khí như vậy đã hiện diện ở khu vực, nhưng vẫn chưa đủ để đối phó hiệu quả trước hàng ngàn khẩu pháo từ Triều Tiên”, ông Hertling
Triều Tiên hiện duy trì hàng ngàn khẩu pháo bắn tới thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Trong ngày đầu tiên giao tranh, các khẩu pháo này có thể khiến con số thương vong lên tới hàng chục ngàn người, theo các chuyên gia nhận định.
Máy bay ném bom chiến lược B-2 là quân bài chủ lực tấn công cơ sở hạt nhân Triều Tiên.
Theo ông Hertling, Mỹ sẽ phải không kích trong nhiều tuần để vô hiệu hóa năng lực pháo binh Triều Tiên. Cựu tướng Mỹ so sánh số lượng nhân lực, máy bay ném bom cần thiết tương đương với cuộc chiến tranh vùng Vịnh chống Iraq năm 1991.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng cần phải huy động hàng trăm xe tăng và các sư đoàn bộ binh đến trấn giữ ở các hải cảng Hàn Quốc, làm bàn đạp kiểm soát các cửa ngõ chiến lược.
Ông Hertling nhận định, trước khi chiến tranh nổ ra, hai tàu sân bay Mỹ đã phải sẵn sàng ngay ngoài khơi Triều Tiên.
Trong khi đó, Carl Schuster, cựu giám đốc trung tâm Tình báo của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ nói trên CNN: “Với tư cách là một nhà chiến lược, tôi muốn có 3 tàu sân bay hơn là 2, cùng với hàng loạt các chiến đấu cơ của không quân và hải quân”.
Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abram của Mỹ.
Ông Schuster nói, Mỹ cần phải tính toán chính xác số bom đạn, tên lửa và máy bay tác chiến điện tử để vô hiệu hóa mạng lưới phòng không dày đặc của Triều Tiên.
Một khi dọn dẹp được hệ thống phòng không Triều Tiên, các máy bay ném bom hạng nặng như B-1B, B-52 và B-2 mới được phép xâm nhập vào không phận Triều Tiên, tấn công cơ sở hạt nhân của nước này.
Theo ông Hertling, quân đội không nhất thiết phải huy động lực lượng vốn làm nhiệm vụ bảo vệ nước Mỹ ra tiền tuyến mà đơn giản là điều quân từ chiến trường Iraq hay Afghanistan tới bán đảo Triều Tiên.
Cuối cùng, giáo sư Schuster nói ông không ngạc nhiên nếu như các trang thiết bị vũ khí Mỹ ùn ùn kéo đến sát Triều Tiên trong những ngày tới. Đó có thể là nhóm tàu sân bay hạt nhân hoặc các máy bay ném bom hạ cánh xuống căn cứ trên đảo Guam và Okinawa.
Nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng có thể chỉ đưa ra tối hậu thư để cảnh báo Triều Tiên, hơn là chuẩn bị cho chiến tranh, ông Schuster kết luận.
Theo Danviet
Triều Tiên có thể nã 60 tên lửa hủy diệt căn cứ Mỹ ở Guam?
Theo chuyên gia Mỹ, Triều Tiên có thể đang sẵn sàng cho chiến tranh và đủ sức phóng tới 60 tên lửa hạt nhân vào căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam.
Một đợt phóng thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Theo Express, Mark Fitzpatrick, giám đốc điều hành tổ chức phi hạt nhân IISS Mỹ mới đây đã đưa ra cảnh báo về sức tấn công hạt nhân đáng gờm của Triều Tiên.
Triều Tiên ngày 9.8 nói đang "cân nhắc kỹ lưỡng kế hoạch tấn công đảo Guam của Mỹ bằng tên lửa Hwasong-12".
Tuyên bố này được đưa ra sau khi ông Trump gửi tối hậu thư, cảnh báo "Triều Tiên sẽ phải đối mặt với lửa và cơn thịnh nộ chưa từng có nếu tiếp tục đe dọa Mỹ".
Trả lời trên kênh truyền hình BBC, ông Fitzpatrick cảnh báo những gì mà Triều Tiên có thể làm. Chuyên gia Mỹ cũng nhận định rằng "ông Trump chưa biết nên phải giải quyết căng thẳng này như thế nào".
Người dẫn chương trình Evan Davis trên BBC sau đó nói về thông tin Triều Tiên đạt bước tiến mới về khả năng tấn công lục địa Mỹ. "Đúng. Đây là những thông tin mới được cơ quan tình báo Mỹ công bố", ông Fitzpatrick trả lời.
"Họ nói đến những mối đe dọa, rằng Triều Tiên có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để gắn vào tên lửa. Nhưng đó là điều mà chúng ta đã lường trước", ông Fitzpatrick nói trên BBC.
Chuyên gia Mỹ Mark Fitzpatrick.
Ông Fitzpatrick đưa ra quan điểm cho rằng, Mỹ không nên kích động, khiến Triều Tiên cân nhắc dùng đến những vũ khí đó.
"Bởi theo các chuyên gia, Triều Tiên đã sẵn sàng 60 đầu đạn hạt nhân. Toàn bộ số vũ khí này có thể được nã vào đảo Guam để &'nhấn chìm căn cứ Mỹ', thay vì mạo hiểm tấn công các thành phố Mỹ, vốn ở rất xa".
Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn trên BBC, ông Fitzpatrick hy vọng cả Mỹ và Triều Tiên có thể kiềm chế trước những dấu hiệu leo thang căng thẳng.
"Mỹ không có kế hoạch tấn công Triều Tiên và Triều Tiên cũng không hề muốn hủy diệt Mỹ", ông Fitzpatrick nhận định. "Nhưng cách mà hai nước đáp trả nhau bằng lời lẽ cứng rắn có thể gây hiểu lầm, làm tăng nguy cơ chiến tranh".
Đảo Guam hiện là căn cứ quy mô của Mỹ ở Thái Bình Dương, với 6.000 binh sĩ cùng nhiều trang thiết bị vũ khí hiện đại. Căn cứ này cách Triều Tiên khoảng 3.200km.
Theo Danviet
Ấn Độ chuẩn bị nghênh chiến TQ trên bầu trời biên giới ra sao? Lực lượng không quân Ấn Độ ở khu vực Tây Tạng vượt trội hơn hẳn Trung Quốc, xét trên các yếu tố địa hình, vũ khí và năng lực chiến đấu, cựu sỹ quan không Ấn Độ nhận định. Chiến đấu cơ Ấn Độ phóng thử tên lửa hành trình BrahMos. Theo NDTV (Ấn Độ), không quân Ấn Độ (IAF) luôn sẵn sàng...