Mỹ chuẩn bị lệnh trừng phạt mới với Iran
Bất chấp hy vọng hòa giải mới giữa Washington và Tehran sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử, chính quyền Obama đang chuẩn bị một kế hoạch trừng phạt mới đối với quốc gia Trung Đông này.
Hồi tháng 7, thỏa thuận giữa Iran và nhóm P5 1 gồm Pháp, Nga, Mỹ, Anh, Trung Quốc và Đức đã đạt được một bước đi lịch sử. Theo thỏa thuận đạt được, nếu như Iran chứng minh rằng quốc gia này không làm giàu uranium để theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân thì các lệnh cấm vận quốc tế sẽ được dỡ bỏ.
Tuy nhiên hôm thứ Tư (30.12) vừa qua, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Bộ Tài chính Mỹ đang chuẩn bị một kế hoạch trừng phạt mới lên các cá nhân, tổ chức không chỉ ở Iran mà còn ở Hongkong, UAE, theo tin từ báo Wall Street Journal.
Thỏa thuận hạt nhân lịch sử đạt được ở Vienna (Áo) hồi tháng 7.
Lệnh trừng phạt được cho là liên quan tới hai lần thử tên lửa đạn đạo của Tehran trước đây, một lần vào tháng 10 và lần khác vào tháng 11. Washington cho rằng việc phóng thử tên lửa đạn đạo là vi phạm luật quốc tế bất chấp Tehran khẳng định vụ thử tuân thủ hiến chương Liên Hợp Quốc và tên lửa chỉ nhằm mục đích tự vệ.
Nếu được phê duyệt, lệnh trừng phạt sẽ áp dụng cho năm quan chức chính phủ làm việc trong Bộ Quốc phòng Iran phụ trách kho vận.
Video đang HOT
Chính quyền Obama cũng nhắm tới công ty Mabrooka có trụ sở ở UAE cũng như sáng lập viên của công ty là ông Hossein Pournaghshband vì giúp đỡ chương trình tên lửa đạn đạo của Iran. Lệnh trừng phạt cũng nhắm vào công ty địa ốc An Huy chi nhánh Hongkong vì giúp Pournaghshband sản xuất vật liệu sợi thủy tinh-carbon cho chương trình tên lửa.
Lệnh trừng phạt sẽ đưa những cá nhân, tổ chức này vào danh sách đen và đóng băng tài sản của họ ở các ngân hàng Mỹ.
Quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng lệnh trừng phạt mới không liên quan tới thỏa thuận hạt nhân đạt được. Tuy nhiên, nhiều quan chức cấp cao Iran đã cảnh báo rằng nếu bất kì lệnh trừng phạt mới nào được áp dụng thì lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei sẽ coi là một sự vi phạm thỏa thuận.
Tehran gần đây cáo buộc Mỹ vi phạm các điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân. Bộ luật mới được Quốc hội Mỹ thông qua sau vụ xả súng ở San Bernadino yêu cầu bất kì công dân nước ngoài nào từng đến Iran hoặc Syria phải xin visa mới được nhập cảnh vào Mỹ. Tehran cho biết điều này gây hại cho hoạt động kinh doanh của Iran và sẽ giảm các khoản đầu tư nước ngoài vào Mỹ.
Quyết định trừng phạt mới của Bộ Tài chính Mỹ đến sau khi chính quyền Obama đạt được về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran. Việc dỡ bỏ lệnh cấm sẽ được thực hiện vào tháng tới khi Iran chở 11 tấn uranium tới Nga như một phần trong cam kết của thỏa thuận.
Theo_Dân việt
Khai mạc Hội nghị tham vấn cấp bộ trưởng chuẩn bị cho COP21
Hội nghị tham vấn không chính thức cấp bộ trưởng chuẩn bị cho Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) đã khai mạc chiều 8/11 tại Paris.
Hội nghị tham vấn không chính thức cấp bộ trưởng chuẩn bị cho Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) đã khai mạc chiều 8/11 tại Paris với sự tham dự của hơn 60 bộ trưởng Môi trường và Năng lượng đến từ nhiều nước thuộc các châu lục khác nhau trên thế giới, dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius, Chủ tịch Hội nghị COP21 và Bộ trưởng Môi trường Peru, Manuel Pulgar-Vidal, Chủ tịch Hội nghị COP20. Diễn ra vào thời điểm cách Hội nghị COP21 ba tuần, vì thế Hội nghị tham vấn cấp bộ trưởng còn được gọi "Hội nghị trù bị" hay cuộc "tổng duyệt" cho COP21.
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius đã nhắc lại chặng đường gian nan mà các nước đã vượt qua thông qua chuỗi các hội nghị được tổ chức trong năm 2015 kể từ khi Pháp nhận đăng cai hội nghị COP21.
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị tham vấn. Ảnh: Bích Hà/TTXVN
Theo ông Laurent Fabius, trong "cuộc chạy marathon" đó, nhờ những nỗ lực ngoại giao, các nước đã đạt được nhận thức chung rằng việc kiểm soát khí thải gây hiệu ứng nhà kính là một thách thức lâu dài đòi hỏi phải hành động nhiều hơn nữa trong một "cơ chế tăng cường" để có thể giữ nhiệt độ Trái Đất từ nay đến năm 2100 chỉ tăng tối đa 2C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Ông cũng cho biết tại các cuộc đàm phán trong tháng 10 vừa qua ở Bonn (Đức), mặc dù quan điểm giữa các bên còn nhiều khác biệt nhưng nhìn chung các nước đã thống nhất được một văn kiện phác thảo nội dung chính cho thỏa thuận mang tính phổ quát về khí hậu sẽ được thông qua tại Hội nghị COP21.
Hội nghị tham vấn lần này không đặt ra vấn đề là các đại biểu xem xét lại văn bản nói trên nhưng yêu cầu các đại biểu nắm bắt kỹ các nội dung của văn bản để hiểu rõ hơn những thách thức, các vấn đề chưa đạt được sự nhất trí cũng như các vấn đề đã đạt được sự đồng thuận, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm đạt được một thỏa thuận công bằng và đầy tham vọng tại Paris.
Sau phiên họp toàn thể, ngay trong buổi chiều 8/11, các đại biểu được chia thành bốn nhóm để thảo luận về bốn chủ đề: tham vọng của thỏa thuận, sự bình đẳng về trách nhiệm đóng góp, các hành động từ nay đến năm 2020, đóng góp tài chính sau năm 2020. Mỗi nhóm có hai đồng chủ tịch gồm một bộ trưởng đại diện cho các nước phương Bắc và một bộ trưởng đại diện cho các nước phương Nam.
Quang cảnh Hội nghị tham vấn về khí hậu tại Paris. Ảnh: Bích Hà/TTXVN
Liên quan đến mức độ tham vọng của thỏa thuận, các đại biểu đã đề cập đến hai khía cạnh cụ thể gồm mục tiêu dài hạn và cơ chế kiểm điểm, vốn là một khái niệm để ngỏ. Tuy nhiên, nhân chuyến thăm Trung Quốc trong các ngày 2 và 3/11 vừa qua, Tổng thống Pháp Franois Hollande và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bày tỏ quan điểm ủng hộ việc triển khai cơ chế giám sát nhằm "đánh giá toàn diện 5 năm một lần những tiến bộ đạt được" trong chống biến đổi khí hậu. Đây là một điểm rất quan trọng làm cơ sở cho các cuộc đàm phán đa phương về vấn đề này. Về mục tiêu dài hạn, vào ngày 30/10, 155 nước cũng đã công bố cam kết giảm khí phát thải nhà kính của mình. Căn cứ vào cam kết quốc gia đó, các cơ quan chức năng của Liên hợp quốc đã đánh giá mức cam kết đó dẫn đến sự nóng lên toàn cầu gần 3C vào năm 2100. So với mục tiêu đề ra, nỗ lực này là chưa đủ và cần phải được nâng cao hơn nữa để có thể sử dụng làm "bàn đạp" cho những mục tiêu trong tương lai.
Sự bình đẳng giữa các nước phát triển, mới nổi và các nước nghèo về trách nhiệm đóng góp trong nỗ lực chống lại sự nóng lên của Trái Đất là vấn đề được quan tâm đặc biệt và hiện đang là rào cản lớn nhất đối với một thỏa thuận khí hậu toàn cầu tại Paris. Quan điểm các bên còn nhiều khác biệt về vai trò cũng như chi phí mà từng nước phải bỏ ra để thực hiện các mục tiêu đề ra. Đối với nhiều nước phương Nam, số tiền dự kiến 100 tỷ USD mà các nước công nghiệp cam kết đóng góp hàng năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi mô hình năng lượng và ứng phó với vấn đề biển đổi khí hậu hiện vẫn chỉ là những lời hứa.
Với tất cả các gai góc trên đây, khoảng thời gian 3 ngày từ 8-10/11 của Hội nghị tham vấn cấp bộ trưởng không phải là nhiều để các đại biểu có thể đạt được một sự thỏa hiệp. Mặc dù vậy, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp vẫn bày tỏ tin tưởng rằng các nước tiếp tục thể hiện quyết tâm chính trị cũng như tinh thần trách nhiệm nhằm đạt được sự nhất trí. Quan điểm thống nhất đó sẽ là cơ sở cho việc đạt được một thỏa thuận khí hậu tham vọng và mang tính ràng buộc pháp lý tại COP21.
Theo Báo Tin tức
Putin quyết định giải thể Cơ quan vũ trụ Nga Săc lênh đươc Tổng thống Putin thông qua co đoan viết "Theo luât liên bang ngay 13/7/2015, các hoạt động điêu hanh cua Cơ quan vu tru liên bang Roscosmos se bi bai bo". Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kí quyết định chính thức giải thể Cơ quan hàng không vũ trụ Nga Roscosmos. Sắc lệnh đưa ra sau khi Cơ quan...