Mỹ chuẩn bị đưa tình nguyện viên sang Việt Nam dạy tiếng Anh
Giám đốc chương trình Tổ chức Hòa bình ( Peace Corps) của Mỹ, bà Carrie Hessler-Radelet, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam để chuẩn bị cho sự hiện diện của Tổ chức Hòa bình tại Việt Nam. Theo đó, Mỹ sẽ đưa tình nguyện viên sang Việt Nam dạy tiếng Anh.
Trong buổi nói chuyện về lịch sử và các chương trình toàn cầu của Tổ chức Hòa bình trước đông đảo học sinh sinh viên Hà Nội ở Đại sứ quán Mỹ hôm nay (1/11), bà Radelet cho biết, Việt Nam sẽ là quốc gia thứ 142 mà chương trình này sắp được triển khai.
Mở đầu bài phát biểu, bà Carrie Hessler-Radelet nhắc lại chuyến thăm Việt Nam vào hồi tháng 5 của Tổng thống Obama. Theo bà Hessler-Radelet, một trong những hoạt động quan trọng trong khuôn khổ chuyến công du của Tổng thống Obama là hai nước đã ký kết Hiệp định khung về việc Việt Nam cho phép một số tình nguyện viên Mỹ dạy tiếng Anh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ “Tổ chức Hòa bình” (PC).
Cuộc nói chuyện của Giám đốc Tổ chức Hòa bình (PC) thu hút nhiều học sinh, sinh viên Hà Nội tham dự
Nói về lịch sử của PC, bà Hessler-Radelet cho hay, PC được thành lập theo một sắc lệnh của cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy vào năm 1961. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống một năm trước đó, ông Kennedy đã kêu gọi sinh viên các trường đại học ở Mỹ dành hai năm trong đời để giúp đỡ người dân tại các quốc gia đang phát triển.
Các tình nguyện viên của PC có nhiệm vụ trợ giúp người dân các nước trên thế giới giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất của họ – từ giáo dục, y tế đến tăng trưởng kinh tế.
Đến nay, Tổ chức Hòa bình đã đưa khoảng 220,000 tình nguyện viên Mỹ tới 141 quốc gia (chưa kể Việt Nam) nhằm phát huy hòa bình-hữu nghị trên thế giới thông qua các mục tiêu: đáp ứng nhu cầu của người dân các nước cần sự hỗ trợ của các tình nguyện viên và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa người Mỹ và người dân các nước. Tất cả các tình nguyện viên đều phải là người Mỹ, với độ tuổi tối thiểu là 18.
Các học sinh, sinh viên tham dự buổi nói chuyện của Giám đốc Tổ chức Hòa bình Carrie Hessler-Radelet
Video đang HOT
Bà Hessler-Radelet cho hay, Việt Nam sẽ là nước thứ 7 ở khu vực ASEAN và là điểm đến thứ 142 trên thế giới có sự hiện diện của các tình nguyên viên PC. Đến nay, trong khối ASEAN, các tình nguyện viên của tổ chức này đã có mặt ở Phillipines, Indonesia, Myanmar, Mamalysia, Thái Lan, Campuchia…
Bà Hessler-Radelet dẫn số liệu báo cáo của PC trong năm 2015 cho biết, châu Phi là nơi tập trung tới 45% trong tổng số tình nguyện viên của tổ chức này, theo sau là châu Mỹ La Tinh với 22%; châu Á 13%; Đông Âu-Trung Á 10%.
Trước đó, vào ngày 24/5/2016, Hiệp định khung về việc Việt Nam cho phép một số tình nguyện viên Mỹ dạy tiếng Anh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ Tổ chức Hòa bình đã được ký kết giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama.
Trả lời báo chí về Tổ chức Hòa bình tại Việt Nam hồi tháng 5, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết, trong chuyến thăm chính thức Mỹ của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải năm 2005, phía Mỹ đã đề nghị Chính phủ Việt Nam cho phép tình nguyện viên tới Việt Nam. Trải qua một thời gian dài trao đổi, thương lượng, đến nay hai nước ký Hiệp định khung cho phép các tình nguyện viên của Tổ chức Hòa Bình vào dạy tiếng Anh ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, Hiệp định khung quy định rõ các tình nguyện viên phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, không có bất cứ hoạt động nào xâm hại an ninh Việt Nam và chịu sự quản lý của cơ quan hữu quan Việt Nam. Để triển khai, hai bên cần tiếp tục thảo luận để đạt thỏa thuận thực thi với các nội dung cụ thể, ví dụ số lượng tình nguyện viên, chương trình giảng dạy, ở cơ sở nào….
Nam Hằng
Theo Dantri
'Mấy chục năm qua, chúng ta dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt'
Trong suốt nhiều chục năm qua, chúng ta dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt. Đây chính là nguyên nhân chính khiến việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường không hiệu quả.
Tại hội thảo nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh trong lớp học cho giáo viên tổ chức mới đây, TS Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết trong môi trường sử dụng ngoại ngữ còn nhiều hạn chế như hiện nay, việc tiếp xúc của học sinh với giáo viên (GV) trong lớp là cơ hội rất tốt cho học sinh.
Do đó, năng lực sử dụng ngoại ngữ của GV đảm bảo sẽ là kênh rất tốt để tạo cơ hội cho người học sử dụng và tiếp cận ngôn ngữ mình đang học. Từ đó, ông Minh cho rằng để bồi dưỡng năng lực cho GV, việc đầu tiên và cần phải nhấn mạnh chính là bồi dưỡng năng lực sử dụng ngôn ngữ trong lớp học.
Ông Châu Văn Thùy, Sở GD&ĐT Quảng Nam, cho rằng kết quả khảo sát giáo viên tiếng Anh thuộc địa bàn tỉnh cho thấy kỹ năng nghe và nói tiếng Anh của giáo viên yếu hơn các kỹ năng khác. Đây là lý do giáo viên tiếng Anh không sử dụng nhiều tiếng Anh trong lớp học. Từ đó, học sinh cũng không có nhiều cơ hội để nghe tiếng Anh.
Ông Thùy cũng cho rằng việc bồi dưỡng tất cả các giáo viên đạt chuẩn và giữ được chuẩn là quá trình thường xuyên, lâu dài và tốn kém. Do đó, trước mắt, ngành giáo dục cần tập trung bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ sử dụng trong lớp học, tập trung vào các dạng tiếng Anh giao tiếp phổ biến và hiệu quả trong các giờ học.
TS Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh:VietNamNet.
Trong khi đó, PGS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng ĐH Cần Thơ cũng cho rằng trong suốt nhiều chục năm qua, chúng ta đang dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt, và đây chính là nguyên nhân chính khiến việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường không hiệu quả.
Xuất phát từ thực trạng trên, ông Đỗ Tuấn Minh cho rằng trong việc bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh hiện nay có 4 từ khóa cần phải quan tâm: Thường xuyên, hệ thống, sát thực và hiệu quả.
Ông Minh cho biết hoạt động bồi dưỡng giáo viên hiện nay cần phải tiến hành thường xuyên thay vì theo kiểu mùa vụ như hiện nay, nhất là thường tập trung vào mùa hè.
"Quá cực cho GV khi mà người người nhà nhà hỏi nhau đi nghỉ ở đâu thì họ lại là đi tập huấn ở đâu, bao giờ" - ông Minh nêu vấn đề - "Hoạt động bồi dưỡng GV cần phải được thay đổi để làm sao diễn ra thường xuyên trong cả năm học".
Bên cạnh đó, nội dung bồi dưỡng giáo viên phải được thiết kế theo hệ thống nhất định. Các chương trình phải được sắp xếp thành module để GV sau khi được bồi dưỡng, tích lũy tất cả kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ có thể áp dụng trong giảng dạy.
"Cần tránh tình trạng cũng GV ấy nhưng nội dung bồi dưỡng của năm này lại lặp lại cái mà họ được bồi dưỡng một vài năm trước. Có khi nội dung bồi dưỡng năm sau dễ hơn, đơn giản hơn bồi dưỡng năm trước", ông Minh nói.
Thứ ba, ông Minh cho rằng nội dung các khóa bồi dưỡng cần phải thiết kế sát thực tế hơn.
"Chúng tôi là những người tổ chức bồi dưỡng GV cũng thấy mình đâu đó chưa làm được cái GV cần. Chúng tôi vẫn tổ chức các khóa bồi dưỡng với nội dung do mình nghĩ ra, mình nghĩ GV cần mà không khảo sát thực tế, đánh giá thực thế sau khóa bồi dưỡng".
Theo ông Minh, hiện nay, lý thuyết đã có, quan trọng là có dám hành động hay không?
Thứ tư, ông Minh cho rằng nếu những điều trên làm tốt thì hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên sẽ tốt lên. Chúng ta cần phải thay đổi việc đánh giá công tác bồi dưỡng giáo viên, trong đó đặc biệt quan tâm khâu "hậu bồi dưỡng".
Hiện nay, ít đơn vị tổ chức các lớp bồi dưỡng có cơ hội theo dõi giáo viên của mình khi họ quay trở về địa phương giảng. Hầu hết chỉ dừng lại ở các phiếu đánh giá mà phần lớn điền cho đủ thủ tục hoặc đánh giá theo hướng tích cực dù trong lòng không thấy thoải mái lắm.
Ông Minh cũng cho rằng các hoạt động thanh tra, dự giờ hiện nay cần phải theo hướng đánh giá, khuyến khích yếu tố tích cực để giáo viên sau khi bồi dưỡng có thể thể hiện hay áp dụng những gì mình được học.
Bên cạnh đó, ông Minh đề xuất cần phải thành lập các đơn vị chuyên trách bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh để hoạt động này hiệu quả hơn. "Hầu hết đơn vị đều cử các giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng nên họ chỉ coi đó là công việc thứ 2 bên cạnh công việc giảng dạy ở đại học".
Để có được một trung tâm như vậy, theo ông Minh cần có đủ các yếu tố từ đội ngũ cán bộ cơ hữu, cơ sở vật chất, nội dung và phương thức tổ chức.
Điều quan trọng nhất, theo ông Minh, là giữa các đơn vị tham gia bồi dưỡng cho GV tiếng Anh cần có sự thống nhất với nhau để tạo ra mặt bằng chung trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho các GV.
Theo Lê Văn / Vietnamnet
Cô gái Việt Nam dạy tiếng Anh cho học sinh Trung Quốc Sự sáng tạo trong phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non đã mang đến cho Mai những lời ngợi khen của phụ huynh, quản lý khối giáo dục mầm non thành phố Thanh Đảo (Sơn Đông, Trung Quốc). Ngô Thị Tuyết Mai tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh, Đại học Mở TP HCM năm 2010. Sau thời gian giảng dạy...