Mỹ chuẩn bị đưa THAAD sang Romania
Mỹ chuẩn bị đưa hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) sang bố trí tạm thời tại Romania trong thời gian hệ thống chiến đấu Aegis Ashore tại đây được kiểm tra kỹ thuật và hiện đại hóa.
Hãng RIA Novosti dẫn thông báo của Bộ chỉ huy lực lượng Mỹ tại châu Âu ngày 12-4 cho biết, Mỹ chuẩn bị đưa hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) sang bố trí tạm thời tại Romania trong thời gian hệ thống chiến đấu Aegis Ashore tại đây được kiểm tra kỹ thuật và hiện đại hóa. Ngoài ra, một đơn vị phòng không của Mỹ cũng sẽ được điều động tăng cường cho hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO.
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh cả Mỹ và Nga đều đã tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Bộ Quốc phòng Nga hồi giữa tháng 3 tuyên bố đã điều máy bay ném bom tầm xa TU-22M3 đến đóng quân tại Crimea. Động thái này có liên quan đến việc Mỹ bố trí hệ thống phòng không tại Romania.
Hệ thống THAAD do Mỹ phát triển từ năm 1987, được thiết kế để bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trong giai đoạn cuối. Quân đội Mỹ đưa THAAD vào biên chế năm 2008, hiện hệ thống này được triển khai tại Mỹ và Hàn Quốc
Video đang HOT
LÊ VIỆT
Theo SGGP
Thực lực hải quân Nga không bằng Mỹ
Trang phân tích quân sự Flot.com của Nga đánh giá khả năng chiến đấu của hải quân Nga chỉ bằng 45% hải quân Mỹ. Dường như Mỹ vượt trội hơn nhờ đóng tàu kích thước lớn hơn.
Hải quân Nga vừa có thêm 7 tàu trong năm 2018 - Ảnh: The National Interest
Hải quân Nga năm 2017 chỉ sở hữu thêm 2 tàu chiến cùng 1 tàu phá băng. Đến năm ngoái họ nhận được 7 tàu trong đó có khu trục hạm Đô đốc Gorshkov uy lực.
Nhưng vấn đề là ngoài Đô đốc Gorshkov thì những tàu mới khác đều thuộc lớp tàu tên lửa và tàu hoạt động ven biển cỡ nhỏ, trọng lượng nhẹ.
Trong khi đó, ngành công nghiệp đóng tàu Mỹ năm 2018 chuyển giao cho hải quân nước này 2 khu trục hạm lớp Arleigh Burke trang bị tên lửa, 2 tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm lớp Virginia.
Một khu trục hạm Arleigh Burke - Ảnh: Weapons and Warfare
Theo Flot.com, điều này khiến những ai mong mỏi hải quân Nga cải thiện sức mạnh thấy thất vọng. Trang phân tích còn dự đoán tình hình không tốt hơn trong năm 2019.
Cụ thể, trừ chiếc thứ hai thuộc dự án khu trục hạm Đô đốc Kasatonov 22350 cùng tàu ngầm đa nhiệm 885M Kazan đầu tiên, hải quân Nga dự kiến tiếp tục nhận tàu hộ tống, tàu hoạt động ven biển, tàu hỗ trợ.
Đối thủ Mỹ ngược lại sắp đón thêm 2-3 tàu Arleigh Burke lẫn số tàu ngầm Virginia số lượng tương đương. Khu trục hạm lớp Zumwalt thứ hai cũng vừa đi vào hoạt động. Không những vậy chương trình đóng tàu tác chiến gần bờ (LCS) nay đủ sức hoàn thành tối thiểu 3 đơn hàng/năm.
Mỹ thường xuyên phàn nàn rằng họ không có đủ tàu để thực hiện nhiều nhiệm vụ mà đặc biệt là chuẩn bị cho kịch bản xảy ra xung đột với Nga hoặc Trung Quốc. Giới chức quân đội nước này thường xuyên lo ngại các mối đe dọa mới, chẳng hạn như tên lửa chống hạm do Nga, Trung phát triển.
Tuy nhiên lực lượng Mỹ vẫn rất mạnh với 11 tàu sân bay và nhận được nguồn tài trợ lớn.
Cẩm Bình (theo The National Interest)
Theo Motthegioi.vn
NATO đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự của Mỹ ở Ba Lan NATO sẽ đầu tư hơn 260 triệu USD vào một dự án hỗ trợ các lực lượng Mỹ tại miền Trung Ba Lan. Ảnh minh họa. Theo hãng tin Sputnik, thông tin trên được Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thông báo với các phóng viên ngày 1/4. "NATO đã nhất trí về khoản đầu tư mới đáng kể vào xây dựng cơ...