Mỹ chuẩn bị đưa Sudan khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19/10 tuyên bố ông sẵn sàng đưa Sudan ra khỏi danh sách đen của Mỹ liệt kê các nước tài trợ khủng bố, sau khi đạt thỏa thuận bồi thường liên quan các vụ tấn công trước đây của Sudan.
Theo ông Trump, chính phủ chuyển tiếp ở Sudan đã đồng ý bồi thường tổng cộng 335 triệu USD cho các nạn nhân người Mỹ và thân nhân của họ. Đăng tải trên Twitter, nhà lãnh đạo Mỹ hoan nghênh đây là “công lý cho người Mỹ và là bước đi lớn đối với Sudan”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng đưa Sudan ra khỏi danh sách đen của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Donald Trump cho biết ngay khi Sudan bắt đầu giải ngân khoản bồi thường, Washington sẽ đưa Khartoum khỏi danh sách đen nói trên. Các quan chức Mỹ từ chối công bố chi tiết cụ thể liên quan đến gói bồi thường này.
Mỹ đưa Sudan vào danh sách nhà nước tài trợ khủng bố từ năm 1993. Điều này khiến Chính phủ Sudan gặp khó khăn trong việc tiếp cận đầu tư nước ngoài và các thỏa thuận giãn nợ khẩn cấp. Ngoài Sudan, danh sách này của Mỹ còn 3 nước khác là Iran, Triều Tiên và Syria.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, giới chức nước này cho biết hiện chính quyền Tổng thống Trump đang tiến gần tới một thỏa thuận với Sudan để tiến tới đưa nước này ra khỏi danh sách đen nói trên. Theo một số quan chức, thỏa thuận có thể thúc đẩy Sudan thực hiện các bước đi hướng tới bình thường hóa quan hệ với Israel, tiếp sau Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Bahrain – tiến trình do Mỹ làm trung gian.
Video đang HOT
Ngay sau khi ông Trump đưa ra tuyên bố trên, Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok bày tỏ mong muốn Tổng thống Mỹ sớm công bố quyết định chính thức trước Quốc hội Mỹ.
Phóng viên TTXVN tại Bắc Phi dẫn nguồn tin từ Chính phủ Sudan cho biết Khartoum sẵn sàng thanh toán khoản bồi thường cho nạn nhân trong các vụ đánh bom do tổ chức khủng bố Al-Qaeda thực hiện nhằm vào Đại sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania hồi năm 1998.
Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell đã ngay lập tức hoan nghênh tuyên bố của Tổng thống Mỹ về việc sẵn sàng đưa Sudan ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.
Theo ông Borrell, tuyên bố của Tổng thống Mỹ là sự công nhận tiến bộ của Sudan dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Abdalla Hamdok. Ông cho rằng việc Washington có ý định đưa Khartoum ra khỏi danh sách này hết sức quan trọng trong bối cảnh Sudan đang tăng cường hội nhập với cộng đồng quốc tế và khả năng tiếp cận với nền kinh tế thế giới. Ông bày tỏ quan điểm EU hoàn toàn ủng hộ tiến trình chuyển tiếp ở Sudan.
Người Tây Ban Nha biểu tình đòi truy tố cựu quốc vương
Biểu tình diễn ra tại 24 thành phố của Tây Ban Nha, yêu cầu truy tố cựu vương Juan Carlos vì loạt bê bối về đời tư và tài chính của ông.
Cựu vương Carlos, 82 tuổi, đã sống lưu vong tại Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) kể từ khi rời Tây Ban Nha hồi tháng 8 nhằm tránh gây thêm ảnh hưởng xấu tới con trai ông, Vua Felipe VI.
"Chúng tôi ở đây để kêu gọi truy tố cựu vương tham nhũng và yêu cầu một nền cộng hòa", Juan Morillo, 74 tuổi, giáo viên về hưu tham gia cuộc biểu tình cùng hàng trăm người khác ở Seville, nói.
Một cuộc biểu tình phản đối cựu vương Juan Carlos ở Madrid, Tây Ban Nha, hồi tháng 7. Ảnh: Reuters.
Dù hiện chưa chính thức bị điều tra, cựu vương Juan Carlos vẫn có thể trở thành mục tiêu trong hai cuộc điều tra tại Tây Ban Nha và Thụy Sĩ về cáo buộc tham nhũng liên quan đến một hợp đồng tàu cao tốc ở Arab Saudi trị giá hơn 7 tỷ USD mà các công ty Tây Ban Nha giành được.
Tòa án tối cao Tây Ban Nha đang cân nhắc liệu có nên mở rộng cuộc điều tra tham nhũng đối với hợp đồng tàu cao tốc nói trên hay không. Nếu có, nó sẽ liên quan đến cả cựu vương Juan Carlos.
Cựu vương Tây Ban Nha không bình luận công khai nhưng luật sư của ông nói ông sẵn sàng gặp các công tố viên nếu cần thiết.
Juan Carlos đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục nền dân chủ cho Tây Ban Nha sau cái chết của nhà độc tài quân sự Francisco Franco năm 1975. Ông cũng đứng vững sau âm mưu đảo chính quân sự năm 1981.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các thông tin được hé lộ về đời sống cá nhân cùng các vấn đề tài chính của ông đã tác động tiêu cực đến hoàng gia Tây Ban Nha, từng được coi là một trong những chế độ quân chủ kiểu mẫu ở châu Âu.
Quốc vương Felipe VI (bên trái) và cựu vương Juan Carlos dự lễ kỷ niệm Pascua Militar tại cung điện hoàng gia ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha tháng 1/2018. Ảnh: AFP.
Sau hàng loạt bê bối, trong đó có việc đi săn voi ở Botswana trong khi Tây Ban Nha đang lâm vào khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, Juan Carlos thoái vị để nhường ngôi cho con trai Felipe 6 năm trước.
Felipe sau đó đã tước khoản trợ cấp của cha mình cũng như từ bỏ quyền thừa kế cá nhân đối với tài sản của cha, động thái quyết liệt cho thấy ông muốn tránh xa các bê bối của cựu vương.
Các công tố viên Thuỵ Sĩ đang xem xét một số tài khoản của cựu vương Carlos và các cộng sự của ông. Tài liệu của công tố viên Thuỵ Sĩ cáo buộc Carlos đã nhận khoản tiền 100 triệu USD từ quốc vương Arab Saudi Abdullah năm 2008 và chuyển vào một tài khoản nước ngoài.
4 năm sau, ông bị cáo buộc tặng hơn 76 triệu USD cho người tình cũ Corinna Larsen. Cựu vương Carlos khẳng định ông chưa từng nói với con trai về các quỹ ở nước ngoài, song không đề cập thêm tới những cáo buộc.
Trump có thể trục xuất 300.000 người nhập cư Một tòa phúc thẩm liên bang phán quyết chính quyền Trump có thể chấm dứt bảo trợ nhân đạo 300.000 người nhập cư từ Sudan, Nicaragua, Haiti và El Salvador. Tòa phúc thẩm số 9 hôm 14/9 tuyên bố theo quy chế Tình trạng được Bảo trợ Tạm thời (TPS), Bộ An ninh Nội địa có toàn quyền quyết định và tòa không...