Mỹ chuẩn bị đưa ra án phạt chống độc quyền dành cho Google
Theo thông tin được ba người trong cuộc cung cấp, những nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Ủy Ban Thương Mại Liên Bang (Federal Trade Commission – FTC) đang cân nhắc về một án phạt chống độc quyền áp đặt lên Google, đồng nghĩa với việc gã khổng lồ tìm kiếm sẽ sớm phải đối mặt với những cuộc đàm phán đầy khó khăn.
Cũng các nguồn tin cũng cho hay, 4 trong số 5 ủy viên của FTC đã đạt được sự đồng thuận sau hơn một năm điều tra về việc Google sử dụng vị thế thống trị của mình trong thị trường tìm kiếm đề chèn ép các đối thủ cạnh tranh một cách trái phép. Chỉ còn một ủy viên cuối cùng đang cân nhắc quyết định của mình.
Cả ba người cung cấp thông tin đều đề nghị được ẩn danh để tránh ảnh hưởng đến các mối quan hệ công việc.Từ phía hai nguồn tin tiết lộ, quyết định chính thức về việc xử lý sẽ được đưa ra vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12.Một danh sách dài những khiếu nại từ phía các công ty đã được gửi đến FTC, cho rằng cơ quan này cần phải chia tách Google để phá thế độc quyền.
Các công ty thường ít khi công khai về các thỏa thuận của họ với FTC, tuy nhiên trang cẩm nang người tiêu dùng Yelp và trang so sánh hàng hóa mua sắm Nextax đã cùng khiếu nại về Google trong phiên điều trần trước Quốc hội.Các đối thủ của Google, đặc biệt là trong lĩnh vực mua sắm, du lịch và giải trí đã kiện công ty tìm kiếm số 1 trên Internet về việc xếp hạng các trang web của họ ở vị trí rất thấp trong kết quả tìm kiếm nhằm tách người dùng khỏi các dịch vụ đó để tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm cung cấp dịch vụ tương tự của Google.
Người dùng máy tính thường chỉ rất quan tâm và nhấn vào các link dầu tiên trong bất cứ lượt tìm kiếm nào. Việc bị xếp hạng thấp thường ép các công ty phải mua thêm quảng cáo của Google để đảm bảo sự hiện diện của mình trên trang kết quả.
Google đã phủ nhận hoàn toàn những cáo buộc
Khi được hỏi về bất cứ cuộc thảo luận nào với FTC, phát ngôn viên của Google, Niki Fenwick trả lời ngắn gọn : “Chúng tôi đơn giản chỉ giải đáp bất cứ thắc mắc nào của những người quản lý về hoạt động kinh doanh của chúng tôi”. Cùng lúc đó, FTC cũng từ chối đưa ra bình luận của mình.
Video đang HOT
Trong một phiên điều trần trước quốc hội vào tháng 9 năm ngoái, chủ tịch Google, Eric Schmidt phủ nhận việc công ty này tác động lên kết quả tìm kiếm. Ông phát biểu trước Ủy ban chống độc quyền của Thượng viện rằng: “Tôi chỉ có thể nói rằng tôi đảm bảo chúng tôi không xáo trộn bất cứ thứ gì”.
Khiếu nại chồng chất
Một nguồn tin cho hay, các ủy viên của FTC đang quan tâm đến những khiếu nại khác, liên quan đến việc Google từ chối chia sẻ những dữ liệu cần thiết cho phép các nhà quảng cáo và lập trình viên viết các phần mềm so sánh giá trị họ thu được từ quảng cáo trên Google so với hoạt động tương tự trên Bing của Microsoft hay trên Yahoo.
Cũng trong một vấn đề có liên quan, FTC đang xem xét việc Google sử dụng các bằng sáng chế có giá trị, vốn được xác định là cần thiết cho các smartphone. Cơ quan này cố để tìm hiểu xem chúng có được cấp phép một cách công bằng và có được sử dụng trong các vụ kiện để ngăn cản sự phát triển hay không.
Chủ tịch FTC, Jon Leibowitz phát biểu hồi trung tuần tháng 9 rằng ông kỳ vọng quyết định sẽ sớm được đưa ra vào cuối năm nay. Các nhà quản lý ở Châu Âu cũng đang lên kế hoạch cho một cuộc điều tra chống độc quyền tương tự.
FTC công bố vào tháng 4 rằng cơ quan này đã thuê luật sư đầy quyền lực ở Washington – Beth Wilkinson để chỉ đạo cuộc điều tra. Việc tuyển dụng này được xem như là một dấu hiệu cho thấy FTC đã chuẩn bị trước cho một cuộc tố tụng với Google.Đây không phải là sự va chạm đầu tiên mà Google có với cơ quan này.
Vào tháng 8, gã khổng lồ tìm kiếm đã bị buộc phải trả 22,5 triệu USD tiền phạt về việc bỏ qua thiết lập riêng tư của những người dùng trình duyệt Safari của Apple. Hành động này đã vi phạm một sắc lệnh năm 2011 của FTC sau sự đổ vỡ của một mạng xã hội giờ đã không còn tồn tại – Google Buzz.
Theo Genk
Giá truyền hình cáp "thích" tăng: Liệu có phải độc quyền?
Sự lộn xộn, manh mún của thị trường truyền hình cáp Việt Nam đã được giới truyền thông và cơ quan quản lý lên tiếng nhiều lần trong thời gian qua. Thị trường này tuy có nhiều nhà cung cấp nhưng thị phần chủ yếu vẫn nằm trong tay các nhà cung cấp lớn: VTV (VCTV, SCTV), Truyền hình cáp Hà Nội, Truyền hình cáp TP.HCM. Các DN khác chỉ được cung cấp ở một địa bàn nhất định, đa phần là phát triển hạ tầng trên địa bàn tỉnh, huyện chứ không làm nội dung mà mua nội dung của các "đại gia" nói trên để cung cấp cho khách hàng.
VTV là đơn vị mạnh nhất hiện nay trên thị trường truyền hình trả tiền, với 70% thị phần.
Theo thống kê sơ bộ hiện nay thì VTV chiếm tới 70% thị phần thuê bao truyền hình trả tiền (VCTV khoảng 30% và SCTV là 40%). Về cơ bản chỉ có VTV là đơn vị có vùng phủ lớn nhất trên lãnh thổ Việt Nam, thậm chí có nơi chỉ có duy nhất truyền hình cáp của VTV cung cấp dịch vụ. Mặc dù có thị phần lớn đến vậy nhưng cung cách phục vụ và chất lượng dịch vụ mà VTV cung cấp cho khách hàng còn nhiều hạn chế.
Anh Quang Hùng (khu tập thể ĐH Thủy lợi - Hà Nội) phản ánh, mới đây gia đình anh có nhu cầu lắp truyền hình cáp. Anh đã gọi cho tổng đài của VCTV để đăng ký lắp đặt vào ngày Chủ Nhật. Thế nhưng, nhân viên của VCTV trả lời thẳng thừng: "Chúng em không lắp đặt vào ngày chủ nhật anh ạ". Cuối cùng, anh Hùng đành bấm bụng nghỉ làm để cho nhân viên của VTCV đến lắp đặt cáp vào thứ Hai. Tuy nhiên, sau vài hôm lắp đặt dịch vụ xong thì truyền hình cáp của nhà anh bị mất tín hiệu. Anh Hùng gọi cho tổng đài của VCTV báo hỏng dịch vụ thì phải sang ngày hôm sau mới có nhân viên đến khắc phục.
"Đã là nhà cung cấp dịch vụ thì phải tăng cường làm Chủ Nhật vì những ngày đó khách hàng mới được nghỉ ở nhà, còn ngày thường họ đi làm thì sao kéo cáp đến được? Chất lượng dịch vụ phập phù, gọi số điện thoại chăm sóc khách hàng thì chậm khắc phục. Tôi cảm thấy cung cách làm ăn của VCTV rất quan liêu và mang đậm chất trì trệ của doanh nghiệp Nhà nước", anh Quang Hùng than thở.
Chất lượng tín hiệu kém, hay mất tín hiệu là điều thường người dân thường hay phàn nàn nhất.
Bà N.T.Hoàn ở ngách 175 Thịnh Quang, Hà Nội cũng phản ánh tình trạng truyền hình cáp của VCTV thường xuyên mất tín hiệu khiến người dùng rất bực mình. Ban đầu bà còn gọi đến đường dây nóng, dần dà tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần nên chán chả buồn gọi nữa!
Ông T.T Tài (trú tại tổ 3, phường Vân Cơ, TP Việt Trì - Phú Thọ) là một khách hàng của VCTV được 2 năm nay cũng phản ảnh chất lượng dịch vụ truyền hình cáp ở đây rất kém. "Tôi có người nhà ở Hà Nội cũng dùng dịch vụ truyền hình cáp của Đài Truyền hình Việt Nam. Thế nhưng, chất lượng đường truyền ở đó khá tốt, trong khi chất lượng dịch vụ này ở trên Phú Thọ không ổn định, hay bị nhiễu. Mấy nhà hàng xóm của tôi cũng gặp phải tình trạng tương tự. Khi tôi phản ánh lên tổng đài thì họ bảo chất lượng dịch vụ chỉ có thế thôi!? Tôi nghĩ là họ đã thu tiền thuê bao của khách hàng thì phải đảm bảo chất lượng dịch vụ chứ không thể để mỗi nơi một khác như vậy được".
Trên khá nhiều diễn đàn mạng các thuê bao truyền hình cáp thường kêu ca về chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng kém của các nhà cung cấp dịch vụ. Đây được cho là nhược điểm rất khó khắc phục của các doanh nghiệp truyền hình cáp vốn phần lớn là của Nhà nước.
Truyền hình cáp liên tục tăng giá, viễn thông giảm giá
Thời gian qua, thị trường viễn thông đã có sự cạnh tranh mạnh và các nhà cung cấp phải xuống tận hộ gia đình, đến từng người dân để bán dịch vụ không kể ngày nghỉ - trái ngược với hình ảnh quan liêu của một số nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Điều này phần nào lý giải tâm lý lo ngại cạnh tranh của các DN truyền hình cáp khi thấy các DN viễn thông nhòm ngó "miếng bánh" này.
Càng nhiều người dùng, cạnh tranh giữa các nhà mạng khiến cho giá cước rẻ hơn trước nhiều
Mới đây, VTV tuyên bố bắt đầu từ 1/9/2012, giá thuê bao của truyền hình cáp Việt Nam tăng lên mức 110.000 đồng/tháng, cao hơn 25% so với mức cũ 88.000 đồng/tháng. Đây cũng là dịch vụ mà từ năm 2009 đến nay liên tiếp tăng giá: ban đầu là 44.000 đồng/tivi/tháng, sau tăng lên 65.000 đồng từ 1/5/2011 tăng lên 88.000 đồng và sau hơn 1 năm, đến 1/9/2012 lại tăng tới 110.000 đồng.
Như vậy, chỉ trong vòng chưa đến 1 năm rưỡi, VCTV đã tăng giá tới gần 70% (từ 65.000 lên 110.000 đồng) - mức tăng cao hiếm thấy của một loại hình dịch vụ được xem là thiết yếu với cuộc sống của người dân. Trả lời vấn đề này trên truyền thông mới đây, bà Nguyễn Thị Hoàng Phương - Trưởng phòng Truyền thông của VCTV lý giải: "Việc tăng giá đã có kế hoạch từ trước, nằm trong lộ trình tăng kênh, mua bản quyền và nâng cao chất lượng phục vụ khán giả. Truyền hình cáp là một đơn vị nằm trong Đài Truyền hình Trung ương. Thế nhưng, ngoài phục vụ nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền như các cơ quan thông tấn khác, chúng tôi cũng là một doanh nghiệp kinh doanh, mà kinh doanh thì phải hướng tới lợi nhuận. Hiện nay, chi phí về bản quyền mà truyền hình phải trả cho các đối tác tăng lên, đồng thời các chi phí liên quan đến sản xuất nội dung như truyền dẫn phát sóng, tăng kênh, nâng cao chất lượng kênh cũng tăng".
Nhiều người đăng ký dịch vụ hơn nhưng giá vẫn không ngừng tăng.
Bình luận về vấn đề này, Giám đốc một công ty truyền thông tại Hà Nội đưa ra nhận xét, việc VCTV liên tục tăng cước như vậy không thể lý giải được ngoại trừ đó là vì... độc quyền. Vị này đưa ra so sánh, nếu như hơn 10 năm trước thị trường viễn thông vẫn độc quyền thì việc tăng cước không có gì lạ. Lúc đó VNPT có muôn vàn lý do để tăng cước như mua thiết bị giá cao nên phải khấu hao... Thế nhưng, từ khi có thêm DN khác tham gia vào thị trường thì họ lại có muôn vàn lý do để giảm cước, thậm chí còn bị Bộ TT&TT "thổi còi" vì ra những gói cước quá rẻ.
Theo Genk
Microsoft có thể sẽ bị phạt số tiền kỷ lục vì tội độc quyền Hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft có thể sẽ bị Ủy ban châu Âu (EC) phạt nặng vì đã không tuân thủ cam kết hồi năm 2009 về việc cung cấp cho người dùng hệ điều hành Windows tùy chọn sử dụng các trình duyệt khác thay vì là Internet Explorer. Bị phạt vì tội độc quyền gần như...