Mỹ chuẩn bị cho kịch bản xung đột leo thang tại Trung Đông
Ngày 12/8, phát ngôn viên John Kirby của Hội đồng An ninh quốc gia thuộc Nhà Trắng John Kirby cho biết Mỹ đã chuẩn bị cho kịch bản xung đột leo thang tại Trung Đông ngay trong tuần này.
Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh quốc gia thuộc Nhà Trắng John Kirby phát biểu trong cuộc họp báo ở Washington, DC ngày 31/7/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo ông Kirby, Mỹ đã tăng cường lực lượng trong khu vực và chia sẻ mối lo ngại của Israel về nguy cơ bị tấn công. Lầu Năm Góc cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã ra lệnh triển khai một tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường đến Trung Đông và yêu cầu nhóm tác chiến tàu sân bay Abraham Lincoln đẩy nhanh quá trình triển khai tới khu vực này.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc trao đổi với các nhà lãnh đạo Anh, Pháp, Đức và Italy để thảo luận về căng thẳng ở Trung Đông, bao gồm cả nguy cơ xung đột giữa Iran và Israel. Ông John Kirby nêu rõ: “Chúng ta phải chuẩn bị cho những gì có thể là một loạt cuộc tấn công đáng kể”. Ông đồng thời lưu ý Washington đồng tình với đánh giá của Israel rằng bất kỳ cuộc tấn công nào cũng “có thể xảy ra trong tuần này”.
Video đang HOT
Trong khi đó, người phát ngôn Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) Daniel Hagari cho biết IDF đang theo dõi Iran và Hezbollah “suốt ngày đêm” để đề phòng các cuộc tấn công trả đũa. Trong cuộc họp báo ngày 12/8, ông Hagari cũng lưu ý rằng hiện chưa có thay đổi nào đối với các hướng dẫn an toàn đi lại.
Khu vực Trung Đông đang chứng kiến căng thẳng gia tăng gần đây, đặc biệt sau vụ ám sát thủ lĩnh chính trị phong trào Hamas, ông Ismail Haniyeh, ở Tehran, và chỉ huy quân sự cấp cao của Hezbollah Fuad Shukr ở Beirut (Liban) vào cuối tháng 7 vừa qua. Các nước lo ngại nguy cơ xung đột lây lan ra toàn khu vực và kêu gọi các bên kiềm chế.
Cũng trong ngày 12/8, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức, ông Olaf Scholz, để thảo luận các vấn đề trong khu vực và quan hệ song phương.
Tại cuộc điện đàm, Tổng thống Pezeshkian nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dỡ bỏ các rào cản trong việc cải thiện quan hệ giữa Iran với các nước châu Âu, đồng thời khẳng định Tehran quan tâm phát triển quan hệ với tất cả các nước châu Âu, trong đó có Đức, dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Ông Pezeshkian cũng kêu gọi các nước châu Âu, đặc biệt là Đức, đóng vai trò tích cực trong việc chấm dứt tình trạng Israel vi phạm các hiệp ước và luật pháp quốc tế tại Gaza.
Văn phòng Tổng thống Iran ra tuyên bố nêu rõ việc duy trì và cải thiện hòa bình, ổn định và an ninh khu vực cũng như toàn cầu nằm trong chính sách ưu tiên của Iran. Ông Pezeshkian khẳng định Iran hoan nghênh việc thúc đẩy tương tác với tất cả các nước và nhấn mạnh cần giải quyết vấn đề thông qua đối thoại.
Về phần mình, Thủ tướng Đức chúc mừng ông Pezeshkian đắc cử Tổng thống Iran và cho biết Đức sẵn sàng cải thiện quan hệ song phương trên mọi lĩnh vực.
Ông Scholz cũng nhấn mạnh rằng đảm bảo an ninh và hòa bình là một trong những ưu tiên của Đức đối với khu vực và thế giới, đồng thời khẳng định cần chấm dứt bạo lực và đạt ngừng bắn tại Gaza ngay lập tức.
Xung đột Trung Đông và Ukraine bao trùm hội nghị ngoại trưởng EU
Xung đột leo thang giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas kiểm soát Dải Gaza là một trong những chủ đề thảo luận chính tại Hội nghị ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) dự kiến diễn ra tại Brussels, Bỉ, ngày 11/12.
Người dân tại khu lều tạm ở Rafah, Dải Gaza, ngày 8/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh quan điểm khác nhau về cuộc xung đột Hamas - Israel đã gây ra sự chia rẽ sâu sắc giữa các quốc gia EU. Tại hội nghị lần này, các ngoại trưởng của 27 nước thành viên của khối đang nỗ lực đạt được đồng thuận về các biện pháp ứng phó tiếp theo với cuộc khủng hoảng ở Trung Đông. Trong số những biện pháp dự kiến được đưa ra thảo luận có lệnh trừng phạt tài chính đối với Hamas và lệnh cấm thị thực đối với những người định cư Israel liên quan đến các vụ bạo lực ở Bờ Tây.
Về lệnh cấm thị thực với những người định cư Israel ở Bờ Tây, các nhà ngoại giao EU nhận định việc áp đặt một lệnh cấm như vậy trên toàn EU khó có khả năng thực hiện do một số nước như Áo, CH Séc và Hungary có quan điểm ủng hộ quốc gia Do Thái.
Tại hội nghị, các ngoại trưởng EU cũng dự kiến thảo luận vấn đề hỗ trợ an ninh cho Ukraine. Tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận này có Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba.
Theo kế hoạch, sau hội nghị ngoại trưởng EU, các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên EU sẽ nhóm họp trong hai ngày 14 - 15/12 tại Brussels để thảo luận về chính sách hỗ trợ Ukraine và sửa đổi ngân sách dài hạn của khối. Tình hình Trung Đông cũng nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh EU.
Các hãng hàng không gia hạn ngừng bay đến và đi từ Trung Đông Ngày 12/8, nhiều hãng hàng không trên thế giới thông báo gia hạn đình chỉ các chuyến bay đến và đi từ khu vực Trung Đông. Hãng hàng không Air France và hãng hàng không giá rẻ Transavia - công ty con thuộc Air France tiếp tục gia hạn việc tạm dừng các chuyến bay đến Beirut đến hết ngày 14/8/2024. Ảnh: Getty...